Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, gói kích cầu còn để lại những hệ lụy cho nền kinh tế nhƣ:
Thứ nhất, chính sách đƣợc công bố và thi hành chƣa kịp thời, chƣa đúng đối tƣợng. Quy trình
thủ tục còn rƣờm rà, gây cản trở cao trong quá trình giải ngân, làm giảm hiệu suất của gói kích cầu.
Thứ hai, các dự án vay đầu tƣ đƣợc lập ra có chất lƣợng thấp hoặc triển khai kém, giải ngân
không đúng mục đích vay, sẽ làm thất thoát, lãng phí các nguồn vốn vay, gia tăng gánh nặng nợ nần và các hiện tƣợng “đầu cơ nóng” với những hệ quả đắt đỏ. Mặt nữa là việc kiểm soát nguồn vốn vay của chính phủ cũng chƣa đạt hiệu quả. Các doanh nghiệp vay và sử dụng nguồn vốn vay nhƣ thế nào thì cũng chƣa có một văn bản chính sách nào hƣớng dẫn, theo dõi và kiểm soát.
Thứ ba, việc hỗ trợ cứu vãn những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, những doanh nghiệp không có
năng lực thực sự làm tổn hại đến nền kinh tế, gây tổn hại đến sức cạnh tranh, làm cho thị trƣờng lạc hậu, yếu kém.
Thứ tư,là hiện tƣợng bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, khu vực kinh tế và các địa
phƣơng… làm cho gói kích cầu không thực sự đạt hiệu quả cao do “kích” không trúng đích.
Thứ năm, gây bội chi ngân sách, tăng áp lực lạm phát trong trung và dài hạn. Chính sách kích
cầu của chính phủ Việt Nam chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề trong ngắn hạn mà quên đi rằng, sau khi vƣợt qua các vấn đề trong ngắn hạn này thì sẽ phải đối mặt với các vấn đề khác trong trung và dài hạn. Lúc đó lại phải giải quyết… cứ nhƣ thế tạo nên một vòng luẩn quẩn phải giải quyết, không tạo ra một hƣớng phát triển mới cho nền kinh tế, tốc độ tăng trƣởng tuy sẽ tăng nhƣng không bền vững về lâu dài.
CHƢƠNG 5 : BÀI HỌC – ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ VIỆT NAM CHỐNG KHỦNG HOẢNG TRONG TƢƠNG LAI
Cho đến lúc này, chúng tôi đã phân tích rất kỹ trên nhiều phƣơng diện của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến Việt Nam , từ việc phân tích tác động cuộc khủng hoảng toàn cầu đến Việt Nam, sự cần thiết của gói kích cầu, cho đến việc ”mổ xẻ” gói kích cầu, đƣa ra các biện pháp nên kích cầu ở đâu cho hợp lý rồi đến phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của gói kích cầu, tất cả chỉ nhằm mục đích duy nhất: Mục tiêu đƣa ra những đề xuất để Việt Nam chống khủng hoảng thành công trong tƣơng lai, ít bị tác động nặng nề bởi cuốc khủng hoảng toàn cầu đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang gia nhập vào thị trƣờng tài chính một cách mạnh mẽ. Để đạt đƣợc múc tiêu quan trọng trên, ngoài việc chúng tôi tiến hành phân tích mổ xẻ gói kích cầu của những nƣớc khác để thấy đƣợc triết lý hiện đại trong biện pháp chống suy thoái, chúng tôi đặc biệt nhận thấy rằng chính phủ phải đặc biệt giải quyết triệt để những ”căn bệnh” dƣới đây để xây dựng một nền kinh tế hiện đại, vững chắc. Đây mới chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế Việ Nam ít chịu tác động từ cuốc khủng hoảng. Và khi bị tác động đến nền kinh tế thì sẽ có những biện pháp kịp thời, hợp lý để chống khủng hoảng.