Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tạo chuyển biến cơ cấu kinh tế đất nƣớc, nhƣng vốn là nền kinh tế nông nghiệp, và công nghiệp gia công, lắp ráp là chủ yếu, tuy giá trị xuất khẩu chiếm đến gần 80% GDP, nhƣng đầu vào của hàng xuất khẩu của ta phần lớn là nguyên vật liệu nhập khẩu, nên giá trị ròng của xuất khẩu rất thấp. Ngay nhƣ gạo, cà phê, hạt điều mà Việt Nam đã chiếm vị trí xuất khẩu thứ hai, thứ ba thế giới, thì chi phí sản xuất gồm xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu nhập khẩu v.v.. cũng chiếm tỷ lệ rất lớn. Phần giá trị ròng ngoại tệ thu lại không lớn. Nhƣ vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chƣa xây dựng đƣợc các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu. Do đó, chúng ta cần có những nỗ lực rất mạnh mẽ để nâng tầm cạnh tranh công nghiệp thông qua tăng cƣờng giá trị gia tăng công
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang những ngành hàng sử dụng công nghệ cao, tăng cƣờng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ trung – cao.
5.3 Bài học 3 - Bài học từ gói kích cầu các nước - một bước đổi mới trong tư duy
Trong cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua, chúng tôi nhận thấy căn bản chính phủ các nƣớc đã hoàn thành tốt các gọi kích cầu để kích thích nền kinh tế phát triển, vƣợt qua giai đoạn suy thoái. Tuy mỗi nƣớc tùy từng hoàn cảnh khác nhau, mứ độ bị tác động trầm trọng khác nhau nhƣng tất cả đều có một điểm chung đó là hính phủ các nƣớc đã tiến hành các biện pháp một cách mạnh mẽ, dứt khoát, kịp thời hơn để đối phó với cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên vấn đề không đơn giản chỉ dừng lại ở đây. Ngụ ý từ các gói kích cầu của họ dƣờng nhƣ đã thay đổi lý thuyết truyền thống trong kinh tế vĩ mô, tiến lên một bƣớc mới trong việc kích thích nền kinh tế chống khủng hoảng. Vậy quan điểm sâu xa đó là gì? Trƣớc tiên chúng ta hãy cùng phân tích lại các biện pháp chống suy thoái ở các nƣớc tiên tiến nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nƣớc có điều kiện kinh tế giống nhƣ Thái Lan, Indonexia...
5.3.1 Các biện pháp chống suy thoái ở một số nƣớc
Ngày 17-2-2009, Tổng thống Mỹ đã ký Luật tái đầu tƣ và phục hồi Mỹ (ARRA) với tổng trị giá 787 tỷ USD, bằng 6% GDP của nƣớc Mỹ. Mục tiêu của gói kích thích kinh tế thứ 2 này là nhằm tạo 3,5 triệu việc làm, giảm nhẹ tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng đối với ngƣời thu nhập thấp; kích thích đầu tƣ và tiêu dùng để phục hồi tăng trƣởng kinh tế trong 2 năm tới. 65% giá trị của gói kích thích này là đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và 35% là giảm thuế. Nhƣ vậy, cho đến nay, tổng trị giá gói kích thích kinh tế của Mỹ qua các đợt đã lên đến 2.250 tỷ USD.
Các nƣớc EU cũng triển khai các gói kích thích kinh tế lớn để đối phó với khủng hoảng. EU khuyến nghị các nƣớc thành viên cam kết không giảm ngân sách, thực hiện sớm kích cầu thông qua giảm thuế, tăng cho vay ngắn hạn, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, giảm chi phí hành chính và tăng cƣờng đổi mới công nghệ. Là một trong những nền kinh tế đầu tàu của EU, tháng 12-2008, Đức chi các gói cứu trợ kinh tế đầu tiên với 31 tỷ USD, gói thứ hai 50 tỷ USD đƣợc Hạ viện thông qua ngày 13-2-2009, tập trung vào xây dựng trƣờng học, đầu tƣ đƣờng bộ, đƣờng sắt, internet băng thông rộng, xây dựng, khai thác các nguồn năng lƣợng sạch.
Ngay từ đầu khủng hoảng, Chính phủ Pháp liên tiếp đã đƣa ra những biện pháp đối nội và đối ngoại để để đối phó với khủng hoảng. Dành 26 tỷ ơ-rô để đầu tƣ vào 1.000 dự án ƣu tiên trong các lĩnh vực: kết cấu hạ tầng đƣờng bộ và đƣờng sắt; xây dựng nhà ở xã hội; quốc phòng và an sinh; giáo dục bậc cao và nghiên cứu; bảo tồn bảo tàng. Ngoài biện pháp hỗ trợ bán ô tô
thông qua việc thƣởng 1.000 euro cho những ngƣời mua ô tô sạch, chính phủ dành 7,8 tỷ ơ-rô để hỗ trợ hai doanh nghiệp sản xuất ô tô PSA (Peugeot) và Renault. Tây Ban Nha cũng nhanh chóng thành lập Quỹ đặc biệt kích thích kinh tế và tạo công ăn việc làm của nhà nƣớc với nguồn vốn 11 tỷ ơ-rô nhằm mục tiêu tạo ra 300.000 việc làm mới trong năm 2009.
Trong các nền kinh tế châu Âu, Anh là nền kinh tế không sử dụng đồng ơ-rô (eurozone), và có cấu trúc, cách thức phát triển tƣơng đối giống Mỹ, nên chịu tác động của khủng hoảng mạnh nhất trong nhóm các nƣớc G20. Ngay từ tháng 9-2008, nƣớc này đã đƣa ra kế hoạch giải cứu tổng thể đầu tiên với 400 tỷ bảng nhằm cung cấp tín dụng, tiếp quản một số ngân hàng lớn có nguy cơ đổ vỡ… Tiếp đến, tháng 11-2008, đƣa ra gói giải pháp kích cầu trị giá 20 tỷ bảng nhằm giảm thuế VAT; tăng chi của chính phủ, điều chỉnh một số chính sách thuế với doanh nghiệp; an sinh xã hội.
Mặc dù hệ thống ngân hàng của Nhật Bản hiện nay không bị nguy cơ đổ vỡ nhƣ của Mỹ và EU, nhƣng các ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế bị đình trệ do xuất khẩu sụt giảm mạnh. Đến nay, Nhật Bản đã công bố gói kích thích kinh tế 117 tỷ USD trong quý 4/2008 với mục tiêu tạo 1,5 triệu việc làm trong 3 năm, hỗ trợ tiêu dùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ; giảm thuế, đầu tƣ phát triển giao thông, trợ giá nhiên liệu, lƣơng thực….
Để đối phó với khủng hoảng, chính phủ Hàn Quốc đã nhanh chóng thực hiện “chính sách kinh tế - xã hội mới” với chi phí 38 tỷ USD, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng để tăng việc làm, tạo điều kiện cho ngành xây dựng cũng nhƣ kinh tế địa phƣơng phát triển. Ngoài ra chính phủ nƣớc này đã tuyên bố kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xanh để tạo 96 ngàn việc làm cho đến năm 2012. Hàn Quốc muốn thông qua những kế hoạch này trƣớc mắt là tạo việc làm, song về lâu dài để nhằm củng cổ các nền tảng cho sự phát triển sau khủng hoảng.
Trung Quốc gây ngạc nhiên cho toàn thế giới khi công bố gói kích thích tài chính trị giá 4000 tỷ NDT (tƣơng đƣơng 586 tỷ USD) đến năm 2010 với 10 giải pháp và các hạng mục đầu tƣ khá rạch ròi, bao gồm: xây dựng các công trình đảm bảo đảm đời sống, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đƣờng sắt, đƣờng bộ, sân bay; tăng chi cho phát triển y tế, giáo dục, môi trƣờng sinh thái; phục hồi khu vực động đất; điều chỉnh cơ cấu; cải cách chính sách thuế giá trị gia tăng; cải tạo kỹ thuật, giảm thuế cho các doanh nghiệp, tăng mức hỗ trợ tài chính - tiền tệ. Chính sách kích cầu của Trung Quốc nhìn chung khá linh hoạt và tỏ ra có hiệu quả bƣớc đầu. Có sự phân biệt đối tƣợng hƣởng thụ chính sách, không tràn lan, hƣớng nhiều đến cải cách hành chính, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông thôn, lao động, việc làm và y tế, giáo dục.
Các nƣớc ASEAN chƣa chịu tác động trực tiếp, nhƣng khủng hoảng tài chính đã làm bộc lộ điểm yếu của các nƣớc này là lệ thuộc nhiều vào thị trƣờng xuất khẩu (Mỹ, châu Âu) và chƣa thực sự chú trọng thị trƣờng trong nƣớc. Vì vậy, các biện pháp kích thích của các nƣớc đều
hƣớng vào kích thích nhu cầu trong nƣớc; giải quyết việc làm, tăng cƣờng đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.Cụ thể là: Sing-ga-po đã đƣa kế hoạch phục hồi kinh tế trị giá 13,7 tỷ USD chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh; Thái Lan thực hiện gói kích thích kinh tế 8,7 tỷ USD với trọng tâm nhằm tăng sức tiêu thụ trong nƣớc, hỗ trợ nông dân, xuất khẩu, du lịch, giảm chi phí dịch vụ công, tạo công ăn việc làm; In-đô-nê-xi-a đang triển khai chƣơng trình kích thích kinh tế 6,3 tỷ USD nhằm miễn thuế VAT cho 17 lĩnh vực ƣu tiên, tạo việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp tƣ nhân. Phi-li-pin kích thích kinh tế với 6,3 tỷ USD, tập trung đầu tƣ công cho phát triển hạ tầng và nông nghiệp, tăng cƣờng an sinh xã hội, y tế, giáo dục…
Nhận xét:
Đặc điểm của gói kích cầu của khối Anh-Mỹ là ra đời sau một gói cứu trợ ngành ngân hàng. Do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ khu vực các nƣớc phát triển, tác động đặc biệt to lớn lên những thị trƣờng tài chính Anh - Mỹ, nên các nƣớc này phải lựa chọn giải pháp ứng cứu ngành kinh doanh bị tổn thất nặng nề trƣớc và hy vọng giảm nhẹ tác động lây lan của nó. Sau khi tạm thời bình thƣờng hóa đƣợc hoạt động của khối ngân hàng, các nƣớc này mới đƣa ra chƣơng trình kích thích kinh tế của mình. Đặc điểm của gói kích thích này là nhắm vào kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa, chú trọng vào giảm các dòng thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp...).
Nhìn chung, các gói kích thích kinh tế kiểu Mỹ và châu Âu nhắm vào duy trì vào tái tạo việc làm - thị trƣờng bị tác động nặng nề trong khủng hoảng và làm ảnh hƣởng đến tổng cầu xã hội, cố gắng kích cầu cá nhân. Các khoản hỗ trợ thuế trực tiếp cho doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong gói kích thích kinh tế này. Có thể gọi, đây là trƣờng phái kích cầu tiêu dùng cá nhân trực tiếp (trƣớc gói kích cầu này Mỹ đã từng đƣa ra một chƣơng trình kích cầu là đập xe cũ mua xe mới - clash for clunkers).
Kích cầu kiểu Trung Quốc là một chƣơng trình tái thiết hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ. Phần lớn nhất chƣơng trình kích cầu đƣợc Ngân hàng Thế giới (WB) ƣớc tính khoảng 586 tỉ đô la Mỹ (khoảng 12% GDP năm 2009 của Trung Quốc) nhắm vào xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông (trong đó các chƣơng trình xây dựng các tuyến xe lửa rất gây ấn tƣợng với các nƣớc phƣơng Tây), xây dựng hạ tầng nông thôn, tái thiết sau động đất. Phần còn lại của gói kích cầu này nhắm vào cải thiện công nghệ, xây dựng nhà ở, cải thiện hệ thống y tế, năng lƣợng và môi trƣờng. Gói kích cầu này không đi trực tiếp vào hỗ trợ doanh nghiệp, nhƣng cũng không đi trực tiếp vào nâng sức cầu nội địa, mà là nhắm vào chi tiêu cho các dự án hạ tầng lớn và lợi ích sẽ chuyển vào các doanh nghiệp nhanh hơn.
Mô hình kích cầu của khối Anh - Mỹ diễn ra sau một gói cứu trợ hệ thống ngân hàng, trong đó gói cứu trợ ngành ngân hàng của Mỹ lên đến 700 tỉ đô la. Sau đó, hệ thống này mới tiến
hành gói kích cầu kinh tế. Trong khi đó, mô hình của nhóm Việt Nam - Trung Quốc là không có gói hỗ trợ ngân hàng. Nguyên nhân là vì khủng hoảng tài chính không tác động trực tiếp đến nhóm ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc, ngân hàng không bị thua lỗ do các khoản nợ thứ cấp và các khoản đầu tƣ tài chính. Khủng hoảng ở Mỹ tác động trƣớc tiên là đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính, góp phần làm bất ổn kinh tế nên Mỹ phải giải quyết vấn đề này trƣớc. Tiếp theo họ phải gia tăng tổng cầu nội địa và tạo ra việc làm mới vì tổng cầu sụt giảm là nguyên nhân khiến kinh tế Mỹ suy yếu.
Trung Quốc lựa chọn đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng làm thế mạnh kích cầu vì nƣớc này chọn dựa vào nguồn cầu nội địa để vƣợt khủng hoảng chứ không chọn dựa vào nguồn cầu nƣớc ngoài quá nhiều để kích thích tăng trƣởng trong bối cảnh thị trƣờng xuất khẩu thế giới đang xấu đi. Theo số liệu của WB, nguồn cầu nội địa đã góp phần lớn nâng đỡ kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trƣởng ấn tƣợng trong năm 2009, trong đó đầu tƣ vào dự án hạ tầng của chính phủ đóng vai trò chính để thúc đẩy tăng trƣởng. Số liệu của Trung Quốc cho thấy trong khi tình hình việc làm tiếp tục xấu đi trong khu vực xuất khẩu và cũng ảm đạm trong khu vực công nghiệp (do một số ngành công nghiệp nhƣ xi măng, sắt thép, nhôm có dấu hiệu dƣ thừa công suất và buộc chính phủ phải “can thiệp”), việc làm mới đƣợc tạo ra nhiều trong khu vực dịch vụ, xây dựng và khu vực nhà nƣớc. Rõ ràng trong năm 2009, Trung Quốc dùng phƣơng thức kích thích kinh tế hƣớng vào chi tiêu rất lớn cho các dự án hạ tầng để tạo ra việc làm và nâng đỡ tăng trƣởng. Ở góc độ tạo ra việc làm mới một cách trực tiếp thông qua các chƣơng trình chi tiêu của chính phủ, chúng ta tìm thấy sự tƣơng đồng ở Trung Quốc và Mỹ.
Trong khi đó, mô hình tăng trƣởng của Việt Nam lại bị ảnh hƣởng nhiều bởi tổng cầu nƣớc ngoài do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, do đó bản thân Việt Nam không lựa chọn tăng tổng cầu nội địa mà chọn duy trì nhân tố đƣợc chính phủ đánh giá là quan trọng của nền kinh tế là các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc (mà phần không nhỏ là các DNNN) và doanh nghiệp nhắm về xuất khẩu.
Việt Nam vì vậy đã thực hiện việc duy trì một thị trƣờng việc làm ổn định thông qua hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. Có kích cung hay không thì có thể cần bàn nhƣng rõ ràng duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu phá sản và thất nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì qua cơn nguy khó chờ sức cầu tăng lại là một quyết định tạm cho là thành công cho đến lúc này. Một cách nào đó, chúng ta đã đặt cƣợc vào khả năng khôi phục của sức cầu từ bên ngoài hơn là tự tạo ra sức cầu mới bên trong nền kinh tế. Đây có thể nói là một lựa chọn phòng thủ thay vì tấn công nhƣ trong bóng đá. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế giống nhƣ kiểu một trận đấu đang bế tắc, Trung Quốc và Mỹ lựa chọn tìm kiếm giải pháp tấn công mới, mô hình hỗ trợ (tạo tăng trƣởng GDP mới), khai thông thế trận mới, trong khi Việt Nam lựa chọn phòng thủ và
duy trì lối chơi truyền thống (mô hình tăng trƣởng vẫn dựa vào xuất khẩu), chờ đợi cơ hội. Khó có thể nói là lựa chọn nào là hoàn toàn đúng, vì vấn đề còn phụ thuộc vào thực lực của từng đội. Liệu rằng ngân sách của Việt Nam có thể bền vững nếu lựa chọn giải pháp nhƣ Mỹ và Trung Quốc? Trong bóng đá phải dựa vào thực lực của cầu thủ mình để lựa chọn chiến thuật. Thể lực không đủ thì sao có thể thực hiện bóng đá tổng lực? Nhƣng thực lực đủ mà không dám đá tổng lực thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội đáng tiếc.
5.3.2 Bài học từ biện pháp chống khủng hoảng các nƣớc- một bƣớc đổi mới trong tƣ duy mới trong tƣ duy
Thông qua việc phân tích các biện pháp chống khủng hoảng các nƣớc, chúng tôi nhận ra sự tham vọng và quan điểm, suy nghĩ sâu xa trong gói biện pháp kích cầu chống suy thoái từ chính phủ các nƣớc mà đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp...những nƣớc hiện đại nhất hiện nay đó chính là mục tiêu sâ xa của họ khi chống khủng hoảng. Họ đặt mục tiêu kích cầu, kích thích nền kinh tế vƣợt qua khủng hoảng trong 2,3 năm với lƣợng tiền kích cầu rất lớn thông qua đầu tƣ cơ sở hạ tầng, dựng trƣờng học, đầu tƣ đƣờng bộ, đƣờng sắt, internet băng thông rộng, xây dựng, khai thác các nguồn năng lƣợng sạch, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, giảm