Bên cạnh những mặt tiêu cực cần phải khắc phục sau khi thực hiện gói kích cầu, thì chúng ta cũng thừa nhận những mặt tích cực sau:
Thứ nhất, có thể nói, gói kích cầu trƣớc hết tạo ra hiệu ứng tâm lý tích cực, có tác dụng nhƣ một
“chiếc phao” cứu sinh làm gia tăng tức thời lòng tin của các doanh nghiệp, các ngân hàng, nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế vào trách nhiệm và quyền năng của Nhà nƣớc trong việc giải cứu các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cũng nhƣ vào triển vọng thị trƣờng và môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc…
Thứ hai, trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc các nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ
hơn, từ đó giảm bớt các chi phí kinh doanh, góp phần giảm giá, tăng cạnh tranh, tăng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trên thị trƣờng. Nhiều doanh nghiệp nhận đƣợc sự hỗ trợ kịp thời của “gói kích cầu” đã có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất, từ đó góp phần giảm bớt áp lực thất nghiệp và đảm bảo ổn định xã hội.
Thứ ba, không xảy ra tình trạng thất nghiệp ở khu đô thị, các khu công nghiệp… Sức cầu lao
động và tiền lƣơng đang có xu hƣớng tăng. Chính vì thế mà nhu cầu tiêu dùng cá nhân tăng trở lại.( Xem Hình 32 phụ lục 1)
Thứ tư, trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã
hội, duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã hội cả hiện tại, cũng nhƣ tƣơng lai.
Thứ năm, ổn định nền kinh tế vĩ mô. Nền kinh tế chạm đáy suy giảm tăng trƣởng trong quý
I/2009 (GDP tăng 3,1%), sau đó, liên tục cải thiện tốc độ ở các quý sau. Kinh tế Việt Nam chính thức thoát đáy từ cuối quý I/2009 với mức tăng 3,9%.Tốc độ tăng trƣởng GDP quý II đạt 4,5% và quý III đạt 5,8%. Xu hƣớng phục hồi tăng trƣởng là khá vững chắc. Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng GDP cả năm 2009 đạt 5,32%, vƣợt mục tiêu điều chỉnh 0,2% và trở thành một trong những quốc gia có mức tăng trƣởng GDP cao nhất trong khu vực. Các chỉ số tƣơng ứng của giá trị sản xuất công nghiệp cũng phản ánh rõ ràng một xu thế lạc quan nhƣ vậy: 3,2%; 7,6% và 8,5%. Đóng góp tích cực vào tăng trƣởng chung của nền kinh tế là các lĩnh vực thƣơng mại, xây dựng cơ bản và sản xuất công nghiệp. Lạm phát đƣợc kiểm soát dƣới 7% so với tháng 12-2008. Hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng ổn định hơn. Lãi suất và tỷ giá hối đoái đƣợc điều chỉnh tƣơng đối linh hoạt, phù hợp tình hình thị trƣờng. (Xem Hình 33 phụ lục 1)
Thứ sáu, giúp các ngân hàng cải thiện hoạt động huy động và cho vay tín dụng của mình. Sự ổn
định và hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng trong khi gia tăng dòng tiền bơm vào thị trƣờng là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định kinh tế vĩ mô và gia tăng các hoạt động đầu tƣ xã hội. Những hoạt động xúc tiến đầu tƣ và thƣơng mại quốc gia đƣợc tài trợ từ “gói kích cầu” nếu
thực hiện có hiệu quả cũng sẽ có tác động tích cực đến tăng dòng vốn chảy vào và mở rộng thị trƣờng đầu ra cho doanh nghiệp và nền kinh tế, từ đó trực tiếp góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.