Xét về tính chất ngắn hạn

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu – hướng đi cho việt nam đối phó với khủng hoảng (Trang 64 - 66)

Gói giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế - gói kích cầu, đƣợc áp dụng từ tháng 12-2008 đến nay đã có tác dụng tích cực, nhất là giải pháp hỗ trợ tín dụng 4% lãi suất vốn lƣu động trong tám tháng. Cơ chế hỗ trợ lãi suất đƣợc triển khai kịp thời, nhanh chóng, đúng đối tƣợng và có tính giám sát cao của các cơ quan hữu quan và đối tƣợng thụ hƣởng. Vì thế, đã sớm tạo lòng tin, sự đồng thuận và động lực cho doanh nghiệp và ngƣời dân thực hiện các giải pháp kích thích kinh tế của Chính phủ. Hơn nữa, còn tạo thanh khoản mạnh mẽ cho nền kinh tế, làm tăng tổng cầu và tạo điều kiện trực tiếp cho nhiều doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn về vốn lƣu động để "bám giữ" thị trƣờng, tăng số chỗ làm mới cho nền kinh tế. Song, tất cả những giải pháp đang

thực thi cũng chỉ mang "tính chất sơ cứu" của thời kỳ suy giảm tăng trƣởng, vấn đề đặt ra là gắn các giải pháp ngắn hạn với mục tiêu kinh tế trung - dài hạn nhƣ thế nào chính là bài toán của thời kỳ "hậu suy giảm", nó không chỉ có ý nghĩa cho giai đoạn này, mà sẽ tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn "tăng tốc" tiếp theo.

TÓM LẠI, nếu dựa trên những tiêu chí là kịp thời, đúng đối tƣợng và ngắn hạn nhƣ vừa

phân tích ở trên thì gói kích cầu của chính phủ Việt Nam là không thành công. Mặc dù đã tạo ra đƣợc những tâm lý, những hiệu ứng khả quan, giúp đỡ đƣợc những doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn đối mặt với phá sản, duy trì đƣợc việc làm và tăng trƣởng kinh tế khá ổn định. Nhƣng nhìn chung, gói kích cầu đã không hoàn thành sứ mệnh của một gói kích cầu. Tốc độ thực hiện các chính sách, tốc độ giải ngân nhƣ vậy vẫn còn là quá chậm, không theo kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế. Gói kích cầu chỉ mang tính chất cứu vãn tình thế chứ chƣa thực sự kích thích tăng trƣởng kinh tế. Trong vấn đề thực hiện cũng còn gặp phải những bất cập. Gói hỗ trợ lãi suất 4% tuy phát huy công dụng cao nhất trong gói kích cầu nhƣng cũng làm phát sinh tình trạng không công bằng giữa các doanh nghiệp đƣợc vay và không đƣợc vay vốn hỗ trợ lãi suất, tạo ra môi trƣờng kinh doanh bất bình đẳng. Các thủ tục hành chính còn quá rƣờm rà, phức tạp, gây cản trở trong quá trình thực hiện chính sách, gây đến hiệu quả tác động là không kịp thời. Về đối tƣợng trong gói kích cầu, thì chính phủ chỉ tập trung cho các doanh nghiệp (mà tỷ lệ doanh nghiệp nhà nƣớc là không nhỏ). Tuy giúp đỡ đƣợc rất nhiều doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, duy trì và ổn định việc làm, năng lực sản xuất…nhƣng hiệu quả là không cao. Chỉ phần ít số doanh nghiệp (20%) là tiếp cận đƣợc với những chính sách này. Hơn nữa, số doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích là không nhiều. Phần lớn là nhằm cứu vãn tình thế nguy kịch trong ngắn hạn, giúp giảm phá sản. Nhiều doanh nghiệp có động thái ỷ lại, không chịu đầu tƣ, mở mang sản xuất…làm phản tác dụng của gói kích cầu và gây những hệ lụy không nhỏ về sau mà nền kinh tế phải giải quyết. Thiết nghĩ, nếu nhƣ chính phủ “kích” đúng chỗ (chi cho tiêu dùng, đầu tƣ xây dựng cơ bản…), với chính sách và quy mô hợp lý hơn thì hiệu quả của gói kích cầu lần này không chỉ dừng lại ở việc ổn định việc làm và giúp đỡ các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn. Có lẻ, chính phủ nên tham khảo chính sách đối phó của một số nƣớc tiên tiến trên thế giới để tìm ra những chính sách phù hợp cho đất nƣớc. Về tính chất ngắn hạn trong gói kích cầu lần này, nhìn chung thì gói kích cầu vẫn chƣa hoàn thành sứ mệnh. Chỉ có duy nhất gói hỗ trợ lãi suất 4% là đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Tuy vậy nó vẫn còn để lại áp lực lạm phát, bội chi ngân sách và có thể nó lại là vấn đề cần phải đối phó trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu – hướng đi cho việt nam đối phó với khủng hoảng (Trang 64 - 66)