Bài học từ cuộc chống suy thoái ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu – hướng đi cho việt nam đối phó với khủng hoảng (Trang 83 - 116)

Bên cạnh bài học gói kích cầu nên chuyển từ kích cầu khu vực xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa (bài học 2), gia tăng chi tiêu chính phủ vào các cơ sở hạ tầng,giáo dục, y tế, công nghệ (bài học 3.2) chúng tôi còn rút ra những bài học sau từ gói kích cầu Việt Nam:

Những khiếm khuyết trong cơ cấu kinh tế

Mô hình phát triển của nền kinh tế nƣớc ta trong nhiều năm qua là mô hình hƣớng ngoại, dựa nhiều vào xuất khẩu (khoảng 60 - 70% GDP), nhập khẩu (hơn 90% GDP) và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài (vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài chiếm 16% tổng số vốn đầu tƣ toàn xã hội của những năm 2000-2005 và hơn 20% những năm gần đây. Nếu tính cả đầu tƣ gián tiếp thì tỷ lệ này lên đến 30%). Thu ngân sách nhà nƣớc từ thu nội địa chỉ chiếm hơn 50%, còn lại là thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu. Mô hình này chỉ có thể phù hợp trong điều kiện bình thƣờng, nhƣng lại khiến nền kinh tế và nền tài chính, tài khóa trong nƣớc bị tổn thƣơng khi kinh tế thế giới có sự biến động và lâm vào tình trạng bất ổn.

Tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua chủ yếu tăng trƣởng theo chiều rộng. Sự gia tăng của yếu tố năng suất tổng hợp còn quá nhỏ. Theo tính toán nếu tốc độ tăng

trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 1998-2002 là 6,2% thì yếu tố năng suất tổng hợp chỉ đóng góp 1,4%; giai đoạn 2003-2008 có tăng hơn cũng chỉ đạt 2,07% trong mức tăng trƣởng kinh tế bình quân 7,89%/năm. Ðiều đó chứng tỏ chất lƣợng tăng trƣởng chƣa cao, chƣa tăng trƣởng theo chiều sâu. Sự gia tăng của chất lƣợng lao động, chất lƣợng máy móc, công nghệ, vai trò quản lý và tổ chức sản xuất chƣa tƣơng xứng trong mức tăng trƣởng kinh tế (GDP). Trình độ công nghệ ở Việt Nam thấp so với nhiều nƣớc trong khu vực. Yếu tố đóng góp chủ yếu cho tăng trƣởng kinh tế là vốn và lao động. Vốn đầu tƣ toàn xã hội đã lên đến hơn 40% GDP, có năm đã là 44%. Ðó là tỷ lệ khá cao và khó mà cao hơn đƣợc nữa. Rõ ràng, nguồn vốn dành cho đầu tƣ ngày càng lớn nhƣng hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ có chiều hƣớng giảm thấp vào những năm gần đây. Hệ số ICOR năm 2005 là 4,6; năm 2006 là 5,01, 2007 là 5,20, năm 2008 là 6,66. Có nhà kinh tế đã tính toán hệ số ICOR tính theo vốn đầu tƣ thực hiện toàn nền kinh tế là 5,2 thì riêng kinh tế nhà nƣớc là 7,8, trong khi kinh tế ngoài nhà nƣớc là 3,2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn rất cấp bách. Ðể đạt đƣợc mục tiêu đó cần phải tái cơ cấu vốn đầu tƣ, tái cơ cấu đầu tƣ ngay từ bây giờ và chuẩn bị cho Việt Nam ngay sau khi ra khỏi suy thoái. Cũng cần phải nói thêm là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nƣớc ta (nhất là vốn FDI) còn quá thấp, các nút thắt tăng trƣởng nhƣ cơ sở hạ tầng giao thông, điện, chất lƣợng nguồn nhân lực vẫn chƣa đáp ứng đƣợc sự phát triển của nền kinh tế.

Trong suy thoái kinh tế, các yếu kém của tài chính nhà nƣớc đã bộc lộ khá rõ, nhất là yếu kém về quản lý và tính minh bạch. Sự lãng phí và thất thoát ngân quỹ nhà nƣớc diễn ra ngày càng phức tạp. Chất lƣợng và hiệu quả sử dụng ngân quỹ nhà nƣớc có xu hƣớng giảm. Nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc năm 2009 và có thể cả những năm tiếp theo có nguy cơ hụt giảm do tác động của cả ba nhóm yếu tố là suy giảm kinh tế; giá dầu thô giảm và thực hiện các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế các loại. Thu ngân sách giảm, nhƣng chi ngân sách vẫn duy trì ở mức đã đƣợc duyệt, thậm chí có không ít nhu cầu, nhiệm vụ chi mới, trong khi nguồn dự trữ quá mỏng, buộc chúng ta phải tăng mức bội chi ngân sách và nguồn bù đắp bội chi là các khoản vay trong nƣớc và ngoài nƣớc, trong đó chủ yếu vay trong nƣớc. Vấn đề đặt ra là từng bƣớc cơ cấu lại các khoản chi, bảo đảm chi ngân sách nhà nƣớc tập trung cho những mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, cho phát triển và duy trì hạ tầng kinh tế, cắt giảm mạnh những khoản chi chƣa thật cần thiết. Xã hội hóa nhiều hoạt động kinh tế và xã hội, thay đổi căn bản cơ cấu chi ngân sách nhà nƣớc.

Tái cơ cấu nền kinh tế

Dƣới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bài học đƣợc rút ra quan trọng cho nền kinh tế nƣớc ta là sự bất cập của mô hình tăng trƣởng kinh tế theo chiều ngang, chủ yếu dựa vào sự tăng vốn đầu tƣ, sử dụng lao động rẻ, khai thác tài nguyên thô và gia công hàng xuất khẩu...

Trong khi các quốc gia khác nhƣ Trung Quốc và ASEAN đã có những nỗ lực rất mạnh mẽ để nâng tầm cạnh tranh công nghiệp thông qua tăng cƣờng giá trị gia tăng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang những ngành hàng sử dụng công nghệ cao, tăng cƣờng tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ trung – cao, Việt Nam trong suốt gần một thập niên đầy những biến động về xu thế cạnh tranh toàn cầu, dƣờng nhƣ không có bất kỳ một sự thay đổi nào về năng lực cạnh tranh công nghệ. Nƣớc ta vẫn dựa vào lợi thế cạnh tranh so sánh truyền thống trong những ngành công nghiệp hàm chứa ít công nghệ, có giá trị gia tăng thấp nên dễ bị tổn thƣơng, đã đƣợc bộc lộ rõ nét trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008. Đồng thời, tỷ trọng sản xuất cũng nhƣ xuất khẩu những ngành hàm lƣợng công nghệ trung và cao rất thấp, thậm chí kém xa các nƣớc khác trong khu vực ở thời điểm cách đây từ 10 đến 20 năm, với cùng trình độ phát triển và nguồn lực tƣơng đƣơng.

Yêu cầu khách quan về tái cơ cấu kinh tế theo hƣớng nâng cao khả năng cạnh tranh khi mở cửa, hội nhập mạnh hơn, nhất là sau đợt khủng hoảng này, là những thách thức mới ,đòi hỏi những đột phá mới trong nhận thức, trong tổ chức quản lý của mỗi cấp, từ nhà nƣớc đến doanh nghiệp.

Mức độ và hiệu quả của tái cơ cấu nền kinh tế lại phục thuộc vào việc giải quyết các “nút thắt” của nền kinh tế, đó là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ và bộ máy quản lý hành chính. Thực tế cho thấy, việc thực hiện các chính sách để giải quyết các nút thắt này luôn mang lại những tín hiệu tốt cho dài hạn và không làm méo mó toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, một khi nền kinh tế đã khôi phục trở lại, cần chuyển sang ƣu tiên đầu tƣ để giải tỏa các nút thắt trên.

Vấn đề trọng tâm của giai đoạn "sau suy giảm" là tổ chức lại nền kinh tế nhằm chuyển nền kinh tế từ tính chất gia công sang sản xuất; tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; chuyển nền kinh tế từ lệ thuộc sang tƣơng thuộc trong quá trình hội nhập nhằm xác lập vị thế của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ "hậu khủng hoảng" của thế giới với sự dự báo sẽ diễn ra cuộc chạy đua nhằm thay đổi trật tự kinh tế quốc tế trong quan hệ toàn cầu và khu vực. Do đó, Chính phủ cần có một Chƣơng trình tổng thể để thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế theo hƣớng nâng cao sức cạnh tranh, với một lộ trình rõ ràng, có mục tiêu định lƣợng cụ thể, kèm theo các chính sách kinh tế, tài chính bảo đảm cho việc thực thi các mục tiêu đề ra. Một chƣơng trình nhƣ vậy cần đƣợc ban hành sớm để thực hiện từ năm 2010 nhằm hỗ trợ và định hƣớng đầu tƣ cho doanh nghiệp ngay từ giai đoạn phục hồi, góp phần đƣa nền kinh tế bƣớc sang giai đoạn hồi phục theo hƣớng bền vững.

Cần xác định cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, phù hợp với thế mạnh, tiềm năng của từng địa phƣơng, vùng miền, để có cách chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, tránh tình trạng chuyển dịch cơ cấu một cách khiên cƣỡng, hình thức, theo phong trào. Đã đến lúc chú trọng đến chuyển

dịch cơ cấu lao động và mối quan hệ giữa cơ cấu ngành và cơ cấu lao động. Nếu vẫn còn quá nửa lao động là lao động nông nghiệp, sống ở nông thôn thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chƣa thể đạt đƣợc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, tổng dƣ nợ tín dụng, tổng phƣơng tiện thanh toán mới đã tăng trên 11%, dự kiến cả năm tăng 25%, cao gấp 5 lần tốc độ tăng trƣởng GDP. Trong khi đó, hiệu suất đầu tƣ, hiệu suất sử dụng vốn không những không tăng, mà còn có xu hƣớng giảm mạnh. Điều này cho thấy, sự hạn chế của nền kinh tế khi hấp thụ một lƣợng vốn dồi dào và dồn dập nhƣ vậy.

Tăng vốn đầu tƣ trong bối cảnh khó khăn kinh tế toàn cầu là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2009 để vƣợt qua tình trạng suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, những hạn chế trong hiệu quả đầu tƣ đã xuất hiện từ nhiều năm nay và càng trở thành vấn đề cần giải quyết. Nếu nhƣ năm 1997, chúng ta đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng 8,2% với vốn đầu tƣ chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trƣởng xấp xỉ nhƣ vậy năm 2007 (8,5%) chúng ta phải đầu tƣ tới 43,1% GDP. Đến năm 2009, trong khi tổng mức đầu tƣ toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thì tốc độ tăng trƣởng lại chỉ đạt 5,2%. Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 20082. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tƣ. Những đặc điểm này là đáng báo động về cả trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

Chính phủ cần đánh giá lại hiệu quả của các hoạt động đầu tƣ, hiệu quả sản xuất của các thành phần kinh tế để có những điều chỉnh và phát huy hợp lý, tạo nguồn lực thúc đẩy tăng trƣởng mạnh và bền vững hơn trong tƣơng lai. Điểm chung đƣợc kỳ vọng là sức bật của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. một trọng lực hiện nay là sự đóng góp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này sẽ tiếp tục thể hiện trong năm 2010. Dẫn chứng, trong giá trị sản xuất công nghiệp 11 tháng qua, tăng trƣởng của khu vực ngoài quốc doanh đã tăng mạnh từ tháng 7 trở lại đây, bên cạnh khối đầu tƣ nƣớc ngoài; trong khi đó, khu vực quốc doanh lại ở mức thấp và có xu hƣớng giảm dần. 3 tháng gần nhất, so với cùng kỳ 2008, tăng trƣởng của khu vực quốc doanh lần lƣợt giảm mạnh từ 8,5%, 6,8% và còn 6,1% trong tháng 11; trong khi khu vực ngoài quốc doanh sau khi giảm từ 16,5% xuống 15,7% trong tháng 10 đã tăng trở lại 17,3% trong tháng 11.

Hiệu lực tác động của các chính sách kích thích kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng và hấp thụ vốn đầu tƣ của nền kinh tế. Do vậy, cần tập trung vào tái cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc, cần rà soát lại hệ thống doanh nghiệp DNNN, kiên

quyết cắt bỏ các DNNN làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ, đặc biệt là nguồn đầu tƣ từ ngân sách. Cần nghiên cứu lại việc phân bổ và sử dụng nguồn lực theo hƣớng nguồn lực cần phải đƣợc phân bổ đến những ngành có độ lan tỏa lớn, có giá trị gia tăng tạo ra cao. Ƣu tiên hỗ trợ những doanh nghiệp mới có phƣơng án kinh doanh khả thi và những doanh nghiệp có khả năng phát triển, có khả năng tiếp cận đƣợc với công nghệ hiện đại để giúp họ trang bị lại thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm bắt kịp với nền sản xuất của thế giới. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chúng ta thấy rõ đƣợc những điểm yếu của nền kinh tế và do vậy đây là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế. Tuy nhiên, tái cấu trúc không phải là một bài toán ngắn hạn mà phải đƣợc xây dựng và tính toán cẩn thận dựa trên những luận cứ về thực lực của nền kinh tế và những biến động của kinh tế thế giới.

Chú trọng hơn vào nông thôn

Kích cầu nông thôn trên cơ sở nhìn nhận lại vai trò của nông nghiệp và các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Thực tế mấy chục năm qua cho thấy, mỗi khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, nông nghiệp lại nổi lên nhƣ một sự trợ giúp đáng kể. Trong những tháng đầu năm 2009, giá dầu sụt giảm kỷ lục, nhiều mặt hàng xuất khẩu lao đao, thị trƣờng xuất khẩu thu hẹp thì xuất khẩu gạo lại nhộn nhịp, góp phần đáng kể vào việc hạn chế mức giảm xuất khẩu. Dù kinh tế thế giới suy giảm thì nhu cầu đối với lƣơng thực, các mặt hàng nông sản không bị sụt giảm nhƣ đối với các hàng tiêu dùng cao cấp, xa xỉ. Hiện tƣợng này cho thấy, chúng ta cần có cách nhìn mới đối với vai trò của nông nghiệp để có sự đầu tƣ đúng mức, thỏa đáng, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ ngƣời nghèo đói trên thế giới tăng nhanh do khủng hoảng kinh tế, và nhiều nƣớc đã rơi vào khủng hoảng lƣơng thực, dẫn tới xung đột, bạo lực, bất ổn về chính trị - xã hội.

Việc kích cầu nông thôn cần gắn liền với chiến lƣợc phát triển khu vực kinh tế - xã hội rộng lớn này. Nhất là trong bối cảnh do tác động của khủng hoảng, lao động mất việc làm có xu hƣớng quay trở về nông thôn. Chính phủ cần có chính sách kích cầu nông thôn (qua tín dụng tiêu dụng, ƣu đãi cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và các giải pháp khác) để tăng sức mua của ngƣời dân. Do thu nhập còn thấp và nhu cầu thiết yếu còn đơn giản, không cao nhƣ những vùng khác nhƣng vẫn chƣa đƣợc đáp ứng nên chỉ một sự kích cầu không lớn cũng có thể mang lại tác động đủ mạnh, hiệu quả cao. Đồng thời, Nhà nƣớc nên tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng nông thôn ở nhiều vùng. Đó không chỉ là giải ngân vốn đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc, tạo việc làm và giúp các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa có liên quan mà còn tạo điều kiện rất quan trọng để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong nƣớc nhanh chóng phát triển và mở rộng đƣợc hệ thống phân phối của mình đến địa bàn chiến lƣợc quan trọng này.

Nƣớc Mỹ đã công khai gói kích cầu của họ bằng biện pháp rất đơn giản là thiết lập một trang web riêng về gói kích cầu này. Vào trang web www.recovery.gov mới thấy việc công khai hóa đã đƣợc thực hiện một cách đơn giản đến kinh ngạc.

Ngay ở trang chủ là một đoạn video trong đó đích thân đƣơng kim Tổng thống Obama nói về sự cần thiết của trang web. “Kích thƣớc và quy mô của kế hoạch này yêu cầu phải có những nỗ lực chƣa có tiền lệ để loại trừ lãng phí cũng nhƣ những khoản chi thiếu hiệu quả và không cần thiết. Trang recovery.gov này là một cổng thông tin online nằm trong nỗ lực đó.Trang này sẽ xuất bản các thông tin cho mọi ngƣời biết số tiền đã thông qua sẽ đƣợc chi tiêu đúng thời điểm, đúng mục tiêu và minh bạch. Thay vì để cho các chính trị gia phân phát số tiền đó đằng sau những cánh cửa đóng, từng đồng đôla đầu tƣ từ tiền thuế của các bạn sẽ đƣợc chính các bạn kiểm soát. Bất kỳ khi nào đồng tiền bắt đầu đƣợc chi tiêu, ngƣời dân sẽ đƣợc thấy nó đƣợc chi

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu – hướng đi cho việt nam đối phó với khủng hoảng (Trang 83 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)