Về mặt thực thi

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu – hướng đi cho việt nam đối phó với khủng hoảng (Trang 61 - 63)

Gói hỗ trợ lãi suất 4%: Tính đến cuối tháng 7/2009 dƣ nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 403.448 tỷ đồng; trong đó, dƣ nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của ngân hàng thƣơng mại (NHTM) và công ty tài chính là 389.327 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 6.960 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội là 7.161 tỷ đồng. Cơ cấu dƣ nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của NHTM và công ty tài chính: (1) Dƣ nợ cho vay ngắn hạn là 358.391 tỷ đồng (chiếm 92,1%), cho vay trung và dài hạn là 30.182 tỷ đồng (chiếm 7,75%); (2) Dƣ nợ của nhóm NHTM nhà nƣớc và Quỹ tín dụng nhân dân trung ƣơng chiếm 69,9%; nhóm NHTM cổ phần chiếm 23,9%; nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài chiếm 4,9%, công ty tài chính chiếm 1,3%; (3) Dƣ nợ của ngành thƣơng nghiệp chiếm 32,01%; công nghiệp chế biến chiếm 32,5%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,9%; xây dựng chiếm 9,36%...; (4) Dƣ nợ cho vay của các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc chiếm 66,95%; các doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm 15,64%; hợp tác xã và hộ gia đình chiếm 17,41%.

Tính đến 24-9-2009, vốn tín dụng theo Quyết định 131 ngày 23-1-2009 của Thủ tƣớng (gói hỗ trợ lãi suất 4%) đã giải ngân trên 405.000 tỉ đồng (95%), tín dụng theo Quyết định 443 (hỗ trợ lãi suất 4% cho vay trung và dài hạn) và Quyết định 497 (hỗ trợ lãi suất cho nông nghiệp

nông thôn) trên 34.000 tỉ đồng, giải ngân tín dụng bảo lãnh qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên 10.000 tỉ đồng (59%). Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất chuyển cho các tổ chức tín dụng thực hiện năm 2009 ƣớc tính khoảng 10.000 tỉ đồng (59%).

Tính đến cuối năm 2009, tổng dƣ nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 438.799 tỉ đồng; trong đó, dƣ nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của NHTM và công ty tài chính là 403.463 tỉ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 11.400 tỉ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội là 23.936 tỉ đồng. Nhƣ vậy, so với ƣớc tính ban đầu của gói hỗ trợ lãi suất 4% sẽ tạo ra đƣợc một lƣợng tín dụng là 600.000 tỷ đồng thì thực tiễn đã làm đƣợc 73,13%.

Tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước năm 2009: Tính đến đầu tháng 10- 2009, tổng số vốn NSNN đã ứng trƣớc kế hoạch năm 2009 đƣợc hoãn thu hồi là 3.400 tỉ đồng (thực hiện 100%).

Các khoản vốn ứng trước: Vốn ứng trƣớc kế hoạch 2010-2011 cho các chƣơng trình dự án đến ngày 30-6-2009 là 15.492 tỉ đồng; vốn ứng trƣớc năm 2010-2011 để bổ sung cho các dự án quan trọng cấp bách là 12.627 tỉ đồng (47%); tổng vốn ứng trƣớc cho kiên cố hóa kênh mƣơng, cấp bù chênh lệch lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì lao động... khoảng 37.100 tỉ đồng (99,7%).

Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009: Nguồn vốn NSNN kế hoạch năm 2008 đƣợc kéo dài giải ngân đến hết tháng 6-2009 thực hiện khoảng 22.000 tỉ đồng (97,8%). Vốn trái phiếu chính phủ chuyển nguồn sang năm 2009 giải ngân đến hết tháng 8-2009 đạt 4.500 tỉ đồng (60%).

Phát hành trái phiếu năm 2009: Vốn phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ đến hết tháng 9- 2009 giải ngân đƣợc khoảng 10.000 tỉ đồng (50%). Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết có tới 36/40 đợt phát hành trái phiếu không thành công.

Chính sách miễn giảm thuế: Tổng thu ngân sách đƣợc miễn, giảm, giãn đến hết 7-2009 khoảng 14.700 tỉ đồng, ƣớc cả năm khoảng 20.000 tỉ đồng (71%), trong đó giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp khoảng 9.900 tỉ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 4.470 tỉ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân khoảng 4.507 tỉ đồng; giảm thu lệ phí trƣớc bạ khoảng 1.140 tỉ đồng. Ngoài ra, giảm, giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2009 khoảng 7.000 tỉ đồng, trong đó giảm thu do giảm thuế 50% tại khâu nhập khẩu ƣớc khoảng 5.000 tỉ đồng; giãn nộp thuế 180 ngày cho máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải chuyên dùng ƣớc khoảng 2.000 tỉ đồng. Mặc dù thực hiện miễn giảm thuế nhƣ vậy nhƣng Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội vẫn đánh giá thu NSNN năm 2009 vẫn vƣợt khoảng 2,9% so với dự toán.

Chi an sinh xã hội: Ngoài ra, Chính phủ đã cho phép mua dự trữ gạo trị giá 1.300 tỉ đồng, xăng dầu trị giá 1.500 tỉ đồng; ứng chi hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết Kỷ Sửu, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, hỗ trợ thay thế xe công nông, xe ba bánh, khắc phục thiên tai... tổng cộng khoảng 7.000 tỉ đồng.

Như vậy, xét về mặt kịp thời trong chính sách, nhìn chung trong gói kích cầu lần này nổi bật lên 2 chính sách là gói hỗ trợ lãi suất 4% và gói miễn, giảm, hoãn nộp thuế. Trong đó nổi bật hơn cả là gói hỗ trợ lãi suất 4%. Theo đó thì gói hỗ trợ lãi suất 17.000 vay ngắn hạn mang lại hiệu quả tức thời cao hơn gói hỗ trợ lãi suất 20.000 vay trung và dài hạn [Dƣ nợ cho vay ngắn hạn là 358.391 tỷ đồng (chiếm 92,1%), cho vay trung và dài hạn là 30.182 tỷ đồng (chiếm 7,75%) tính tại thời điểm cuối tháng 7/2009]. Còn về chính sách miễn giảm thuế để kích tiêu dùng thì bƣớc đầu cũng đã thu đƣợc một số kết quả kịp thời đáng khích lệ bởi sức mua bắt đầu tăng. Trong tháng 4/2009, sức mua của thị trƣờng nội địa bắt đầu có xu hƣớng tăng trở lại, khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt trên 90.000 tỷ đồng. Còn lại, những chính sách khác dƣờng nhƣ còn khá chậm chạp, không phản ứng kịp thời với “nhịp đập” của nền kinh tế. Nặng nề nhất là kênh huy động vốn của Chính phủ thông qua phát hành trái phiếu. Tình hình giải ngân đến tháng 9/2009 chỉ mới đạt đƣợc 50%, tỷ lệ phát hành thành công là rất ít (10%). Mặt khác, tốc độ giải ngân trong các chính sách còn rất chậm, hạn chế nhiều tính năng của một gói kích cầu. Tóm lại, về mặt tổng quát mà nhận xét thì gói kích cầu lần này chƣa đạt đƣợc mục đích đã đề ra nhƣ dự tính, tính chất kịp thời trong mỗi chính sách cần phải đƣợc quan tâm và thực hiện tích cực, hiệu quả hơn nữa.

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu – hướng đi cho việt nam đối phó với khủng hoảng (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)