Đối với khu vực này, chính phủ đã có một số động thái nhƣ giảm thuế, bù lãi suất ở mức 4%, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2009. Tuy nhiên, nhƣ đã trình bày ở trên, kích cầu đối với nền kinh tế trong ngắn hạn thông qua các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp thƣờng rất khó khăn. Điều này là do các doanh nghiệp sẽ chỉ tiến hành mua sắm, đầu tƣ, thuê tuyển thêm nhân công mới nếu nhƣ họ thấy có lợi, thấy có cầu đối với hàng hóa mà họ sản xuất ra, chứ không chỉ dựa trên các khuyến khích về thuế. Gần đây có một số sáng kiến để kích cầu trong khối doanh nghiệp đã đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra, và Việt Nam có thể tham khảo để giúp cho gói kích cầu của chính phủ đạt hiệu quả hơn. Đó là: (i) Giảm đóng góp của doanh nghiệp vào quỹ bảo hiểm xã hội; (ii) Hoãn hoặc tạm dừng việc đóng góp vào các quĩ nhƣ quĩ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đồng thời tăng chi từ các quĩ này. Ý tƣởng là giảm chi phí lao động của doanh nghiệp để qua đó khuyến khích họ không sa thải công nhân.
Ngoài các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thông qua giảm thuế và hỗ trợ lãi suất, chính phủ có thể cân nhắc một số biện pháp nhằm vào một số đối tƣợng nhƣ sau:
Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động: Có các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động để họ hạn chế hoặc không sa thải lao động.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu: Có các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp tìm các thị trƣờng XK mới. Trong năm 2008, trong khi Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn tại các thị trƣờng truyền thống, thì tại các thị trƣờng mới, hàng xuất khẩu của Việt Nam lại khá thành công.