CHĂM SĨC HEO CON BÚ MẸ (HEO CON THEO MẸ = HCTM)

Một phần của tài liệu Kỹ thuật chăn nuôi lợn (Trang 39 - 41)

Heo con theo mẹ cần được nhốt riêng và cho bú cữ trong thời gian ít nhất là 3-4 ngày sau khi sinh để tránh tình trạng nái mệt hay vụng về đè đạp chết con, và cũng để dễ theo dõi tình trạng tiết sữa của nái. Sử dụng chuồng nái đẻ tuy cĩ tiết kiệm nhân cơng nhưng cũng khĩ tránh tình trạng nái hay đạp con gây thương tích. Mỗi cữ bú thường cách nhau 1g30 hoặc 2 giờ tuỳ theo tình trạng tiết sữa của nái, nái dư sữa (bệ sữa phát triển to) heo con bú khơng hết dễ gây tình trạng đọng sữa viêm vú hoặc giảm sữa thì nên hạn chế thức ăn cho nái và cho heo con bú nhiều cữ hơn. Sau khi heo con bú xong gom chúng vào ổ úm cũng là biện pháp tốt để tránh tình trạng heo con bị lạnh về đêm dễ bị rối loạn tiêu hố. Tuy nhiên ổ úm cũng phải thốt nước tốt để tránh nhiễm bẩn do phân và nước tiểu chúng bài thải ra. Mỗi lần cho heo con bú và thu gom vào ổ úm người chăm sĩc phải quan sát kỹ tình trạng sức khoẻ của heo con, cần tái sát trùng rốn, kiểm tra sức bú của heo con, sự xuống sữa của nái, tình trạng tiêu chảy của heo con, nhịp thở và phát hiện sớm những con thiếu vú mẹ, vú mẹ khơng sữa, để sớm ghép sang những đàn khác. Sau 3-4 ngày nái khoẻ, con mạnh thì cĩ thể tự do cho chúng ra vào ổ úm. Trong vịng 3 ngày sau khi sinh nếu heo con khơng phát triển thể vĩc, da lơng bĩng mượt mà vẫn cịn đỏ, yếu ớt, da nhăn, nằm chồng đống lên nhau, gầy cịm trơ xương… là tình trạng nái mất sữa kém sữa, cần cĩ biện pháp can thiệp kịp thời.

Khi được 3 ngày tuổi thì tiến hành tiêm chất sắt cho heo con (khoảng 1ml chế phẩm chứa 100mg

Fe++/con) và tiến hành tiêm lặp lại lần hai cách 10 ngày sau, để chống khủng hoảng về thiếu chất sắt lúc 3 tuần tuổi. Một số chế phẩm cĩ chứa các yếu tố cần thiết cho sự tạo hồng cầu như đồng, sinh tố B12… cũng rất hữu dụng.

Đối với heo con đực khơng làm giống thì tiến hành thiến vào ngày tuổi thứ 7 vì lúc này dịch hồn cịn nhỏ, vết mổ nhỏ, mau lành, nên cắt hai đường trên da dịch hồn (scrotum) để dễ thốt chất dịch từ vết

Kỹ thuật chăn nuơi lợn http://www.ebook.edu.vn thiến, tránh ứ đọng gây viêm. Đối với heo cái các giống heo ngoại, lai ngoại, nếu khơng làm giống thì

khơng cần thiến để nuơi thịt.

Khi được 10 ngày tuổi tiến hành tập cho heo con ăn sớm để tránh khủng hoảng vì thếiu sữa mẹ trong tuần tuổi thứ 4 (sữa mẹ giảm sau tuần thứ 3). Việc tập ăn giúp cho heo con biết ăn sớm, khơng lệ thuộc sữa mẹ nên cai sữa sớm. Thường người ta sử dụng các loại tấm, bắp, đậu nành rang xay hoặc nấu chín, cĩ mùi thơm, nhét cho heo con vài lần và luơn luơn để phần thức ăn tập ăn vào ổ úm hay máng bán tự động để heo con tự do liếm láp khi chúng cần. Thức ăn tập ăn cĩ thể khơng cần chứa hàm lượng protein cao vì heo con đang cĩ nguồn sữa mẹ dinh dưỡng dồi dào. Phải cho heo con làm quen với nguồn glucid, lipid, protid của các loại thực liệu thơng thường để hệ thống tiêu hố heo con sớm bài tiết các enzyme tiêu hố thích hợp. Khi heo con bắt đầu biết ăn mạnh thì thay thế dần thức ăn tập ăn bằng thức ăn hỗn hợp số 6 (cĩ nơi gọi là cám D). Nên cho heo con ăn tự do trong các máng bán tự động, tránh dùng thức ăn ẩm, nếu thức ăn nấu hoặc ẩm thì cho ăn theo bũa ăn, phần dư thừa thường phải chuyển đi để tránh sự lên men ơi chua, sình… nếu cĩ điều kiện, cho ăn thêm thức ăn xanh càng tốt, nhưng phải rửa thật sạch để tránh nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

Mặc dù sữa mẹ cĩ chứa nhiều nước, nhưng cũng phải cung cấp đầy đủ nước uống vệ sinh cho heo con. Chuồng trại phải ấm áp, khơ ráo, tránh giĩ lùa mưa tạt. Trong tháng đầu heo con khơng cần tắm, trừ những lúc trời nĩng oi bức cĩ thể tắm heo con từ 3-4 tuần tuổi vào lúc ban trưa. Nếu chuồng trại cĩ sự đối lưu khơng khí thích hợp thì việc tắm mát cho heo con là khơng cần thiết. Nếu nái cần tắm mát để tiết sữa nhiều thì phải chú ý tránh làm ẩm ướt chuồng và heo con, chúng cĩ thể bị lạnh và dễ bị rối loạn tiêu hố trong những ngày sau đĩ.

Cần phát hiện sớm những dấu hiệu ở hệ hơ hấp, hệ tiêu hố để sớm cĩ biện pháp can thiệp kịp thời, giảm bớt tổn thất.

Sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của heo con thời kỳ này phụ thuộc vào nái mẹ. Nếu heo nái được chủng ngừa kỹ, nuơi dưỡng trong lúc mang thai và tiết sữa đúng kỹ thuật, biện pháp chăm sĩc tốt, thì đàn heo con sẽ tăng trọng nhanh, ít bệnh tật. Nếu nái cĩ bệnh như viêm vú, viêm tử cung, sốt, bỏ ăn, lơi ăn, viêm khớp… thì đàn heo con thường bị ảnh hưởng xấu, gầy cịm, tăng trọng kém dễ bị tiêu chảy, tỷ lệ chết cao.

Heo con cĩ tập quán ăn phân, nhất là ăn phân nái mẹ, vì vậy việc vệ sinh chuồng kỹ tránh đọng chất bẩn, phân, thức ăn hư mốc ở các ngốc ngách, gĩc tường lá rất cần thiết. Các vết nứt vỡ thủng ở nền cần dặm vá trước khi nuơi nái đẻ và heo con vì những nơi này thường ứ đọng nước, phân, thức ăn sình thối, heo con rất thích ủi, ăn các chất này và dễ bị bệnh đường tiêu hố, hơ hấp… Các loại chuồng bằng lồng sắt nếu khơng tháo rửa kỹ cũng bị vấy bẩn, sét rỉ, heo con cắn gặm dễ bị nhiễm trùng.

Nếu sử dụng máng uống, phải chú ý tập quán heo vừa ăn vừa uống, nên máng uống cũng chứa nhiều cặn thức ăn dễ bị sình thối, ơ nhiễm nước uống. Heo con cũng cĩ tập quán hay chui vào máng nước vừa tiểu vừa uống, hoặc vừa đi phân vừa uống. Một số heo con thích vào ổ úm để tiêu, tiểu nên ổ úm cần đượcvệ sinh kỹ. Thường từ tuần lễ thứ 3 người ta đĩng kín khơng cho heo con vào ổ úm để tránh tình trạng heo con

Kỹ thuật chăn nuơi lợn http://www.ebook.edu.vn tiêu, tiểu vào trong đĩ, lúc này heo con cũng đã lớn khơng cần đến ổ úm nữa, ổ úm chỉ cịn là vai trị nhốt heo con khi cần thiết (để tiêm chích, cấp thuốc, tẩy uế chuồng).

IX. CAI SỮA

Hiện nay heo con được cai sữa lúc 21 hoặc 28 ngày tuổi. Việc cai sữa heo con sớm hơn cũng khĩ làm cho nái động dục sớm và cũng khơng rút ngắn chu kỳ sinh sản của nái bao nhiêu, nhưng heo con khĩ nuơi hơn, tốn kém hơn nếu cai sữa quá sớm.

Trước khi cai sữa 1-2 ngày người ta giảm khẩu phần của nái để giảm khả năng tiết sữa, ngày cai sữa đưa nái đi qua chuồng nái khơ sữa và cho nhịn ăn, nhịn uống hoặc hạn chế nước uống. Ngày thứ hai sau cai sữa cho ăn 1kg thức ăn hỗn hợp 9044, ngày thứ 3 cho ăn 2kg thức ăn hỗn hợp 9044 ngay thứ 4 cho ăn 3kg và giữ mức 3kg cho đến ngày thứ 7 sau cai sữa thì cĩ thể phối giống cho nái. Việc cho nái nhịn ăn là để tạo stress giúp các hormon sản xuất sữa khơng được tiết ra mà các hormon sinh tồn phát triển để gia tăng sự tích luỹ dưỡng chất, khi gia tăng thức ăn dần dần, sự tích luỹ dưỡng chất cũng gia tăng, trong khi tuyến vú từ từ chuyển về trạng thái nghỉ. Cũng cĩ nhà chăn nuơi chủ trương thúc thức ăn cho nái sau ngày nhịn ăn để gia tăng sự tích luỹ, giúp gia tăng số lượng trứng chín, đậu thai nhiều hơn. Điều này phù hợp với những nái nuơi nhiều con, gầy cịm khi cai sữa, cần được bồi bổ dưỡng chất, nhưng khơng phù hợp với những nái khi cai sữa do nuơi ít con, thể trọng khơng giảm nhiều, thúc thức ăn làm cho nái mau mập ít rụng trứng…

Ngày tuổi thứ 22, 23, 24 đại đa số heo con mọc răng tiền hàm sữa thứ 3 hàm dưới nên cai sữa ngày thứ 21 thường cĩ ảnh hưởng đến sức khoẻ heo con vì làm tăng thêm stress. Tương tự ngày tuổi thứ 28 và 29 đại đa số heo con mọc răng tiền hàm sữa 4 hàm trên nên cai sữa ngày thứ 28 cĩ thể làm tăng stress cho heo con. Thường khi mọc răng heo con bị sốt, tiêu chảy trước, sau khi răng nhú khỏi nướu một vài ngày. Tình trạng này làm heo con mức sức, kém sức kháng bệnh.

Khi cai sữa, heo con cần giảm bớt khẩu phần thức ăn chừng 10-20% để chống stress, giữ chuồng trại khơ ráo thống mát (thường được nuơi trên lồng, mỗi lồng là một ổ heo con, tránh nhập nhiều đàn với nhau gây tình trạng đánh cắn nhau). Cĩ thể pha kháng sinh vào thức ăn để phịng chống bệnh trong 3-5 ngày. Cũng cĩ thể chọn lọc những con cùng tầm vĩc cho ở chung với nhau để dễ chăm sĩc nuơi dưỡng, nhất là nhĩm heo nhỏ vĩc cần cĩ chế độ bồi dưỡng đặc biệt hơn. Nếu khí hậu lạnh, cần sưởi ấm heo con cai sữa, nhất là về ban đêm. Thức ăn cho heo con sau cai sữa vẫn là thức ăn hỗn hợp số 9024 (hay cám 9014) cho đến khi heo con đạt thể trọng từ 15kg trở lên mới chuyển đổi sang sử dụng thức ăn hỗn hợp số 7. Sau 2-3 ngày hạn chế khẩu phần, nếu heo con khoẻ mạnh thì cho ăn tự do. Cần cĩ đầy đủ nước uống cho heo con vì sau khi mất nguồn sữa mẹ heo con uống nước nhiều hơn. Khi được 60-70 ngày tuổi heo con chuyển thành heo nuơi thịt hoặc heo hậu bị làm giống và cĩ chế độ chăm sĩc nuơi dưỡng khác nhau.

Sau khi cai sữa, nếu nuơi thêm 1 tháng heo con cĩ thể tăng gấp đơi, gấp ba trọng lượng cai sữa.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật chăn nuôi lợn (Trang 39 - 41)