DẤU HIỆU NÁI SẮP SINH

Một phần của tài liệu Kỹ thuật chăn nuôi lợn (Trang 34)

Nái sắp sinh thường ăn ít hay khơng ăn, thường cĩ tiếng kêu rền của nái sắp đẻ, nái thường ủi phá nền chuồng gọi là hiện tượng quần ổ. Đĩ là tập quán khi chưa gia hố, heo ủi nền đất cắn cỏ để tạo một tổ ấm khi đẻ. Do đĩ, để nái ít hao tốn năng lượng do việc quần ổ, ta nên trải rơm, cỏ khơ vào chuồng cho nái nằm.

Nái sắp sinh thường cĩ thể tăng thân nhiệt, tăng nhịp thở, thường đi lại khơng yên trong chuồng hay đi phân, đi tiểu nhiều lần (gọi là đi mĩt) làm cho chuồng trại dơ bẩn, cần vệ sinh sạch sẽ khơ ráo chuồng để tránh nhiễm trùng cho heo con và bộ phận sinh dục nái sau khi đẻ.

Nái sắp đẻ phải cĩ bộ vú phát triển rõ rệt so với khi chưa mang thai: các núm vú dài ra, quầng núm rộng, nếu heo sắc lơng trắng thường cĩ quầng núm vú và núm vú màu đỏ hồng, hai hàng vú tạo thành hai bệ sữa chạy dọc vùng bụng, cĩ rãnh phân chia riêng biệt hai hàng vú và các vú. Điều này khơng thấy được khi nái chưa mang thai, do vậy nếu sau khi phối khơng phát hiện nái động dục trở lại, mà sau 3 tháng khơng cĩ hiện tượng phát triển bộ vú như trên xem như nái bị nâng khơng sinh sản được.

Khi nặn khám đầu vú chưa thấy cĩ sữa non thì chắc chắn nái chưa đẻ trong 4-6 giờ sắp tới. Nếu bắt đầu cĩ sữa non rịn ra đầu vú qua hai lỗ tia sữa thì trong vịng 6 giờ nái sẽ hạ thai. Nếu nặn khám đầu vú thấy các vú đều cĩ sữa non vọt thành tia dài thì trong vịng 2 giờ sẽ hạ thai. Nếu thấy bộ phận sinh dục cĩ nước nhờn màu hồng và cĩ lợn cợn những hạt như hạt đu đủ (đĩ là cứt su heo con bài tiết ra) thì trong nửa giờ sau sẽ hạ thai. Nếu thấy nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi quẩy đuơi rặn đẻ thì chỉ vài mươi giây sau nái sẽ hạ thai.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật chăn nuôi lợn (Trang 34)