3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Lục Sĩ Thành là một xã thuộc huyện Trà Ôn với diện tích tự nhiên là 4.273,4 ha, có vị trí giáp giới như sau:
- Phía Bắc giáp xã Ngãi Tứ (Tam Bình) và xã Mỹ Hòa (Bình Minh)
- Phía Đông và phía Đông Bắc giáp xã Thiện Mỹ, Tích Thiện và thị trấn Trà Ôn
- Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp thành phố Cần Thơ (ranh giới sông Hậu). Xã Lục Sĩ Thành cách thị xã Vĩnh Long khoảng 13 km về hướng Tây Bắc, đồng thời cách thị trấn Trà Ôn khoảng 8 km. Lục Sĩ Thành nằm trên tuyến sông huyết mạch của khu vực là sông Hậu, nối liền TP.HCM với các tỉnh miền Tây và giáp với sông Măng (sông Măng Thít) nối liền sông Cổ Chiên và sông Hậu là tuyến giao thông thủy ngắn nhất từ các tỉnh miền Tây về TP.HCM. Đồng thời, do tiếp giáp với thị trấn Trà Ôn nên có điều kiện thuận lợi về giao lưu thương mại dịch vụ, trao đổi hàng hóa, đặc biệt là nông sản. Kinh tế vườn là thế mạnh của Lục Sĩ Thành. Xã Lục Sĩ Thành có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái do có ưu thế phong cảnh sông nước miệt vườn của vùng miền Tây Nam Bộ.
3.1.2 Kinh tế - văn hóa xã hội
3.1.2.1 Kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp:
Số liệu 6 tháng đầu năm cho thấy:
- Vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ vườn kém hiệu quả sang vườn cây có hiệu quả diện tích 38,76 ha/ 30ha đạt 129,2 % so nghị quyết, nâng tổng diện tích vườn toàn xã là 1.241 ha.
- Vườn: thu hoạch 1.178 ha gồm: chôm chôm, cam sành, bưởi, nhãn ước sản lượng 18.422,5 tấn, thu nhập 135,08 tỷ đồng.
- Màu và cây công nghiệp ngắn ngày: thu hoạch 407 ha, ước sản lượng 6.155 tấn, thu nhập 30,775 tỷ đồng và xuống giống mới 259 ha rau màu, cây công nghiệp.
* Chăn nuôi: tổng số 19.324 con gia súc, gia cầm (tăng 6.065 con so năm 2011), có 170 hộ sử dụng vacxin tiêm phòng cúm gia cầm và tiến hành phun tiêu độc sát trùng 04 đợt với diện tích 33.370m2, tiêm vắcxin phòng bệnh trên đàn gia cầm được 11.493 liều. Thu hoạch 37 tấn tạo thu nhập 1,8 tỷ đồng.
* Nuôi trồng thủy sản:hiện có 29 ao thả nuôi (tăng 08 ao) với diện tích 16,82 ha mặt nước gồm cá tra, cá các loại, thu hoạch 08 ao, sản lượng 3.695,25 tấn thu nhập 88,6 tỷ đồng.
* Chuyển giao khoa học kỹ thuật: kết hợp với công ty phân bón Yara và phòng nông nghiệp huyện mở 12 cuộc có 370 người dự nội dung về phân bón, áp dụng khoa học kỹ thuật trên cây ăn trái, cách phòng trị sâu đục trái bưởi.
Thống kê diện tích nhãn bị chổi rồng toàn xã có 450 hộ với diện tích 159,833 ha (trong đó tỷ lệ nhiễm dưới 30% 13,0305 ha; tỷ lệ nhiễm 30% -70% 104,1482 ha; tỷ lệ nhiễm trên 70% 42,6544 ha). Có 450 hộ nhận thuốc và tiền hổ trợ số tiền 437.834.500 đồng.
* Xây dựng nông thôn mới:xây dựng hoàn thành đề án qui hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới được huyện phê duyệt, bên cạnh dự thảo đồ án đang trình huyện phê duyệt. Tổ chức hội thi “nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân về xây dựng nông thôn mới “có 143 người dự (12 đội dự thi), kết quả xếp 04 giải nhất nhì, ba và khuyến khuyến; đồng thời chuẩn bị tốt và tham gia vòng thi huyện kết quả đạt giải nhì; đưa 01 cán bộ tập huấn nông thôn mới tại trường cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT (thời gian 05 ngày); lấy ý kiến đóng góp quy hoạch xây dựng nông thôn mới 03 cuộc có 78 người dự.
Qua khảo sát của ban chỉ huy xây dựng nông thôn mới: xã đạt 06 tiêu chí (tiêu chí 01: quy hoạch, tiêu chí 3: thủy lợi, tiêu chí 8: bưu điện, tiêu chí 14: giáo dục, tiêu chí 16: văn hóa, tiêu chí 18: tổ chức hệ thống chính trị) đạt 300 % so nghị quyết.
* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ
Toàn xã có 338 cơ sở sán xuất kinh doanh cho thu nhập khoảng 5,54 tỷ đồng; hợp tác xã làng nghề bánh tráng ấp Tân Thạnh có 28 hộ sản xuất thường xuyên trung bình 500 bánh/hộ/ngày, sản lượng cả năm ước thu nhập 3,36 tỷ đồng. Thành lập 02 tổ: tổ hợp tác sản xuất rau màu củ sắn có 08 thành viên và tổ mua bán trái cây (Tân Thạnh) có 03 thành viên đạt 100% theo nghị quyết.
02 điểm hộ gia đình cho thuê lưu trú có khoảng 231 người đến cư trú để tham quan du lịch.
- Điện sinh hoạt: kết hợp điện lực Trà Ôn khảo sát chiết tính và lập đề nghị phòng công thương hổ trợ hộ nghèo có điện ấp Tân An 04 hộ, nâng lên 2.811/2.830 hộ đạt 99,32% đạt 100,32% so nghị quyết (2.292 hộ có điện kế đạt 81%), còn lại 519 hộ câu đuôi và 19 hộ không có điện.
- Nước sinh hoạt: lắp 59 đồng hồ nước đạt 109% so nghị quyết (nghị quyết 54 hộ), nâng 457/461 hộ sử dụng chiếm 99,13% so số hộ trong bán kính, chiếm 16,14 % so tổng số hộ trên toàn xã (có 99% hộ sử dụng nước sạch phổ thông).
* Giao thông nông thôn - thủy lợi:
- Xây dựng kết cấu hạ tầng: được trên đầu tư xây dựng trường mẫu giáo, trạm y tế nghiệm thu đưa vào sử dụng với tổng diện tích 4.326,9m2
tổng kinh phí 9,8 tỷ đồng. Xây dựng bến phà An Thành (Lục Sĩ Thành - Thị Trấn Trà Ôn) khoảng trên 1,7 tỷ đồng, xây dựng đường đal Kênh Ngây, đường đal vào UBND xã dài 1.291m với kinh phí 252.439.867 đồng (ngân sách xã: 230.179.867 đồng, nhân dân: 22,260 triệu đồng)
Xây dựng cầu rạch Miếu (Kinh Ngây), nâng cấp cầu Ba Khuyên, cầu Pót, cầu Tư Cam, tổng kinh phí 91,6 triệu đồng (nhân dân: 68 triệu đồng, còn lại ngân sách xã).
- Phát hoang cây che chắn trên tất cả các tuyến đường dài 20 km đảm bảo lưu thông thuận lợi trong dịp tết Nguyên đán. Kết hợp các ngành nâng cấp lộ, đập dài 1.850 m, vận động nhân dân đóng góp tiền bơm cát, kè và sửa chữa đal 1.064 m với tổng kinh phí 11 triệu đồng.
- Thủy lợi: sửa chữa các đoạn bị sạt lỡ, gia cố đê bao, phát hoang cây che chắn đường bộ, sông rạch để lưu thông dòng chảy với tổng chiều dài 2.700 m; nâng cấp đê bao, đắp cống, các đập 6.071,5 m với tổng kinh phí khoảng 143.500.000 đồng (trong đó huyện hổ trợ 112 triệu đồng).
3.2 TÌNH HÌNH TRỒNG CỦ SẮN TẠI XÃ LỤC SĨ THÀNH, HUYỆN TRÀ ÔN TRÀ ÔN
3.2.1 Giới thiệu về cây củ sắn
Củ sắn là loại nông sản thuộc họ Đậu, có dây leo, ra hoa và tạo quả như những loại đậu khác, tuy nhiên người ta chỉ thu hoạch và sử dụng củ sắn chứ không dùng hạt. Thân dây leo dài 4-5 mét, có thể đến 10 mét nếu có dàn để bò, gồm một thân chính và nhiều nhánh phụ, từ củ mọc thành chồi mới để tạo
thành các thân chính ở các thế hệ tiếp theo. Củ do những đoạn rễ cái phình to hình thành. Vỏ củ có màu vàng và mỏng như giấy còn ruột có màu trắng kem hơi giống ruột khoa tây hay quả lê. Củ sắn có chứa: 2,4% tinh bột, 4,51% đường toàn bộ (glucoza), 86 - 90% nước; protein (1,46%).
Củ sắn được đánh giá là dễ trồng, ít kén đất, nhưng quá trình trồng cũng gặp nhiều khó khăn. Sau đây là quy trình canh tác củ sắn của nông hộ:
* Thời vụ gieo trồng: thông thường nông hộ xuống giống vào tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch (nhằm tháng 8, tháng 9 âm lịch) và thu hoạch vào dịp Tết (tháng 1- tháng 2 âm lịch), xuống giống thời điểm này củ sắn thường cho năng suất từ 10-12 tấn/1.000 m2
. Một số nông hộ lựa chọn xuống giống sớm vào tháng 7 dương lịch (hay tháng 6 âm lịch) và thu hoạch vào tháng 12 âm lịch; năng suất vụ sớm khoảng 6 - 7 tấn/1.000 m2
.
* Giống: giống được gieo trồng trên 1.000 m2 khoảng 25 – 30 lít hạt, tương đương với khoảng 16-18 kg hạt khô.
* Chuẩn bị đất, gieo hạt - Chuẩn bị đất:
Củ sắn không quá kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là ở vùng đất cồn, phù sa ven sông.
Cày xới đất để vun thành líp, líp có chiều cao 2 - 3 cm, chiều ngang từ 0,8 – 1m, chiều dài tùy theo chiều dài của mảnh đất.
- Tiến hành gieo hạt
+ Khoảng cách các cây từ 0,3 – 0,5 cm. + Khoảng cách các hàng từ 10 – 12 cm.
+ Mỗi lỗ gieo hạt phủ lên một lớp tro (trấu, mạc cưa) để giữ ẩm cho hạt củ sắn nảy mần.
* Chăm sóc
- Tưới nước: nếu trời không mưa thì tưới liên tục từ 1 – 7 ngày đầu khi gieo hạt để hạt nảy mầm tốt. Những ngày sau, cách 7 ngày tưới 1 lần.
- Phòng trừ cỏ dại: phun cỏ, diệt mầm. Sau khi gieo hạt từ 20 – 25 ngày mà cỏ mọc lại thì tiếp tục phun thuốc hậu nảy mầm.
- Bón phân: tùy theo vùng đất mà sử dụng phân khác nhau, trung bình lượng phân cho 1.000 m2
là 150 kg NPK trong suốt vụ. Khoảng cách tưới phân là 10 ngày tưới 1 lần, lượng phân tăng dần theo thời gian sinh trưởng của củ sắn.
- Cắt đọt: đặc tích của cây củ sắn là thân bò, cần hạn chế sự sinh trưởng của cây sắn để tập trung phát triển củ. Sau khi gieo trồng được 20 – 25 ngày cây ra lá thật hoàn toàn thì tiến hành cắt đọt lần thứ nhất:
+ Lần 1: cắt đọt giữ lại 2 lá mầm và 2 đến 3 lá phía trên
+ Lần 2: sau 10 ngày từ lần cắt đọt thứ 1, tiến hành cắt đọt lần 2, lần này giữ lại 1 lá kế tiếp.
+ Lần 3: sau 10 – 15 ngày sau lần cắt thứ 2, tiến hành cắt đọt lần 3 và giữ lại 1 lá kế tiếp.
Sau 3 lần cắt thì cây sắn được khoảng 8 – 10 lá, nông hộ giữ những lá đó và tiếp tục cắt đọt nếu cây phát triển thêm.
3.2.2 Thực trạng sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn
Củ sắn là một trong những cây trồng được coi là chủ lực của xã Lục Sĩ Thành, trong các năm từ 2010 – 2012 diện tích củ sắn tăng dần và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các cây trồng ở xã. Theo số liệu từ cán bộ nông nghiệp xã, trong năm 2012, diện tích củ sắn là 130 ha, trong khi diện tích trồng bắp là 60 ha, trồng đậu nành 72 ha, trồng mía 54 ha. Củ sắn là nông sản rất phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai ở xã nên tạo ra sản lượng lớn, đem lại cho nông hộ nguồn thu nhập lớn. Chính vì thế diện tích củ sắn ngày càng được mở rộng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nông sản ở xã. Số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng củ sắn xã Lục Sĩ Thành giai đoạn 2010 – 2012 thể hiện trong bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng củ sắn tại xã Lục Sĩ Thành giai đoạn 2010 – 2012 Năm Đvt 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Diện tích ha 109 127 130 18 16,51 3 2,36 Sản lượng tấn 9.800 12.065 12.740 2.265 23,11 675 5,59
Năng suất tấn/ha 90 95 98 5 5,56 3 3,16
Nguồn: số liệu thống kê xã Lục Sĩ Thành, 2012
Qua bảng 3.2 ta thấy:
+ Diện tích củ sắn tăng dần qua các năm, năm 2010 diện tích củ sắn là 109 ha, đến năm 2011 đã tăng 18 ha lên 127 ha (tỷ lệ tăng lên đến 16,51% tổng diện tích củ sắn năm 2010). Đến năm 2012 toàn xã đã có 130 ha trồng sắn, tăng 3 ha (tỷ lệ 2,36%) so với năm 2011. Nguyên nhân khiến cho diện tích củ sắn tăng lên qua các năm là do: nông hộ nhận thấy củ sắn phù hợp với
đặc điểm đất cồn ở xã nên quá trình sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh; củ sắn mang lại năng suất cao cũng như lợi nhuận lớn cho nông hộ; với truyền thống trồng củ sắn lâu dài nên nông hộ ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn nên mạnh dạng mở rộng diện tích để trồng củ sắn.
+ Sản lượng: cũng như diện tích, sản lượng củ sắn cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể: sản lượng năng 2010 là 9.800 tấn, đến năm 2011 là 12.065 tấn, tăng 2.265 tấn (tỷ lệ 23,11%) so với năm 2010; năm 2012 sản lượng củ sắn tiếp tục tăng, đạt mức 12.740 tấn, tăng 675 tấn (tỷ lệ 5,59%) sản lượng năm 2011. Nguyên nhân của việc tăng sản lượng một phần là do diện tích củ sắn tăng dần qua các năm nên sản lượng sản xuất ra tăng lên; mặc khác do kinh nghiệm trồng sắn nông hộ tích lũy qua nhiều năm nên có thể làm cho sản lượng tăng lên nhanh chóng.
+ Năng suất: năng suất củ sắn tăng dần qua các năm 2010 – 2012, năm 2010 năng suất củ sắn là 90 tấn/ha, đến năm 2011 năng suất tăng lên 95 tấn/ha, tỷ lệ tăng là 5,56% so với năm 2010, năm 2012 năng suất củ sắn đạt mức 98 tấn/ha. Do diện tích và sản lượng củ sắn qua các năm cùng có biến động tăng nên dẫn đến năng suất củ sắn cũng có chiều hướng tăng theo.
CHƢƠNG 4
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA CỦ SẮN TẠI XÃ LỤC SĨ THÀNH, HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH
VĨNH LONG
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦ SẮN CỦA NÔNG HỘ 4.1.1 Mô tả các nguồn lực của nông hộ trong quá trình trồng củ sắn 4.1.1.1 Nguồn lực lao động
Lao động là một nguồn lực quan trọng góp phần không nhỏ trong hoạt động sản xuất nông sản; đặc biết đối với hoạt động sản xuất theo hộ gia đình chủ yếu sử dụng lao động gia đình để giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận khi canh tác nông sản. Bảng 4.3 thể hiện số nhân khẩu là lao động của nông hộ ở xã Lục Sĩ Thành năm 2013.
Bảng 4.3: Số nhân khẩu và lao động của nông hộ năm 2013
Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Số nhân khẩu 2 7 4,15 1,07
Lao động trực tiếp 1 3 1,42 0,56
Lao động nam 1 3 1,50 0,57
Lao động nữ 0 3 1,22 0,55
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Qua bảng 4.3 ta thấy: số người trong nông hộ cao nhất lên đến 7 người và ít nhất là 2 người, số người trung bình gần 5 người. Tuy nhiên số người tham gia trực tiếp sản xuất cho nông hộ khá ít, cao nhất chỉ có 3 người và thấp nhất là 1 người, trong 60 hộ điều tra chỉ có trung bình gần 2 người tham gia sản xuất chủ yếu. Lực lượng lao động sẵn có trong gia đình là ưu thế nhưng người nông dân chưa sử dụng hợp lý để tạo lợi thế sản xuất, giảm thuê mướn, trong khi số nhân khẩu gia đình ở mức khá cao. Nguyên nhân của vấn đề này là do: gia đình nông dân đa số sống chung nhiều thế hệ, dù nhân khẩu cao nhưng chỉ một số ít người tham gia lao động sản xuất, những thành viên còn lại có thể không đủ tuổi hoặc vượt quá tuổi lao động.
Trong hoạt động sản xuất nói chung và với sản xuất củ sắn nói riêng thì lao động nam là nguồn lực lao động quan trọng góp phần tạo năng suất cho nông sản. Lực lượng lao động gia đình nam ở địa bàn nghiên cứu là khá thấp, cao nhất chỉ có 3 lao động và thấp nhất là 1 lao động, trung bình chỉ có gần 2 người nam trong nông hộ. Quá trình chuẩn bị đất, bón phân, xịt thuốc, tưới tiêu,… lao động nam vẫn là nguồn lao động thực hiện chủ yếu, chính vì thế,
đây là nguồn lao động chính giúp nông hộ tiết kiệm chi phí. Bên cạnh nguồn lực lao động nam, trồng củ sắn cũng cần một lực lượng lao động nữ lớn cho các khâu gieo hạt và tỉa đọt. Tuy nhiên nguồn lao động gia đình nữ còn thấp, cao nhất là 3 người, nhưng một số hộ không có lao động nữ tham gia sản xuất,