Những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của việc sản xuất củ sắn tại xã lục sĩ thành, huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 62 - 64)

SẢN XUẤT CỦ SẮN Ở XÃ LỤC SĨ THÀNH, HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG

Trong quá trình sản xuất củ sắn, nông hộ cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả kỹ thuật và tạo năng suất ổn định cho nông sản. Sau đây là một số giải pháp nghiên cứu đề ra để giúp nông hộ cải thiện kết quả sản xuất:

- Nông hộ cũng cần lưu ý việc sử dụng các yếu tố đầu vào thích hợp. Sử dụng lượng phân, thuốc nông dược với liều lượng hợp lý. Cụ thể: giảm lượng phân đạm để tránh lãng phí, đồng thời điều chỉnh lượng phân lân và phân kali sao cho có ảnh hưởng tốt đến năng suất củ sắn. Phun thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng hướng dẫn sao cho vừa trị sâu bệnh vừa tiết kiệm chi phí đầu vào.

- Nông hộ cần lựa chọn lực lượng lao động có tay nghề cao, cũng như kỹ thuật tốt để tiếp tục tạo năng suất cao hơn nữa cho vụ sản xuất củ sắn. Lực lượng lao động thuê có ảnh hưởng nhiều đến năng năng suất nông hộ đạt được, nên nếu nâng cao kỹ thuật hơn nữa sẽ làm cho năng suất có thể cải thiện hơn.

- Nông hộ cần chú ý đến mật độ gieo trồng; trong mô hình: mật độ gieo trồng là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất củ sắn. Chính vì thế, nếu mật độ gieo trồng thích hợp sẽ giúp cho năng suất cao hơn.

- Nông hộ cần chủ động tìm kiếm nguồn thông tin từ các lớp tập huấn để học hỏi thêm kỹ thuật trồng củ sắn, cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất để thu được năng suất cao hơn.

- Nông hộ cần mua giống tích trữ hoặc mua hạt giống củ sắn khi cách thời vụ gieo trồng một thời gian, để tránh tình trạng mua lúc gần mùa gieo hạt bị người bán giống ép mua với giá cao. Nông hộ cần liên kết với nhau để chọn thời điểm mua giống khi giá giống xuống thấp, thông tin cho nhau để cùng tiết kiệm chi phí đầu vào.

- Quá trình sản xuất củ sắn gồm nhiều khâu tốn rất nhiều chi phí, nông hộ cần cải tiến quá trình canh tác như: giảm số lần cắt đọt, giảm số lần bón phân, phun thuốc,… như thế vừa giảm chi phí thuê lao động, vừa có thể tác động tích cực đến năng suất đạt được.

- Nông hộ cần chủ động hơn để nắm bắt kịp thông tin thị trường để không bị thương lái ép giá hoặc mua phân, thuốc nông dược với giá cao.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của việc sản xuất củ sắn tại xã lục sĩ thành, huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 62 - 64)