Củ sắn là một trong những cây trồng được coi là chủ lực của xã Lục Sĩ Thành, trong các năm từ 2010 – 2012 diện tích củ sắn tăng dần và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các cây trồng ở xã. Theo số liệu từ cán bộ nông nghiệp xã, trong năm 2012, diện tích củ sắn là 130 ha, trong khi diện tích trồng bắp là 60 ha, trồng đậu nành 72 ha, trồng mía 54 ha. Củ sắn là nông sản rất phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai ở xã nên tạo ra sản lượng lớn, đem lại cho nông hộ nguồn thu nhập lớn. Chính vì thế diện tích củ sắn ngày càng được mở rộng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nông sản ở xã. Số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng củ sắn xã Lục Sĩ Thành giai đoạn 2010 – 2012 thể hiện trong bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng củ sắn tại xã Lục Sĩ Thành giai đoạn 2010 – 2012 Năm Đvt 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Diện tích ha 109 127 130 18 16,51 3 2,36 Sản lượng tấn 9.800 12.065 12.740 2.265 23,11 675 5,59
Năng suất tấn/ha 90 95 98 5 5,56 3 3,16
Nguồn: số liệu thống kê xã Lục Sĩ Thành, 2012
Qua bảng 3.2 ta thấy:
+ Diện tích củ sắn tăng dần qua các năm, năm 2010 diện tích củ sắn là 109 ha, đến năm 2011 đã tăng 18 ha lên 127 ha (tỷ lệ tăng lên đến 16,51% tổng diện tích củ sắn năm 2010). Đến năm 2012 toàn xã đã có 130 ha trồng sắn, tăng 3 ha (tỷ lệ 2,36%) so với năm 2011. Nguyên nhân khiến cho diện tích củ sắn tăng lên qua các năm là do: nông hộ nhận thấy củ sắn phù hợp với
đặc điểm đất cồn ở xã nên quá trình sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh; củ sắn mang lại năng suất cao cũng như lợi nhuận lớn cho nông hộ; với truyền thống trồng củ sắn lâu dài nên nông hộ ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn nên mạnh dạng mở rộng diện tích để trồng củ sắn.
+ Sản lượng: cũng như diện tích, sản lượng củ sắn cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể: sản lượng năng 2010 là 9.800 tấn, đến năm 2011 là 12.065 tấn, tăng 2.265 tấn (tỷ lệ 23,11%) so với năm 2010; năm 2012 sản lượng củ sắn tiếp tục tăng, đạt mức 12.740 tấn, tăng 675 tấn (tỷ lệ 5,59%) sản lượng năm 2011. Nguyên nhân của việc tăng sản lượng một phần là do diện tích củ sắn tăng dần qua các năm nên sản lượng sản xuất ra tăng lên; mặc khác do kinh nghiệm trồng sắn nông hộ tích lũy qua nhiều năm nên có thể làm cho sản lượng tăng lên nhanh chóng.
+ Năng suất: năng suất củ sắn tăng dần qua các năm 2010 – 2012, năm 2010 năng suất củ sắn là 90 tấn/ha, đến năm 2011 năng suất tăng lên 95 tấn/ha, tỷ lệ tăng là 5,56% so với năm 2010, năm 2012 năng suất củ sắn đạt mức 98 tấn/ha. Do diện tích và sản lượng củ sắn qua các năm cùng có biến động tăng nên dẫn đến năng suất củ sắn cũng có chiều hướng tăng theo.
CHƢƠNG 4
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA CỦ SẮN TẠI XÃ LỤC SĨ THÀNH, HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH
VĨNH LONG
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦ SẮN CỦA NÔNG HỘ 4.1.1 Mô tả các nguồn lực của nông hộ trong quá trình trồng củ sắn 4.1.1.1 Nguồn lực lao động
Lao động là một nguồn lực quan trọng góp phần không nhỏ trong hoạt động sản xuất nông sản; đặc biết đối với hoạt động sản xuất theo hộ gia đình chủ yếu sử dụng lao động gia đình để giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận khi canh tác nông sản. Bảng 4.3 thể hiện số nhân khẩu là lao động của nông hộ ở xã Lục Sĩ Thành năm 2013.
Bảng 4.3: Số nhân khẩu và lao động của nông hộ năm 2013
Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Số nhân khẩu 2 7 4,15 1,07
Lao động trực tiếp 1 3 1,42 0,56
Lao động nam 1 3 1,50 0,57
Lao động nữ 0 3 1,22 0,55
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Qua bảng 4.3 ta thấy: số người trong nông hộ cao nhất lên đến 7 người và ít nhất là 2 người, số người trung bình gần 5 người. Tuy nhiên số người tham gia trực tiếp sản xuất cho nông hộ khá ít, cao nhất chỉ có 3 người và thấp nhất là 1 người, trong 60 hộ điều tra chỉ có trung bình gần 2 người tham gia sản xuất chủ yếu. Lực lượng lao động sẵn có trong gia đình là ưu thế nhưng người nông dân chưa sử dụng hợp lý để tạo lợi thế sản xuất, giảm thuê mướn, trong khi số nhân khẩu gia đình ở mức khá cao. Nguyên nhân của vấn đề này là do: gia đình nông dân đa số sống chung nhiều thế hệ, dù nhân khẩu cao nhưng chỉ một số ít người tham gia lao động sản xuất, những thành viên còn lại có thể không đủ tuổi hoặc vượt quá tuổi lao động.
Trong hoạt động sản xuất nói chung và với sản xuất củ sắn nói riêng thì lao động nam là nguồn lực lao động quan trọng góp phần tạo năng suất cho nông sản. Lực lượng lao động gia đình nam ở địa bàn nghiên cứu là khá thấp, cao nhất chỉ có 3 lao động và thấp nhất là 1 lao động, trung bình chỉ có gần 2 người nam trong nông hộ. Quá trình chuẩn bị đất, bón phân, xịt thuốc, tưới tiêu,… lao động nam vẫn là nguồn lao động thực hiện chủ yếu, chính vì thế,
đây là nguồn lao động chính giúp nông hộ tiết kiệm chi phí. Bên cạnh nguồn lực lao động nam, trồng củ sắn cũng cần một lực lượng lao động nữ lớn cho các khâu gieo hạt và tỉa đọt. Tuy nhiên nguồn lao động gia đình nữ còn thấp, cao nhất là 3 người, nhưng một số hộ không có lao động nữ tham gia sản xuất, trung bình trên mỗi nông hộ có khoảng 1 đến 2 lao động nữ tham gia sản xuất củ sắn.
Độ tuổi của chủ hộ tham gia sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn là khá cao. Kết quả điều tra tuổi chủ hộ được thể hiện ở bảng 4.4: Bảng 4.4: Tuổi của chủ hộ Tuổi Số quan sát Tỷ trọng (%) Dưới 40 15 25,0 Từ 40 đến 50 24 40,0 Từ 51 đến 60 16 27,0 Trên 60 5 8,0 Tổng 60 100,0 Nhỏ nhất 27,0 Lớn nhất 67,0 Trung bình 47,1 Độ lệch chuẩn 9,2
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Quan bảng 4.4 ta thấy độ tuổi chủ yếu của nông hộ vào khoảng từ 40 đến 50 tuổi, theo điều tra có 24 chủ hộ nằm trong khoảng này với tỷ trọng 40% trong tổng số 60 hộ được khảo sát. Dưới 40 tuổi có 15 chủ hộ, chiếm tỉ trọng 25% trong tổng số hộ khảo sát. Độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi có 16 chủ hộ được khảo sát nằm trong khoảng này, chiếm tỷ lệ 27%. Độ tuổi trên 60 tuổi có 5 hộ với tỷ trọng 8% trong tổng 60 hộ khảo sát. Có thể nhận thấy tuổi chủ hộ trong địa bàn nghiên cứu được khảo sát là phần lớn chủ hộ nằm trong độ tuổi lao động, trên 50% chủ hộ nằm trong độ tuổi lao động, đó là điều kiện thuận lợi mà nông hộ có góp phần tạo ra năng suất cao cho củ sắn. Trong tổng số 60 quan sát mà nghiên cứu tổng hợp, chủ hộ có độ tuổi trẻ nhất là tuổi 27 và chủ hộ lớn tuổi nhất là 67 tuổi, tuổi trung bình của chủ hộ là 47 tuổi.
Trình độ học vấn là một yếu tố cũng không kém phần quan trọng giúp cho người nông dân dễ dàng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như vận dụng tốt từ những buổi tập huấn, trên cơ sở đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau kết quả điều tra nông hộ ở bảng 4.5 cho thấy có sự chênh lệch về trình độ học vấn của nông hộ. Cụ thể như sau:
Bảng 4.5: Trình độ học vấn của nông hộ trồng củ sắn theo các cấp học Cấp học Số quan sát Tỷ trọng (%) Mù chữ 1 1,67 Cấp 1 8 13,33 Cấp 2 24 40,00 Cấp 3 14 23,33 Trung cấp 10 16,67 Cao đẳng 3 5,06 Đại học 0 0,00 Tổng 60 100,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Nguồn số liệu tổng hợp từ bảng 4.5 cho thấy trình độ học vấn của các nông hộ trồng củ sắn tương đối cao. Nông dân chủ yếu học tới cấp 2 và cấp 3, số năm đi học trung bình khoảng 9 năm. Khi trình độ học vấn càng cao người nông dân sẽ càng ít gặp khó khăn hơn trong quá trình học hỏi kỹ thuật mới từ các chuyên gia tập huấn, đó là một lợi thế giúp cho quá trình sản xuất củ sắn có phần thuận lợi hơn, năng suất có thể cao hơn tạo nên hiệu quả sản xuất tốt hơn. Tuy là khu vực không có tuyến đường giao thông thuận tiện cho việc học tập, đi lại nhưng người dân xã Lục Sĩ Thành vẫn quyết tâm xóa mù chữ và học hỏi nhiều kiến thức. Trong 60 nông hộ được điều tra, các chủ hộ chỉ dừng lại ở bậc Cao đẳng, phần lớn nhân khẩu trong gia đình kết thúc chương trình học đều ở nhà tham gia lao động sản xuất, phụ giúp gia đình kiếm thêm thu nhập. Kinh nghiệm trồng củ sắn của nông hộ được xem như là số năm nông dân bắt đầu canh tác củ sắn cho đến nay vì thế kinh nghiệm là một yếu tố mang tính thời gian. Qua quá trình phỏng vấn, các nông hộ cho biết quá trình sản xuất dựa vào kinh nghiệm mà họ tự tích góp cũng như từ thế hệ trước để lại. Số năm kinh nghiệm càng cao thì có thể đem lại nhiều thuận lợi cho việc sản xuất củ sắn. Dưới đây là bảng 4.6 thể hiện số năm kinh nghiệm của nông dân tại địa bàn nghiên cứu.
Bảng 4.6: Kinh nghiệm của nông hộ
Năm Quan sát Tỷ trọng Dưới 10 năm 30 50,00 Từ 10 đến 20 năm 28 46,67 Trên 20 năm 2 3,33 Tổng 60 100,00 Nhỏ nhất 1,00 Lớn nhất 30,00 Trung bình 9,82 Độ lệch chuẩn 6,18
Qua bảng 4.6 ta thấy: trong 60 nông hộ được khảo sát, kinh nghiệm sản xuất củ sắn của nông hộ tập trung chủ yếu dưới 20 năm. Cụ thể, nông hộ có kinh nghiệm dưới 10 năm có tới 30 hộ, chiếm tỉ lệ 50% tổng số hộ được khảo sát, kinh nghiệm từ 10 đến 20 năm có 28 hộ với 46,67% trong 60 hộ được khảo sát, kinh nghiệm trên 20 năm chỉ có 2 nông hộ, con số này chiếm khoảng 3,33%. Với số năm kinh nghiệm tương đối ít, thời gian tham gia sản xuất tương đối ngắn (hộ kinh nghiệm dưới 10 năm) là một khó khăn cho nông hộ. Đa số nông dân sản xuất nông nghiệp đều dựa vào kinh nghiệm mà làm theo, vì thế kinh nghiệm ít có thể ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất củ sắn; tuy nhiên khi chưa có kinh nghiệm, người sản xuất sẽ có nhiều hướng đi mới cho quá trình sản xuất của mình, dễ dàng tích cực tham gia tập huấn kỹ thuật, cũng như tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công tác phòng trừ sâu hại mới, hiệu quả. Mặc khác, những nông hộ có kinh nghiệm càng cao sẽ càng thuận lợi cho sản xuất củ sắn, nhưng khi càng có kinh nghiệm, nông dân có thể trở nên bảo thủ, ít chọn biện pháp mới để tránh rủi ro cho sản xuất, nông dân ít tiếp cận khoa học kỹ thuật mới hoặc ít tham gia tập huấn cũng như hội thảo khoa học.
4.1.1.2 Nguồn lực vốn
Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công bước đầu cho mọi quá trình sản xuất, có đủ vốn sẽ giúp người nông dân có thể chăm sóc củ sắn tốt hơn và thuận lợi xoay sở chi phí khi có vấn đề phát sinh: dịch bệnh hay bón phân bổ sung dinh dưỡng cho củ sắn.
Đối với sản xuất củ sắn, vốn là một yếu tố quyết định, vì trong quá trình canh tác có rất nhiều chi phí về lao động thuê, chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, … Qua cuộc trao đổi với 60 nông hộ trồng củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, nghiên cứu nhận thấy: phần lớn nông dân sử dụng vốn tự có để sản xuất, ít vay mượn và không nợ tiền ở các ngân hàng khi sản xuất do nhiều nguyên nhân:
- Thứ nhất, phần lớn nông dân ở xã trồng cây hoa màu, mỗi đợt thu hoạch vụ màu trước sẽ là vốn cho vụ canh tác tiếp theo, mặc khác người dân có trồng các loại cây lâu năm nên cũng tạo thu nhập đáng kể để có vốn sản xuất cho những cây màu khác.
- Thứ hai, các cơ sở, đại lý phân, thuốc nông dược tại địa phương có phương thức kinh doanh mua, bán chịu; khi đến thu hoạch sẽ thanh toán tiền, nên người nông dân có thể tận dụng hình thức này để không bị sức ép thiếu vốn cũng như tiết kiệm một khoản vốn nhỏ để phục vụ cho hoạt động sản xuất
khác. Đa số cơ sở, đại lý phân thuốc đều sinh sống trên địa bàn xã cũng như có quan hệ quen biết lâu dài nên người nông dân dễ dàng mua trả sau để có điều kiện canh tác tốt.
- Thứ ba, nguồn lao động trong sản xuất củ sắn là những người sinh sống trong địa bàn xã nên quá trình thuê mướn cũng như trả tiền công trở nên dễ dàng thương lượng và nông hộ cũng dễ dàng gia hạn thời gian trả, không bị sức ép từ lao động.
- Thứ tư, nông dân thường e ngại thủ tục vay vốn rườm rà, tốn nhiều thời gian, yêu cầu thế chấp, cầm cố tài sản,… khi cần vốn trong thời gian ngắn thì không đáp ứng kịp thời. Chính vì thế nông hộ không chọn phương thức vay ngân hàng để làm vốn canh tác.
4.1.1.3 Nguồn lực đất đai
Theo kết quả điều tra, diện tích trung bình của nông hộ là 4.670 m2, diện tích lớn nhất lên đến 11.000 m2
và bé nhất chỉ có 2.000 m2. Phần lớn diện tích đất thuộc quyền sở hữu của nông hộ, rất ít nông hộ thuê đất ở cũng như thuê đất phục vụ canh tác. Người dân sử dụng đất vào 2 mục tiêu chính là dùng làm đất thổ cư và dùng đất để sản xuất. Trong diện tích đất sản xuất, nông hộ phân bổ 1 phần để trồng một số loại cây lâu năm, một phần đất để sản xuất cây màu các loại trong đó có củ sắn. Dưới đây là bảng 4.7 thể hiện tổng diện tích đất và tổng diện tích đất trồng sắn của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu:
Bảng 4.7: Tổng diện tích đất và diện tích đất trồng sắn của nông hộ
Đvt: 1.000 m2
Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tổng diện tích đất 2 11 4,67 2,47
Diện tích trồng sắn 1 4,5 2,41 0,72
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Từ bảng 4.7 ta thấy: diện tích đất nông hộ sử dụng để trồng củ sắn lớn nhất là 4.500 m2, ít nhất là 1.000 m2, diện tích đất trung bình được đưa vào trồng sắn trong 60 nông hộ là 2.410 m2. Tuy diện tích trồng củ sắn không quá lớn nhưng cũng chiếm hơn 50% tổng diện tích đất nông hộ. Cụ thể theo số liệu điều tra tổng diện tích đất 60 hộ là 280.000 m2
có đến 144.500 m2 (chiếm 51,61% tổng diện tích đất) nông hộ sử dụng trồng củ sắn.
4.1.2 Lý do trồng củ sắn
Xã Lục Sĩ Thành là nơi có truyền thống trồng rau màu từ rất lâu, nhưng việc quyết định lựa chọn loại cây trồng thì ngoài những yếu tố khách quan như thổ nhưỡng, điều kiện thời tiết,… những yếu tố chủ quan cũng không kém
phần quan trọng khiến người nông dân lựa chọn củ sắn làm nông sản để sản xuất. Bảng 4.8 thống kê những lý do nông dân lựa chọn trồng củ sắn: