Giới thiệu về cây củ sắn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của việc sản xuất củ sắn tại xã lục sĩ thành, huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 28 - 30)

Củ sắn là loại nông sản thuộc họ Đậu, có dây leo, ra hoa và tạo quả như những loại đậu khác, tuy nhiên người ta chỉ thu hoạch và sử dụng củ sắn chứ không dùng hạt. Thân dây leo dài 4-5 mét, có thể đến 10 mét nếu có dàn để bò, gồm một thân chính và nhiều nhánh phụ, từ củ mọc thành chồi mới để tạo

thành các thân chính ở các thế hệ tiếp theo. Củ do những đoạn rễ cái phình to hình thành. Vỏ củ có màu vàng và mỏng như giấy còn ruột có màu trắng kem hơi giống ruột khoa tây hay quả lê. Củ sắn có chứa: 2,4% tinh bột, 4,51% đường toàn bộ (glucoza), 86 - 90% nước; protein (1,46%).

Củ sắn được đánh giá là dễ trồng, ít kén đất, nhưng quá trình trồng cũng gặp nhiều khó khăn. Sau đây là quy trình canh tác củ sắn của nông hộ:

* Thời vụ gieo trồng: thông thường nông hộ xuống giống vào tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch (nhằm tháng 8, tháng 9 âm lịch) và thu hoạch vào dịp Tết (tháng 1- tháng 2 âm lịch), xuống giống thời điểm này củ sắn thường cho năng suất từ 10-12 tấn/1.000 m2

. Một số nông hộ lựa chọn xuống giống sớm vào tháng 7 dương lịch (hay tháng 6 âm lịch) và thu hoạch vào tháng 12 âm lịch; năng suất vụ sớm khoảng 6 - 7 tấn/1.000 m2

.

* Giống: giống được gieo trồng trên 1.000 m2 khoảng 25 – 30 lít hạt, tương đương với khoảng 16-18 kg hạt khô.

* Chuẩn bị đất, gieo hạt - Chuẩn bị đất:

Củ sắn không quá kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là ở vùng đất cồn, phù sa ven sông.

Cày xới đất để vun thành líp, líp có chiều cao 2 - 3 cm, chiều ngang từ 0,8 – 1m, chiều dài tùy theo chiều dài của mảnh đất.

- Tiến hành gieo hạt

+ Khoảng cách các cây từ 0,3 – 0,5 cm. + Khoảng cách các hàng từ 10 – 12 cm.

+ Mỗi lỗ gieo hạt phủ lên một lớp tro (trấu, mạc cưa) để giữ ẩm cho hạt củ sắn nảy mần.

* Chăm sóc

- Tưới nước: nếu trời không mưa thì tưới liên tục từ 1 – 7 ngày đầu khi gieo hạt để hạt nảy mầm tốt. Những ngày sau, cách 7 ngày tưới 1 lần.

- Phòng trừ cỏ dại: phun cỏ, diệt mầm. Sau khi gieo hạt từ 20 – 25 ngày mà cỏ mọc lại thì tiếp tục phun thuốc hậu nảy mầm.

- Bón phân: tùy theo vùng đất mà sử dụng phân khác nhau, trung bình lượng phân cho 1.000 m2

là 150 kg NPK trong suốt vụ. Khoảng cách tưới phân là 10 ngày tưới 1 lần, lượng phân tăng dần theo thời gian sinh trưởng của củ sắn.

- Cắt đọt: đặc tích của cây củ sắn là thân bò, cần hạn chế sự sinh trưởng của cây sắn để tập trung phát triển củ. Sau khi gieo trồng được 20 – 25 ngày cây ra lá thật hoàn toàn thì tiến hành cắt đọt lần thứ nhất:

+ Lần 1: cắt đọt giữ lại 2 lá mầm và 2 đến 3 lá phía trên

+ Lần 2: sau 10 ngày từ lần cắt đọt thứ 1, tiến hành cắt đọt lần 2, lần này giữ lại 1 lá kế tiếp.

+ Lần 3: sau 10 – 15 ngày sau lần cắt thứ 2, tiến hành cắt đọt lần 3 và giữ lại 1 lá kế tiếp.

Sau 3 lần cắt thì cây sắn được khoảng 8 – 10 lá, nông hộ giữ những lá đó và tiếp tục cắt đọt nếu cây phát triển thêm.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của việc sản xuất củ sắn tại xã lục sĩ thành, huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 28 - 30)