4.1.4.1 Đầu vào * Thuận lợi
Hiện nay, đầu vào cho việc sản xuất củ sắn có nhiều thuận lợi. Người dân có kinh nghiệm chọn trồng củ sắn phù hợp với thời tiết và đất đai; góp phần ảnh hưởng tốt đến quá trình sinh trưởng, cùng với sự chủ động về nguồn vốn sản xuất nên quá trình gieo sạ, chăm sóc cũng không bị thiếu hụt vốn.
Bảng 4.10: Những thuận lợi đầu vào của việc sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành
Chỉ tiêu Quan sát Tỷ trọng (%)
Đất đai thời tiết 37 61,17
Có kinh nghiệm sản xuất 45 75,00
Tập huấn kỹ thuật 25 41,67
Giao thông thuận tiện 19 31,67
Đủ vốn sản xuất 45 75,00
Qua bảng 4.10 ta thấy: trong 60 hộ nông dân trồng sắn, có đến 75% nông dân đủ vốn sản xuất, nguồn vốn chủ yếu có được từ các vụ màu trước mang lại hoặc từ nguồn vốn tích lũy của gia đình; chỉ có 25% nông hộ được phỏng vấn cho biết là không đủ vốn sản xuất.
Kinh nghiệm sản xuất là một trong những lợi thế khi chiếm đến 75% trong tổng số nông hộ được hỏi. Đất trồng phù hợp cũng như thời tiết vụ sản xuất củ sắn thuận lợi được 61,17% nông dân chọn là sự thuận lợi của đầu vào trong quá trình canh tác. Yếu tố tập huấn cũng được một số (41,67% trong tổng số 60 hộ) nông hộ khẳng định là một thuận lợi giúp cho họ cải thiện được kỹ thuật sản xuất để quá trình canh tác được dễ dàng hơn trước. Giao thông thuận tiện cũng là yếu tố được nông hộ lựa chọn nhưng không cao, chỉ có 31,67% hộ được phỏng vấn có tuyến giao thông thuận lợi để trồng củ sắn.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đầu vào, trồng củ sẵn cũng có những yếu tố đầu vào bất lợi mà nông hộ sản xuất gặp phải. Dưới đây là bảng 4.11 những khó khăn đầu vào nông hộ gặp phải khi sản xuất:
Bảng 4.11: Những khó khăn đầu vào nông hộ gặp phải khi sản xuất
Chỉ tiêu Quan sát Tỷ trọng (%)
Thiếu lao động 30 50,00
Giá cả đầu vào cao 46 76,67
Thiếu vốn sản xuất 15 25,00
Giống không chất lượng 7 11,67
Thiếu kinh nghiệm sản xuất 11 18,33
Thủy lợi chưa được đầu tư 9 15,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Từ số liệu bảng 4.11 cho thấy:
Giá cả đầu vào là yếu tố khó khăn đầu tiên mà nông hộ trồng củ sắn gặp phải trong quá trình sản xuất. Có đến 76,67% trong tổng số 60 nông hộ cho biết rằng: chi phí mua giống đầu vào rất cao, khiến cho việc đầu tư ban đầu cần một lượng vốn lớn, vì thế chi phí mua giống càng cao có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận nông hộ đạt được.
Củ sắn là loại nông sản cần nhiều lao động trong quá trình sản xuất, từ khâu làm đất, gieo hạt đến thu hoạch đều cần lao động. Tuy nhiên theo 50% nông hộ được khảo sát cho biết trong thiếu lao động đã gây khó khăn cho quá trình sản xuất của họ.
Thiếu kinh nghiệm sản xuất, thủy lợi chưa được đầu tư, giống không chất lượng, thủy lợi chưa được đầu tư là một số ít những khó khăn mà nông hộ cho
biết, tuy những vấn đề trên chỉ một số ít nông hộ gặp phải nhưng đó cũng là những khó khăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra.
4.1.4.2 Đầu ra
Khi kết thúc giai đoạn sản xuất, nông hộ sản xuất củ sắn luôn mong muốn đầu ra sẽ thật thuận lợi để đem về phần doanh thu xứng đáng với công sức bỏ ra và không bị tình trạng “được mùa mất giá” hay “mất mùa được giá” mà nông dân thường hay gặp phải. Sau đây là thống kê những thuận lợi cũng như khó khăn đầu ra mà nông hộ gặp phải.
Thuận lợi
Hầu hết nông dân được phỏng vấn đảm bảo chất lượng cho củ sắn của họ khi sản xuất ra, thể hiện như: củ tương đối đồng đều, ít bị hư hỏng, hao hụt, củ đẹp ít sâu hại tấn công,…
Bảng 4.12: Những thuận lợi đầu ra của nông hộ trồng củ sắn
Chỉ tiêu Quan sát Tỷ trọng (%)
Chủ động khi bán 39 65,00
Sản phẩm có chất lượng 46 76,67
Bán được giá 17 28,33
Nhà nước hỗ trợ 0 00,00
Được bao tiêu sản phẩm 0 00,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Trong 60 hộ được phỏng vấn đã có 46 hộ (chiếm 76,67%) nhận định sản phẩm củ sắn đạt chất lượng. Trong quá trình thu hoạch, thương lái sẽ đến tận nơi để quan sát và thương lượng với chủ hộ giá cả cũng như sẽ đảm bảo thu mua hết lượng củ sắn thu hoạch, nên nông hộ có thể chủ động hơn khi bán, không cần phải bảo quản cũng như lo sợ hao hụt trong khâu chờ bán. Thuận lợi này được 65% nông hộ được khảo sát đánh giá đó là một trong những thuận lợi đầu ra. Một số ít nông hộ sản xuất củ sắn cho biết rằng, họ có thuận lợi nhờ bán lúc thời điểm giá sắn đang lên cao. Phần lớn những hộ bán được giá cao là do gieo giống sớm, tuy năng suất không cao so với những hộ gieo sau nhưng giá bán có thể lớn và được lợi nhuận cao.
Khó khăn
Thuận lợi đầu ra đã chỉ ra một số ưu điểm nhưng bên cạnh vẫn còn những khó khăn mà nông hộ gặp phải, nhiều vấn đề về giá mà chính nông hộ là người luôn bị thương lái ép giá hoặc vấn đề giá cả củ sắn trên thị trường thay đổi nhanh làm cho nông hộ không bắt kịp giá bán. Sau đây là bảng 4.13 nêu lên những khó khăn đầu ra của nông hộ:
Bảng 4.13: Những khó khăn đầu ra của nông hộ sản xuất củ sắn
Chỉ tiêu Quan sát Tỷ trọng (%)
Đầu ra không ổn định 12 20,00
Bị ép giá 41 68,33
Giá cả biến động 38 63,33
Giao thông yếu 11 18,33
Thiếu thông tin người mua 13 21,67
Thiếu thông tin thị trường 29 48,33
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Theo thông tin phỏng vấn 60 nông hộ cho biết: khó khăn lớn nhất là bị thương lái ép giá, khó khăn này chiếm đến 68,33% tổng số 60 nông hộ. Mặc dù sản xuất củ sắn lâu năm cũng như nông dân cũng đã có quen biết với nhiều thương lái, nhưng nông dân vẫn bị thương lái ép giá rất nhiều, lợi nhuận thu được phụ thuộc vào giá bán ra nhưng người nông dân thì vẫn gặp khó khăn lớn. Giá cả thị trường biến động là khó khăn chiếm 63,33% mà nông hộ được phỏng vấn cho biết. Nông dân sống trên địa bàn xã Lục Sĩ Thành phần lớn luôn gắn bó với vườn, ruộng nên việc cập nhật kịp thời giá cả trên thị trường còn rất hạn chế. Vì lí do đó 43,33% số nông hộ được khảo sát cho rằng họ đang gặp khó khăn khi giá cả thị trường biến động nhưng họ không bắt kịp nên thường bị thương lái mua ép giá. Bên cạnh đó, một số nông họ còn gặp một số khó khăn đầu ra cần sớm phải khắc phục: giao thông yếu, thiếu thông tin người mua.
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ – DOANH THU VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
4.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí
Tổng chi phí cho quá trình trồng củ sắn bao gồm: chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc nông dược, chi phí lao động thuê, chi phí khác. Những chi phí này có sự chênh lệch khác nhau phụ thuộc vào đăc điểm sinh trưởng của củ sắn cũng như quá trình chăm sóc của nông hộ.
Bảng 4.14: Chi phí sản xuất củ sắn trung bình của nông hộ
Đvt: 1.000 đồng/1.000 m2
Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Chi phí thuê lao động 3.452,00 8.505,00 6.713,52 946,59
Chi phí giống 1.800,00 5.100,00 3.568,25 713,76
Chi phí phân 1.210,00 6.030,00 3.367,05 892,52
Chi phí thuốc nông dược 2.000,00 4.000,00 2.738,33 493,03
Chi phí khác 832,00 1.101,00 954,74 72,92
Tổng chi phí (không có LĐGĐ
11.036,00 21.288,00 17.341,89 1.842,97
Tổng chi phí (có LĐGĐ) 14.613,00 26.478,00 21.884,27 2.324,57
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành, 2013
Từ bảng 4.14 ta dễ dàng nhận thấy cơ cấu chi phí sản xuất là rất khác nhau, tùy vào đặc tính của củ sắn mà nông hộ sử dụng lượng chi phí phù hợp để tạo đầu ra có hiệu quả. Cơ cấu chi phí trong sản xuất củ sắn được thể hiện rõ qua hình 4.2 sau đây:
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Hình 4.2: Cơ cấu chi phí trung bình trong sản xuất củ sắn năm 2012 Các khoản mục chi phí sản xuất của nông hộ trồng củ sắn khá tương đồng, không chênh lệch quá lớn so với các chi phí còn lại. Chi phí cao nhất là chi phí lao động thuê, đứng thứ 2 là chi phí giống, thứ 3 là chi phí phân, chi phí thuốc nông dược xếp thứ 4 và cuối cùng là khoản chi phí khác. Điều này chứng tỏ lao động, giống, phân bón, thuốc nông dược là những yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Để tìm hiểu cụ thể từng khoản mục chi phí, chúng ta tiến hành tìm hiểu, đầu tiên là chi phí giống.
4.2.1.1 Chi phí giống
Giống là một yếu tố đầu vào có sự ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Thông thường nông hộ sử dụng giống theo kinh nghiệm. Trong quá trình sản xuất củ sắn, giống là yếu tố quan trọng khi có tỷ trọng 20,58% trong tổng chi phí nông hộ sử dụng. Như sự thể hiện ở hình 4.2 giống có chi phí lớn thứ 2 chỉ sau chi phí thuê lao động. Chi phí giống trung bình nông hộ sử dụng trên 1.000 m2
đồng và thấp nhất là 1.800.000 đồng. So với những nông sản ngắn ngày khác, củ sắn là nông sản có chi phí giống khá cao, cần vốn đầu tư giống ban đầu lớn. Số lượng giống và đơn giá giống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giống, với những nông hộ trồng càng dày, yêu cầu một lượng giống cao hơn những hộ có mật độ trồng thưa.
Bảng 4.15: Chi phí giống trung bình trên 1.000 m2
Khoản mục Đơn vị tính Chỉ số
Số lượng Kg/1.000 m2 18,00
Đơn giá Ngàn đồng/kg 71,65
Thành tiền Ngàn đồng/1.000 m2
3.568,25
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Từ bảng 4.15 mật độ trung bình nông dân thường dùng là 18 kg/1.000 m2
cùng với giá bán trung bình là 71.650 đồng/kg. Có thể nhận thấy chi phí giống cao do chịu ảnh hưởng bởi giá mua giống, giá giống 1 kg hạt củ sắn là rất cao, cùng với một lượng giống cần cho sản xuất khá lớn nên đã làm cho chi phí giống cao hơn các khoản chi phí khác.
4.2.1.2 Chi phí phân bón
Phân bón là chi phí đầu vào khá quan trọng trong quá trình sản xuất củ sắn, trong tỷ trọng chi phí đầu vào phân bón chiếm vị trí thứ 3 với 19,42% trong cơ cấu chi phí đầu vào trung bình. Từ số liệu bảng 4.14 ta thấy chi phí phân bón trung bình nông hộ sử dụng trên 1.000 m2
là 3.367.050 đồng, cao nhất là 6.030.000 đồng và thấp nhất là 1.210.000 đồng. Liều lượng phân bón chủ yến sử dụng theo kinh nghiệm của nông hộ hoặc theo sự chỉ dẫn của những người lớn trong gia đình.
Củ sắn là nông sản cung cấp củ để thu hoạch nên phần lớn nông hộ sử dụng những loại phân để cung cấp chất dinh dưỡng nuôi lớn củ cũng như tạo tinh bột cho củ sắn. Những phân bón nông hộ thường dùng là: NPK 20-20-15, NPK 16-16-8, Urê (46%), DAP (18-46-0). DAP là phân được sử dụng ít nhất nên chi phí không lớn, nông hộ chỉ sử dụng trong giai đoạn đầu khi vừa gieo hạt. Các loại phân còn lại nông dân sử dụng khá lớn có những nông hộ kết hợp NPK 20-20-15 với Urê, số khác sử dụng nhiều Urê,… để thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây cũng như việc hình thành và phát triển của củ.
4.2.1.3 Chi phí thuốc nông dược
Cũng giống như phân bón, thuốc nông dược là yếu tố đầu vào không kém phần quan trọng. Trong sản xuất củ sắn, nông hộ sử dụng một lượng thuốc nông dược khá lớn khiến chi phí này chiếm 15,79% trong cơ cấu chi phí đầu vào trên 1.000 m2. Chi phí trung bình nông hộ sử dụng là 2.738.330
đồng/1.000 m2, chi phí thuốc lớn nhất lên đến 4.000.000 đồng/1.000 m2, nhỏ nhất là 2.000.000 đồng/1.000m2
. Nông hộ tiến hành phun thuốc nông dược cho cây củ sắn với tần số cao, khoảng 10 ngày phun 1 lần đến hết vụ để phòng trừ nấm bệnh tấn công sau các lần cắt đọt và quá trình phát triển hơn của củ sắn. Theo thông tin phỏng vấn các nông hộ trong quá trình sản xuất củ sắn, thông thường các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là: thuốc cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc bệnh, thuốc dưỡng.
- Thuốc cỏ: các loại thuốc thường được nông dân sử dụng trộn chung với hạt giống sau đó giống được gieo sạ, phổ biến là loại thuốc diệt mầm.
- Thuốc trừ sâu: các loại thuốc chuyên diệt các loại côn trùng phá hoại cây củ sắn: sâu ăn tạp, sâu nhiếu đọt, sâu xanh, rầy lửa, rầy xanh. Các loại thuốc nông hộ sử dụng : Selesron, Sapenanfa, Brightin,…
- Thuốc trừ bệnh: các loại bệnh thường gặp: bệnh héo cây con, bệnh đốm lá, bệnh rỉ sắt, bệnh héo muộn,…. Các loại thuốc được sử dụng là: Anvil, Ridomin, Zinep, Carbendazim,… .
- Thuốc dưỡng: là những loại thuốc hỗ trợ cho cây củ sắn tăng trưởng cũng như phát triển kích thước củ, giúp tạo tinh bột, làm to củ. Các loại thuốc được nông hộ sử dụng chủ yếu dạng bột, gồm thuốc: 13-13-21, 10-60-10,…
4.2.1.4 Chi phí lao động thuê
Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất củ sắn. Lao động bao gồm: lao động gia đình và lao động thuê. Nghiên cứu tiến hành phân tích chi phí lao động thuê để hiểu rõ ảnh hưởng của chi phí này đến hoạt động sản xuất củ sắn. Trong hoạt động sản xuất củ sắn, lao động thuê hầu hết ở các khâu từ chuẩn bị đất, gieo hạt, cắt đọt, phun thuốc, thu hoạch và vận chuyển. Phần lớn nông hộ trồng củ sắn đều sử dụng lao động thuê, vì trong vụ cần nguồn lao động lớn nhưng lao động gia đình không đủ để đáp ứng.
Chi phí lao động thuê biến động theo từng khâu khác nhau. Đơn giá cho lao động thuê phân biệt đối tượng là nam hay nữ, những khâu làm đất, thu hoạch, phun thuốc là những công việc yêu cầu nhiều sức khỏe nên đơn giá thông thường là 140.000 đồng/ngày. Đơn giá thuê cho lao động nữ thấp hơn lao động nam vì các khâu: gieo hạt, cắt đọt, thu hoạch không đòi hỏi sức khỏe như lao động nam, đơn giá thông thường là 70.000 đồng/ngày. Một ngày công lao động được tính như một ngày làm việc của một người bình thường.
Từ những số liệu từ bảng 4.14ta thấy: chi phí lao động thuê trung bình là 6.713.520 đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng 38,71% trong tổng chi
phí cả vụ, chi phí thuê lao động lớn nhất là 8.505.000 đồng, thấp nhất là 3.452.000 đồng. Trong đó:
+ Chi phí thuê lao động làm đất: là khoản chi phí chiếm 12,76% tổng chi phí lao động thuê, chi phí thuê lao động làm đất thấp nhất là 700.000 đồng/1.000 m2, cao nhất là 1.400.000 đồng/1.000 m2
và chi phí trung bình là 856.333 đồng/1.000 m2
.
+ Chi phí thuê lao động gieo hạt: khoản chi phí này chiếm tỷ trọng khá ít trong tổng chi phí lao động thuê, chỉ với 8,15% và trung bình là 547.166 đồng/1.000 m2
. Chi phí gieo hạt cao nhất là 700.000 đồng/1.000 m2
, thấp nhất là 175.000 đồng/1.000 m2
. Phần lớn nông hộ sử dụng lao động gia đình phụ giúp gieo hạt để giảm chi phí thuê, chỉ một số hộ thực hiện thuê toàn bộ lao động nên chi phí gieo hạt chiếm tỷ trọng nhỏ; tuy nhiên, một phần cũng là do các khâu lao động khác như cắt đọt, phun thuốc BVTV, tưới tiêu thường được