Doanh thu là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh khi nông hộ thu hoạch được sản lượng và tiến hành bán nông sản. Doanh thu là yếu tố quan trọng quyết định sự lời hoặc lỗ của nông hộ. Dưới đây là bảng 4.16 năng suất, giá bán và doanh thu trồng củ sắn trung bình của nông hộ thuộc xã Lục Sĩ Thành:
Bảng 4.16: Năng suất, giá bán và doanh thu trồng của sắn trung bình trên 1.000 m2
Khoản mục Đơn vị tính Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất
Năng suất Kg/1.000 m2 9.900 4.000 16.000
Giá bán Ngàn đồng/kg 3,11 2,00 5,80
Doanh thu Ngàn đồng/1.000 m2
28.777,50 17.600,00 32.000,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Từ số liệu bảng 4.16 ta thấy: doanh thu nông hộ đạt được vào khoảng trên 28 triệu đồng/1.000 m2; giá bán trung bình của 1 kg củ sắn là 3.110 đồng/kg; năng suất nông hộ đạt được có dao động nhưng trung bình là 9.900 kg/1.000 m2. Để hiểu thêm về tình hình năng suất, giá bán, doanh thu các nông hộ sản xuất củ sắn ta tiến hành tìm hiểu cụ thể:
- Về năng suất: năng suất được tính bằng số kg thu hoạch được trên 1.000 m2, năng suất thường thay đổi theo từng vụ tùy thuộc vào nhiều yếu tố đầu vào đã phân tích ở phần trên. Từ bảng 4.16 ta thấy năng suất trung bình nông hộ đạt được là 9.900 kg/1.000 m2
, năng suất thấp nhất là 4.000kg/1.000 m2
và cao nhất là 16.000kg/1.000 m2
. Năng suất có sự chênh lệch rất lớn ở các nông hộ, năng suất cao nhất gấp 4 lần năng suất thấp nhất. Nguyên nhân của sự chênh lệch là do một số nông hộ trồng củ sắn thực hiện xuống giống sớm hơn vụ mùa gieo hạt (sớm hơn 1 tháng) để tìm kiếm giá thành cao hơn; hoặc tiến hành
gieo sạ với mật độ thưa hơn bình thường. Chính vì xuống sớm nên thời tiết lẫn đất đai không thuận lợi như vụ sắn mùa. Củ sắn bị dịch bệnh, sâu hại nhiều hơn nên có thể năng suất không nhiều. Mặc khác, một số nông hộ giep sạ mật độ thưa vì muốn củ sắn đạt khối lượng lớn hơn mật độ trồng nhiều, dễ tiêu thụ cho những thương lái cần nguồn củ sắn có kích thước cũng như khối lượng lớn. Tuy năng suất không cao cũng như quá trình sản xuất gặp khó khăn hơn, nhưng đầu ra dễ tiêu thụ và giá thành có thể chênh lệch nhiều hơn vụ sớm. Đó là mặt tích cực khi năng suất thấp, nhưng bên cạnh, một lý do đáng quan tâm là nông hộ sử dụng đầu vào chưa hợp lý cùng với kỹ thuật sản xuất chưa cao nên năng suất củ sắn chưa lớn.
- Về giá bán: giá bán là yếu tố quan trọng quyết định đến doanh thu của nông hộ. Tuy nhiên nông hộ không thể chủ động được giá bán cho nông sản của mình, vì có những khó khăn nhất định do thương lái ép giá. Trong vụ sản xuất củ sắn này, giá bán trung bình nông hộ nhận được là 3.110 đồng/kg, lớn nhất là 5.800 đồng/kg và thấp nhất chỉ có 2.000 đồng/kg. Nông hộ bán được giá cao là do gieo hạt sớm nên thời gian thu hoạch sớm hơn những nông hộ khác, khi đó lượng củ sắn trên thị trường ít, trở nên khan hiếm hơn vì thế thương lái thường mua với giá cao hơn. Ngược lại, vào khi gieo hạt đúng vụ sắn, nông hộ thường bị ép giá do sản lượng cung cấp ra nhiều, thị trường không còn khan hiếm như trước nữa.
+ Về doanh thu: từ số liệu từ bảng 4.16 ta thấy doanh thu trung bình nông hộ sản xuất củ sắn đạt được là 28.777.500 đồng/1.000 m2
, lớn nhất lên đến 32.000.000 đồng/1.000 m2 và thấp nhất là 17.600.000. Doanh thu chủ yếu phụ thuộc và năng suất và giá bán, sau vụ trồng củ sắn nhiều nông dân gặp phải tình trạng được mùa mất giá, chỉ một số ít tạo được năng suất củ sắn lớn cùng với bán được giá làm cho doanh thu đạt được rất cao.
Để hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của doanh thu cũng như các yếu tố khác đến lợi nhuận, thu nhập của nông hộ, kết quả nông hộ đạt được, ta tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu tài chính của sản xuất củ sắn.