Kỹ thuật sản xuất

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của việc sản xuất củ sắn tại xã lục sĩ thành, huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 38 - 40)

4.1.3.1 Cây giống và mật độ sản xuất

* Giống

Giống là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến năng suất cũng như chất lượng nông sản sau này. Đối với củ sắn cũng vậy giống quyết định rất nhiều đến chất lượng củ, cũng như khả năng sinh trưởng và chống chịu sâu bệnh, thời tiết thất thường. Nông dân trồng sắn ở xã Lục Sĩ Thành chủ yếu sử dụng giống mua, rất ít sử dụng giống tự có hoặc từ hàng xóm. Nguyên nhân khiến nông dân không sản xuất giống mà thực hiện mua giống là do:

- Trong quá trình sản xuất củ sắn cần một lượng giống lớn để phù hợp với diện tích cũng như mật độ trồng, tuy nhiên để có đủ lượng giống cung cấp cho quá trình gieo sạ, nông dân ở xã phải mất phần lớn diện tích để trồng sắn tạo hạt giống cho mùa sau.

- Thời gian bỏ ra để tạo sắn giống rất lớn trong khi người dân chủ yếu trồng cây ngắn ngày để tạo thu nhập, khi đó người dân chọn sản xuất hoa màu khác chứ không để đất chỉ để có được giống. Thông thường sắn làm giống cần thời gian 6-7 tháng mới cho trái, cần 1 hoặc 2 tuần để thu hoạch, phơi sấy mới tạo ra được số lượng giống cần thiết cho gieo sạ. Theo nông hộ, bỏ qua khâu trồng sắn giống, người nông dân có thể canh tác 2 hay nhiều vụ màu khác và tạo thu nhập ổn định

- Chi phí cho quá trình sản xuất củ sắn giống khá cao, cần nhiều công lao động cũng như chi phí phân, thuốc nông dược, thu hoạch,.. nhưng lợi nhuận cũng như thu nhập thì không đủ bù đắp. Trong khi chi phí mua giống ở cơ sở sản xuất không quá lớn so với tự sản xuất.

- Diện tích trồng sắn giống phải rất lớn để có thể cung cấp đủ nhu cầu gieo sạ cho mùa vụ sau, mặc khác diện tích đất trồng màu của nông hộ không nhiều nên bị hạn chế khả năng sản xuất giống.

4.1.3.2 Mật độ trồng củ sắn

Mật độ trồng có sự ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất đạt được của nông hộ. Với củ sắn, mật độ trồng là một trong những yếu tố quyết định thời gian thu hoạch ngắn hay dài, cũng như lượng phân bón. Đặc tính củ sắn là nông sản

lấy củ, nên khi gieo hạt càng dày, kích thước củ sẽ nhỏ hơn do cạnh tranh chất dinh dưỡng; thời gian thu hoạch nhanh hơn khi sạ thưa.

Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013

Hình 4.1: Mật độ trồng củ sắn của nông hộ

Qua hình 4.1 ta thấy mật độ trồng của nông hộ khá đồng đều vì không quá nhiều chênh lệnh lớn giữa mật đột trồng cao nhất và thấp nhất so với mật độ trung bình. Mật độ trồng củ sắn cao nhất là 22 kg/1.000 m2, thấp nhất là 14 kg/1.000 m2 và trung bình là 18 kg/1.000 m2. Nguyên nhân khiến cho có sự khác biệt về mật độ gieo trồng chủ yếu là do: kỹ thuật sản xuất của nông hộ là khác nhau, cùng với kinh nghiệm trồng củ sắn là hoàn toàn không tương đồng nhau, hoặc có thể nông dân muốn giảm bớt một phần chi phí giống, phân, thuốc BVTV,… để tiết kiệm vốn sản xuất.

4.1.3.3 Tham gia tập huấn kỹ thuật

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhu cầu tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất ngày càng lớn. Tập huấn chính là cầu nối để nông dân tiếp xúc và hiểu rõ hơn về những lợi ích mà khoa học kỹ thuật mang lại cho quá trình sản xuất của họ. Chính vì thế những buổi tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng củ sắn sẽ là cơ hội để cán bộ kỹ thuật giúp người nông dân trong xã Lục Sĩ Thành có thêm kinh nghiệm sản xuất nhằm nâng cao năng suất đầu ra.

Bảng 4.9: Tập huấn các kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông hộ

Chỉ tiêu Quan sát Tỷ trọng (%)

Tập huấn

Có tham gia tập huấn 25 41,67

Không tham gia tập huấn 35 58,33

Ai tập huấn

Cán bộ khuyến nông 15 25,00

Cán bộ hội nông dân 7 11,67

Công ty thuốc BVTV 20 33,33

Cán bộ trường, viện 0 0,00

Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013

Qua bảng 4.9 ta thấy trong số 60 nông hộ được khảo sát chỉ có 25 hộ có tham gia khóa tập huấn, con số này chỉ chiếm 41,67%, còn đến 58,67% số hộ không tham gia các khóa tập huấn. Trong quá trình trao đổi với các nông hộ được biết tần số các lớp tập huấn về củ sắn khá ít, chỉ khoảng 1 đến 2 lần, thường chỉ giới thiệu một số cách diệt sâu bệnh cũng như kỹ thuật chăm sóc cho củ sắn. Nông dân thường không nắm rõ những thông tin như: thời gian địa điểm cụ thể để tham gia đầy đủ vì công tác tuyên truyền chưa phổ biến, chưa rộng rãi đến tất cả nông hộ sản xuất củ sắn. Chính vì thế, tuy có tham gia tập huấn nhưng kỹ thuật sản xuất củ sắn phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm của nông hộ là chủ yếu hoặc học hỏi từ những người đi trước; rất ít nông hộ áp dụng từ những nội dung được hướng dẫn vào thực tiễn sản xuất.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của việc sản xuất củ sắn tại xã lục sĩ thành, huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)