Hiệu quả kỹ thuật và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của việc sản

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của việc sản xuất củ sắn tại xã lục sĩ thành, huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 52)

HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA VIỆC SẢN XUẤT CỦ SẮN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.3.1 Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas

Để xây dựng mô hình sản xuất Cobb-Douglas ta có biến số trung bình như bảng 4.18 để nhằm phân tích kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên như sau:

Bảng 4.18: Thống kê các biến số trung bình trong hàm sản xuất của vụ sản xuất củ sắn năm 2012

Biến số Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Logarit của năng suất 2,26 0,28 1,39 2,77

Logarit của mật độ 2,88 0,10 2,67 3,07

Logarit của lượng N 4,51 0,30 3,56 4,95

Logarit của lượng P 3,22 0,39 1,61 4,14

Logarit của lượng K 2,26 0,50 1,32 3,40

Logarit của chi phí thuốc nông dược

7,89 0,18 7,60 8,29

Logarit của LĐGĐ 3,01 0,26 2,10 3,75

Logarit của chi phí lao động thuê

8,79 0,16 8,10 9,05

Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013

Qua bảng 4.18 nhìn chung giá trị của các biến số trong mô hình ít biến động lớn giữa các nông hộ, được biểu hiện qua giá trị độ lệch chuẩn của các biến là tương đối nhỏ so với các giá trị trung bình. Sự kém biến động này do nông dân sử dụng liều lượng khá đồng nhất với nhau.

4.3.2 Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật thuật

Bằng phương pháp MLE, các hệ số của các biến số trong mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và hàm phi hiệu quả kỹ thuật đã được ước lượng. Kết quả như sau:

Bảng 4.19: Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật cho 60 hộ trồng củ sắn tại xã Lục Sĩ Thành năm 2012

Biến số Hệ số Độ lệch Giá trị t

Hàm sản xuất biên (Frontier production function)

Hằng số -2,479** 1,129 -2,196 ln X1 Mật độ (kg/1.000 m2 ) 0,438* 0,226 1,942 ln X2 Phân đạm (kg) -0,142* 0,081 -1,753 ln X3 Phân lân (kg) -0,100ns 0,090 -1,124 ln X4 Phân kali (kg) 0,046ns 0,076 0,601

ln X5 Thuốc nông dược (chi phí) -0,017ns 0,141 -0,123

ln X6 Lao động gia đình (ngày công) -0,018ns 0,095 -0,191

ln X7 Lao động thuê (chi phí) 0,536*** 0,115 4,645

Hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency function)

Hằng số -0,274ns 0,402 -0,683

Z1 Kinh nghiệm (năm) 0,025* 0,015 1,681

Z2 Học vấn (năm) 0,02ns 0,010 0,190

Z3 Tập huấn (1 = có, 0 = không) -2,055* 1,169 -1,757

Z4 Giới tính (1 = nam, 0 = nữ) 0,052ns 0,218 0,238

Z5 Lao động gia đình (người) 0,146ns 0,110 1,320

2

 0,074*** 0,024 3,088

 0,878***

0,061 14,450

Log-likelihood function 27,010

LR test of the one-sided error 42,425

Hiệu quả kỹ thuật trung bình (%) 84,34

*

, ** và *** lần lượt biểu diễn các mức thống kê ở mức 10%, 5% và 1%. ns

không có ý nghĩa

Nguồn: kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm frontier 4.1

Qua kết quả phân tích từ bảng 4.19 ta thấy mô hình ước lượng có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ các biến số được chọn trong mô hình có ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật trong vụ. Bên cạnh, hệ số gama (γ) bằng 0,88 rất lớn (~ 1) cho thấy, mô hình tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật (Nguyễn Hữu Đặng, 2012) không chỉ ảnh hưởng bởi việc sử dụng các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về kinh tế - xã hội hay còn gọi là các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật và phương pháp ước lượng “khả năng cao nhất” (MLE) phù hợp hơn phương pháp bình phương bé nhất (OLS). Cụ thể: khi hệ số gama (γ) bằng 0,88, kết quả này cho thấy những yếu tố đầu vào mà

nông hộ kiểm soát được (phân bón, thuốc nông dược, giống, lao động, mật độ trồng,…) giải thích hơn ¾ mức hiệu quả kỹ thuật nông hộ đạt được, phần còn lại là do các yếu tố kinh nghiệm, tập huấn, học vấn,… quyết định. Số liệu đã được kiểm tra các hiện tượng trước khi đưa vào phân tích và kết luận không có hiện tượng tự tương quan, đa cộng tuyến hay phương sai sai số thay đổi [phụ bảng 2.7, 2.8, 2.9]

Dựa trên mức kiểm định t để xét mức ý nghĩa của từng biến giải thích trong mô hình ta thấy số lượng các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất không nhiều. Điều này có thể giải thích vì sự biến động của lượng các yếu tố đầu vào của nông hộ trồng củ sắn là không đủ lớn để tạo ra mức ý nghĩa thống kê cho các hệ số ước lượng. Để hiểu rõ hiệu quả kỹ thuật cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, ta tiến hành tìm hiểu trước hết về hiệu quả kỹ thuật của nông hộ:

* Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ trồng củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành

Ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố đầu vào đến năng suất được thể hiện cụ thể như sau:

- Mật độ trồng (lượng giống): hệ số của biến mật độ trồng có ý nghĩa

thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này có ý nghĩa khi tăng lượng giống lên 1% thì năng suất sẽ tăng lên tối đa 0,438% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Xét hệ số của biến lượng giống có tương quan thuận với năng suất nông hộ đạt được.

- Phân đạm: hệ số của biến phân đạm có ý nghĩ thống kê ở mức ý nghĩa

10%. Tuy nhiên hệ số này lại mang dấu âm nên có mối tương quan nghịch với năng suất nông hộ đạt được. Kết quả này có ý nghĩa: khi tăng lượng phân đạm lên 1% thì năng suất sẽ giảm 0,142% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Thông thường, nông hộ thường nhận thấy rõ sự quan trọng của phân bón đến nông sản, đặc biệt là củ sắn, tuy nhiên nông hộ thường sử dụng quá liều lượng cần thiết vừa gây lãng phí vừa không giúp năng suất nâng cao. Nông hộ thường bón phân theo kinh nghiệm cũng như theo thói quen qua những lần sản xuất trước, mà không tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật nên không thể tránh khỏi sự dư thừa không cần thiết và không làm năng suất cao hơn nữa. Sử dụng phân đạm quá liều có thể làm phản tác dụng của phân trong việc làm tăng năng suất mà nông hộ mong muốn.

- Phân lân: từ kết quả trong bảng 4.19 hệ số của lượng phân lân không có

ý nghĩa thống kê trong vụ. Điều này cho thấy lượng phân lân nguyên chất không làm ảnh hưởng đến năng suất củ sắn của nông hộ.

-Phân kali: tương tự như lượng P, kali cũng không có ý nghĩa thống kê trong các vụ. Điều này cho thấy việc tăng, giảm kali không làm tăng giảm năng suất. Vì kali có tác dụng chính trong việc kích thích ra hoa, tạo hạt. Chính vì thế đối với củ sắn thì lượng phân kali tăng hay giảm không ảnh hưởng đến năng suất. Nguyên nhân khiến lượng phân kali không có ý nghĩa có thể là do khi sử dụng lượng phân kali quá nhiều có thể làm cho năng suất biên của kali hầu như bằng 0 nên không làm ảnh hưởng đến năng suất củ sắn.

- Chi phí thuốc nông dược: hệ số chi phí thuốc nông dươc không có ý

nghĩa thống kê trong vụ. Điều này cho thấy sự tăng hay giảm lượng thuốc nông dược cũng không ảnh hưởng đến năng suất củ sắn của nông hộ. Tuy nhiên cũng giống như sử dụng phân bón, thuốc nông dược cũng cần sử dụng đúng liều lượng, chỉ sử dụng khi cần thiết chứ không quá lạm dụng gây lãng phí nhưng năng suất biên vẫn bằng 0.

- Lao động gia đình (ngày công): hệ số ngày công lao động gia đình

không có ý nghĩa thống kê. Điều này thể hiện sự tăng hay giảm lượng lao động gia đình cũng không ảnh hưởng đến năng suất. Tuy số ngày công lao động gia đình trung bình của nông hộ là khá lớn (trung bình 20,98 ngày) nhưng đây chưa phải là nguồn lao động chính, lao động thuê mới là nguồn lao động chính có tác động lớn đến năng suất của cây củ sắn. Chính vì thế ngày công lao động gia đình chưa phải có sức ảnh hưởng trực tiếp đầu ra của củ sắn.

- Chi phí thuê lao động: hệ số chi phí thuê lao động có ý nghĩa thống kê ở

mức ý nghĩa 1%. Kết quả này có ý nghĩa khi tăng chi phí lao động lên 1% thì năng suất tăng lên 0,536% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Như đã phân tích ở mục 4.2.1, chi phí thuê lao động là khoản chi phí lớn nhất và quan trọng nhất trong quá trình sản xuất củ sắn. Với mức ý nghĩa rất cao là 1% cho thấy sự ảnh hưởng lớn của lao động thuê trong mô hình sản xuất. Điều này thể hiện chất lượng nguồn lao động ở xã Lục Sĩ Thành rất có tay nghề, trình độ kỹ thuật cao nên ảnh hưởng lớn đến năng suất củ sắn.

Như vậy trong 7 yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất củ sắn, đó là: lượng giống, phân đạm, chi phí thuê lao động; các yếu tố còn lại không có ý nghĩa thống kê nên không ảnh hưởng đến năng suất củ sắn. Trong 3 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, 2 yếu tố lượng giống và chi phí thuê lao động (hệ số dương và có ý nghĩa thống kê) có đóng góp tích cực đến tăng trưởng năng suất củ sắn, bên cạnh đó nông hộ cần có biện pháp giảm lượng phân đạm để tiết kiệm chi phí, đầu tư vào khâu lao động hoặc lượng giống để cải thiện năng suất hơn nữa.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật (bảng 4.19) ta thấy tầm quan trọng của các yếu tố kinh tế xã hội đã ảnh hưởng đến năng suất củ sắn. Để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội đến năng suất, ta tiến hành phân tích từng biến số. Cụ thể:

- Kinh nghiệm: kinh nghiệm là một trong những nhân tố mà nông hộ đánh

giá là quan trọng trong quá trình sản xuất của sắn. Phần lớn nông hộ được khảo sát cho biết sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính (phân tích ở mục 4.1.4.1). Qua quá trình phân tích cho thấy biến kinh nghiệm có hệ số có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩ 10%. Kết quả cho thấy kinh nghiệm của nông hộ mang hệ số dương, tức là có tương quan thuận với mức phi hiệu quả kỹ thuật hay nói cách khác, các chủ hộ có thâm niên kinh nghiệm càng cao có hiệu quả kỹ thuật càng thấp. Điều này có thể lý giải là các chủ hộ trẻ, năng động thì tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhanh hơn các chủ hộ lớn tuổi, có thâm niên lâu trong trồng củ sắn.

- Học vấn: hệ số số năm đi học của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê

trong mô hình hàm phi hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên có thể những nông hộ có số năm đi học càng cao thì khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng sẽ tốt hơn, nên đây cũng là nhân tố cần được quan tâm để nông hộ cải thiện trình độ của mình.

- Tập huấn: hệ số biến tập huấn trong mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức

10%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Biến tập huấn có hệ số âm nghĩa là có tương quan nghịch với mức phi hiệu quả kỹ thuật, có thể giải thích như sau: những nông hộ tham gia tập huấn có hiệu quả kỹ thuật cao hơn những nông hộ không tham gia tập huấn là 2,055%. Với sự cải thiện hiệu quả kỹ thuật khi tham gia tập huấn, cho thấy đóng góp tích của cực nhân tố tập huấn vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ, hệ số âm của yếu tố này trong hàm phi hiệu quả kỹ thuật phản ảnh tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật.

- Giới tính: hệ số biến giới tính không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Giới tính chủ hộ cũng được cho là quyết định đến hiệu quả kỹ thuật, thông thường chủ hộ là nam sẽ chủ động hơn nữ trong lao động cũng như khâu mua sắm thiết bị, đầu vào dùng để sản xuất.

- Lao động gia đình: hệ số của biến lao động gia đình không có ý nghĩa

thống kê trong mô hình. Số thành viên trong gia đình tham gia sản xuất không chênh lệch nhiều giữa các nông hộ (trình bày ở mục 4.1.1.1) cùng với lao động

gia đình không phải lực lượng lao động chiếm tỉ lệ lớn trong quá trình sản xuất nên không ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ.

4.3.2.1 Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật

Dựa vào hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ được ước tính và được thống kê cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.20: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng củ sắn

Mức hiệu quả (%) Số hộ Tỷ trọng (%) 90 – 100 28 46,67 80 – 90 15 25,00 70 – 80 6 10,00 60 – 70 7 11,67 50 – 60 2 3,33 < 50 2 3,33 Trung bình 84,34 Thấp nhất 42,54 Cao nhất 98,32

Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013

Qua kết quả được thống kê trong bảng 4.20 cho thấy: mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ trồng củ sắn tại xã Lục Sĩ Thành là 84,34%, hộ đạt thấp nhất là 42,54% và hộ đạt cao nhất là 98,32%. Nông hộ có mức hiệu quả kỹ thuật cao nhất và thấp nhất chênh lệch nhau khá lớn đến 55,78%. Theo kết quả hiệu quả kỹ thuật các nông hộ trồng củ sắn [phụ bảng 2.6 trang 68] có 31 nông hộ (chiếm tỷ lệ 51,67% tổng số nông hộ được khảo sát) có hiệu quả kỹ thuật trên mức hiệu quả kỹ thuật trung bình, còn lại 29 hộ (chiếm tỷ lệ 48,33% tổng số nông hộ được khảo sát) có hiệu quả kỹ thuật thấp hơn cần phải cải thiện.

Tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trong mức hiệu quả từ 80% trở lên chiếm đến 71,67%, còn lại 28,33% số nông hộ đạt mức hiệu quả kỹ thuật dưới 80%. Trong đó mức hiệu quả từ 90-100% chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,67%, tiếp đến là mức hiệu quả từ 80-90% đạt 25% số nông hộ. Chiếm tỷ lệ cao thứ 3 là mức hiệu quả từ 60-70%, với tỷ trọng 11,67% số nông hộ. Chiếm tỷ lệ cao thứ 4 là mức hiệu quả từ 70-80%, có 6 nông hộ chiếm tỷ trọng 10% số nông hộ. Các mức hiệu quả từ 60% trở xuống chiếm tỷ lệ không đáng kể cụ thể: mức hiệu quả từ 50 – 60% chiếm 3,33%, mức hiệu quả từ 50 trở xuống chiếm 3,33%. Ta có thể nhận thấy rằng, nông hộ sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành đạt được hiệu quả kỹ thuật khá, với hơn 50% số hộ có hiệu quả kỹ thuật tốt, thêm vào đó hiệu quả kỹ thuật tối đa trong tổng số nông hộ đạt được là 98,32% (xắp xỉ 100%), Điều này khẳng định nông hộ trồng củ sắn tại địa bàn

vẫn có khả năng cải tiến hơn nữa, nếu chịu học hỏi thêm từ những nông hộ đạt hiệu quả kỹ thuật cao, cũng như tăng cường tham gia các lớp tập huấn để có thể cải thiện mức hiệu quả đạt được cao hơn nữa.

4.3.2.2 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật

Dựa vào mức hiệu quả kỹ thuật, ta có thể ước tính phần kém hiệu quả của từng nông hộ và phần năng suất bị thất thoát do sự kém hiệu quả gây ra. Phần kém hiệu quả này có thể do nông dân sử dụng các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc nông dược, giống…) chưa hợp lý, chưa đúng kỹ thuật và do các yếu tố khách quan không kiểm soát được như: sâu bệnh, thời tiết, thiên tai…

Bảng 4.21: Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật

ĐVT: kg/1.000m2

Mức phi hiệu quả (%) NS thực tế NS có thể NS mất đi

0 – 10 11.875,00 12.334,29 459,29 10 – 20 9.533,33 11.321,26 1.787,90 20 – 30 8.000,00 10.599,28 2.599,30 30 – 40 7.071,43 10.963,97 3.892,50 40 – 50 6.000,00 11.343,46 5.343,50 >50 4.500,00 9.875,37 5.375,40 Trung bình 9.900,00 11.632,67 1.732,70

Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013

Qua số liệu từ bảng 4.21 ta thấy: những nông hộ có mức phi hiệu quả kỹ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của việc sản xuất củ sắn tại xã lục sĩ thành, huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)