6. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Những con người thống khổ bươn bả với khát vọng làm người, khát
hạnh phúc trong “Bến vô thường”
Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên nhận xét: “Khó có thể tìm thấy một tuyến nhân vật rõ ràng, một nhân vật chính hay một câu chuyện đầu xuôi đuôi lọt trong Bến vô thường của Nguyễn Danh Lam. Đọc lại lần nữa, lại thấy nó không có nhân vật, nói cách khác, nhân vật lại không có mặt người mà biểu hiện rõ nhất trong mớ hỗn độn, tù túng, ngổn ngang kia là một thế giới người không mặt, không tên” [29].
Tất cả các nhân vật trong truyện đều là những con người thống khổ, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó là những người lao động nghèo quanh năm đầu tắt mặt tối như mẹ con nhà thằng câm, vợ chồng gã đạp xích lô, cô bốn giờ, cô năm giờ, cô sáu giờ…; những người phụ nữ gặp nhiều bất hạnh thiệt thòi trong cuộc sống như chị mặt rỗ, mụ vợ và cô con gái điên nhà lão chủ hàng dệt…; những cô gái dưới đáy cùng của xã hội, làm nghề “bán trôn nuôi miệng” như cô tóc tém; hay những đứa trẻ sớm gặp bi kịch về mặt tinh thần như cô bé học sinh trong một gia đình “trí thức”, tôi, hắn… Nhưng cho dù thế nào những nhân vật thống khổ đó vẫn luôn bươn bả trong khát vọng làm người, khát vọng hạnh phúc.
Đập vào độc giả là những cảm giác mạnh của từng mảng chuyện khốc liệt. Đó là hắn đạp đinh trên nắp ván thiên thối ung cả người, sau cùng thoát chết như một phép lạ cùng thằng mắt híp làm mưa làm gió ở xóm ga. Hắn đánh nhau, ăn trộm, giở trò với cô gái con chủ hàng nước rồi vô tình hại chết cô gái cùng hai mẹ con nhà câm. Đại dịch đến xóm, mẹ chết, hắn và cha bỏ xứ lên rừng tìm kế sinh nhai. Chứng kiến cái chết khốc liệt của cha, hắn từ bỏ tất cả: “Một phương trời nào đó, hoàn toàn không biết được đang đợi hắn phía trước. Hắn quyết định buông mình cho số phận đẩy đưa” [1,268]. Lêu bêu thế nào hắn trở thành kẻ cắp, rồi trở thành một tên giết người dù chỉ là vô tình: “Làm gì thì làm nhưng giết người thì thật lòng hắn không hề muốn. Tình thế đưa đẩy hết sức ngẫu nhiên, hắn trở thành sát nhân một cách hết sức ngẫu nhiên” [1,209]. Từ những giây phút chạy trốn, bao nhiêu kí ức về xóm ga hiện lên trong hắn như một thước phim quay chậm: “Mẹ con thằng câm, cô gái ấy bây giờ
ở đâu……cuộc sống của cả cái kí ức xa xôi, hỗn loạn, mơ hồ trong hắn. Ôi mảnh đất bị nguyền rủa, bị lưu đày. Nơi mà hắn đã chào đời, tồn tại, giành giật những hớp sống đầu tiên. …tất cả đảo lộn, co giật trong lồng ngực hắn”. Hắn dần ý thức về bản thân :“Hắn là một tảng đá, một khúc gỗ, một hình hài lù lù trơ ra cùng tuế nguyệt, cho đến khi không còn biết suy tư về sự tồn tại, về lẽ sinh tử nữa. Tất cả chỉ còn lại một bản năng co giật, dạt trôi, hoàn toàn vô nghĩa” [1,293]. Ý thức được về thân phận, ý thức được về những gì mà hắn đã trải qua, trong hắn bừng lên khát vọng được làm người – một con người đúng nghĩa. Nhưng liệu cơ hội có còn đến với hắn hay giống như là :“Liệu con kênh đen đặc này có tìm ra được biển không, hay cứ bùng nhùng vẩn xuống vẫn lên, dậm chân một chỗ cho đến một ngày đông đặc lại, mất hoàn toàn dấu tích? Ô hay cuộc đời của hắn sao giống dòng kênh này thế, cứ tanh tưởi ngày ngày theo dịp dềnh lên dềnh xuống, chẳng bao giờ trôi được đến đâu. Mang tiếng là kênh nhưng chẳng ai có thể nói rằng, đấy là nước cả. Còn trôi ra biển, đó là một mơ ước não lòng” [1,294]. Trong cảm giác tuyệt vọng ê chề, tương lai của hắn mờ mịt, vô định làm sao: “Hắn thoát ra được khỏi cái xóm ngoại ô này, nơi mà hắn đã thoát từ nơi khác đến, thì mọi sự sẽ ra sao? Hắn sẽ tiếp tục trôi dạt về đâu? Tuyệt chẳng có câu trả lời” [1,129]. Và cái khát vọng làm người trong hắn đã chiến thắng tất cả, không chạy trốn, hắn chọn cho mình một giấc ngủ bình yên trên thành cầu “mắt hắn ríu lại, cứ thế hai chân quặp xuống thành cầu, người duỗi thẳng, hắn chìm vào giấc ngủ mênh mông” và có lẽ những ngày cuối cùng này, hắn đã tìm được câu trả lời cho chính mình trong thanh thản và bình yên “trong vùng ánh sáng người ta thấy hắn nhoẻn một nụ cười”. Còn gã đạp xích lô, với số phận bất hạnh “đứa con út bỏ trong cái hòm bé tí, huyệt mộ chênh vênh bên bờ suối cạn. Mảnh vườn, gia sản cuối cùng cũng chôn theo nó chẳng đổi được gì” [1,188]. Gã cùng vợ chăm chỉ, cày thuê cuốc mướn, nhưng số phận dường như đẩy vợ chồng gã đến con đường cùng: “Bão rớt. Mưa ủ ê… Đậu thu về ướt nhão không phơi được… Ngày ngày vợ chồng ngồi nhìn những hạt đậu nảy mầm, nước mắt ứa ra tan xèo xèo trên gò má hốc hao…” [1,188]. Hắn bỏ đi tha phương cầu thực kiếm tiền về nuôi vợ con, với hắn đứa con còn lại là tất cả. Mất cắp chiếc xích lô, một lần nữa hắn lại rơi vào ngõ cụt,
vô tình hắn trở thành kẻ cắp, lấy đi số tiền của cô gái phòng bên để chuộc lại chiếc xích lô nhưng lương tâm của hắn không được một ngày yên ổn “tim gã thắt lại, quai hàm giật mạnh, tai ù đặc”. Gã quyết định làm việc để trả lại cho cô gái những gì gã đã lấy đi “gã siết mạnh hơn mọi khoản chi tiêu. Cái bọc ấy đầy dần, những tờ bạc mềm nhũn, lúc nào cũng âm ẩm. Điều gã sợ nhất là cô gái bên cạnh dọn phòng ra đi, như thế gã vĩnh viễn nợ cô. Món nợ truyền kiếp, báo tận đời con gã” [1,194]. Rồi “gã nhận được một hợp đồng chuyển nhà… Người ngợm mỏi nhừ nhưng gã vui như thoát nạn. Nhận tiền xong gã chạy như bay về hẻm” [1,194]. Tưởng rằng chuẩn bị đủ số tiền trả cô gái, lương tâm hắn sẽ thanh thản, hắn sẽ được trở về con người với bản chất lương thiện khi xưa. Nhưng ngờ đâu chính lúc hắn được làm điều phải thì cũng là lúc hắn trở thành kẻ gian – một kẻ gian mà không ai có thể minh oan cho hắn. Một kết cục thảm thương giành cho kẻ muốn phục thiện “gã bị rong ra hẻm. Thanh niên cả xóm bu đen. Mỗi đứa một đòn. Mồm gã lạo nhạo toàn răng, hai mắt mịt mờ lồi ra đỏ thẫm” [1,195]. Không có số phận nghèo khó, bất hạnh như gã đạp xích lô; không có tuổi thơ dữ dội với bao biến cố khốc liệt như hắn, y – gã chủ cửa hàng “chạp phô” có tuổi thơ may mắn “y sinh ra là “cậu ấm”, gần mười tuổi vẫn có “vú” riêng, đi một bước không rời”. Lớn một chút y học hành lẹt đẹt, chơi không ai bằng. Mười sáu tuổi biết mùi đàn bà…” [1,138]. Vợ phản bội, y dính vào tội giết người rồi đi tù. Trở về y nuôi đứa con của bà chị gái và coi đó là nguồn vui, lẽ sống cho những năm còn lại của cuộc đời. Nhưng “cuộc đời hai người đang bình lặng trôi như dòng sống của xóm nhỏ ngoại thành thì ai ngờ được, y lăn đùng ra chết” [1,136], bao nhiêu hi vọng, bao nhiêu lo toan, bao nhiêu thương yêu mà y dành cho đứa trẻ bỗng chốc tan như mây khói. Dù sao ước mơ, khát vọng làm người lương thiện, chôn vùi đi quá khứ tội lỗi ngày xưa cũng giúp y phần nào thanh thản, có những ngày hạnh phúc cuối đời bên cháu. Gã con trai nhà lò rèn – một gã “hung hãn nhất trong số những thằng con hung hãn của cả gia đình… Gã là mớ cặn trong cái thùng nước tôi thép, thừa hưởng mọi thứ ghê gớm nhất từ cha anh..” [1,241]. Mất vợ, chưa kịp có con “thoáng đôi khi nhìn thấy những đứa trẻ con hàng xóm, gã không khỏi xao lòng” [1,243]. Gã đang tâm chiếm đoạt cô gái điên khùng nhà hàng xóm “hẳn nhiên chỉ có ác quỷ mới đủ tà
tâm cắn xé miếng mồi ấy. Ác quỷ chẳng là hắn thì là ai”. Nhưng khi biết tin cô có thai, thằng bé chào đời, hắn ý thức được tội lỗi của mình “lần đầu tiên tự cảm nhận, gọi tên, kết án được tội lỗi của mình” [1,245]. Trong hắn bừng lên khát vọng được làm người, làm cha “cái khát vọng bắt đầu thắp lên lúc trở già, được làm cha” [1,245]. Trong gã có nhiều chuyển biến, phần “người” đã được thức tỉnh thay cho phần “con” trước đó “gã thấy thương cô, một tình yêu thương thật sự chưa bao giờ bắt gặp. Đứa trẻ thứ hai ra đời nói thật khó tin, xuất phát thực sự từ tình yêu thương ấy” [1,245]. Và từ con người tưởng chừng như đã bị thú vật hóa kia “từ đôi mắt đỏ ngầu ấy chợt lăn ra hai giọt gì bỏng nhẫy” [1,245]. Hai đứa con, hai niềm hi vọng thức tỉnh trong gã khao khát làm người, khao khát hạnh phúc lúc cuối đời “gã khấn hư không: “Hãy cho con đoạn tuyệt kiếp này, tất cả sẽ hồi sinh, sẽ mở ra một cuộc đời mới từ hai đứa con của con”. Khấn xong gã thấy mồ hôi toát ra khắp mình, cơ thể lâng lâng, dịu nhẹ….” [1,249]
Những người phụ nữ có số phận bất hạnh cũng là tâm điểm của ngòi bút Nguyễn Danh Lam. Chị mặt rỗ - gác barie “tuổi hơn ba mươi vẫn đêm đêm ngồi bó gối với ngọn đèn vuông, đăm đăm đợi những chuyến tàu về” [1,115]. Trong chị luôn thường trực khát khao tình yêu, ước mơ hạnh phúc “chị rỗ vừa ngồi gác ở trạm vừa tỉ mẩn thêu một cái khăn tay. Hình thêu là hai con chim bồ câu sải cánh bay cặp kè bên nhau” [1,121]. Tưởng rằng gặp được anh tài xế xấu trai nhưng tốt bụng, số phận sẽ mỉm cười, ai ngờ tai bay vạ gió ập xuống cuốn trôi đi hết bao nhiêu tình yêu, hi vọng trong chị. Nhưng khát khao hạnh phúc, bản năng của người phụ nữ trong chị không tắt mà nó vẫn nhen nhóm bất chấp bao nhiêu lời đàm tiếu, chị âm thầm, vật vã vượt cạn và sinh con trong đau đớn, tủi nhục nhưng cũng đầy hạnh phúc với thiên chức làm mẹ “chị được quyền có con, được quyền làm mẹ, được quyền ngồi trên dư luận đay nghiến xì xèo về một con đĩ không chồng mà chửa” [1,181]. Với chị, đứa con là tất cả là niềm vui, là hạnh phúc, là mục đích sống của cuộc đời “nhìn con, mắt chị rỗ ánh lên” [1,181]. Và vì con, chị dám đạp lên dư luận để sống, để dành cho con tất cả tình thương yêu. Mặc dù số phận bất hạnh, phải làm cái nghề mạt hạng trong xã hội
“bán trôn nuôi miệng”, nhưng đằng sau cái vẻ bề ngoài kiêu sa, chao chát của cô tóc tém là con người thật, yếu đuối, cô đơn “vẻ kiêu sa giả tạo đột nhiên biến mất, còn lại một nỗi gì như là nhỏ bé, hơi cô đơn, phảng phất cả chua chát trên sắc diện hoàn toàn non nớt ấy” [1,101]. Yêu gã, cô chấp nhận tất cả, cô thay đổi bản thân “kín đáo hơn, e dè hơn, cả thổn thức hơn, nhất là vào những đêm quay trở lại tình trạng hài nhi bên gã” [1,104]. Mẹ gã lên, cô vẫn đầy tự trọng “cô lặng lẽ trở về vị trí cũ. Lâu lâu từ xa lén quan sát người đàn bà” [1,105]. Cô biết thân phận của mình – một ả cave, nhưng yêu gã, khao khát một mái ấm gia đình cho cô mong ước trở về cuộc sống lành lặn đời thường nhưng sự thờ ơ của gã, hay chính định kiến xã hội đã làm tất cả trong cô vỡ vụn. Gã không dám giới thiệu cô với mẹ và em, không dám thừa nhận cô là người yêu của mình: “Lâu lâu gã làm bộ đi ngang qua phòng cô, ấp úng: - Em ráng chờ ít bữa” [1,105], “cô vẫn đi làm, đêm về ngang phòng gã không nhìn vô, nép mình đi thẳng” [1,106]. Biết mình có bầu, cô thay đổi tất cả, lòng tràn ngập hạnh phúc “cô đi vào đi ra rón rén, cười vu vơ, nói lẩm nhẩm một mình” [1,109] rồi “đi khắp hẻm, cô kiếm tìm con nít. Trong khu nhà trọ có bà mẹ bồng con, cô sà lại, mân mê bàn chân mũm mĩm của đứa bé” [1,110]. Cô không còn là cô tóc tém ngày xưa mà đã thay đổi hoàn toàn, vì con “cô đong sữa, cô vuốt ve bụng mình trước khi đi ngủ, cô như trẻ con cười hỏi suốt ngày…. Gã không còn thấy chút vết tích nào của cô tóc tém ngày xưa trên gương mặt “bà mẹ” kia nữa” [1,111]. Bao nhiêu tình yêu thương, bao nhiêu hi vọng, bao nhiêu khát vọng hạnh phúc cô dồn vào cái thai, nhưng ông trời trêu ngươi, số phận bông đùa đã cướp mất của cô tất cả. Cái thai bị hỏng “cô ngất lên ngất xuống suốt buổi chiều hôm ấy. Tỉnh dậy bỏ ăn, mười ngón tay cào vào gối, gọi con” [1,111]. Để rồi cuối cùng cô phát điên, với những hành động kì quái “cô lắc đầu liên tục và kì quái như một con chó rẩy nước trên lông” [1,112]. Dù bị điên nhưng khát khao được làm mẹ, khát khao hạnh phúc vẫn ngự trị, chiếm hết tâm trí cô “một giờ sau người ta bắt được cô, tay bồng thằng nhỏ ngồi nhìn đăm đăm vào cái cột ở bến xe liên tỉnh, không mang theo bất cứ thứ hành lý nào” [1,113]. Rồi cô bốn giờ, cô năm giờ, cô sáu giờ những con người lao động nghèo, chất phác vẫn luôn thường trực trong mình ước mơ hạnh phúc, hạnh phúc đời thường giản dị. Cô
bốn giờ đã tìm được hạnh phúc của mình dù là hạnh phúc nhọc nhằn “không tuần trăng mật, hai đứa dắt nhau vào thành phố, thuê một phòng trọ ở chung bốn người. Anh, cô cùng hai đứa em ruột của anh” [1,162]. Cô sáu giờ mơ ước hạnh phúc với anh giảng viên tập sự trường đại học nhưng tất cả vỡ tan như bong bóng xà phòng. Tất cả họ mỗi con người, mỗi số phận nhưng tất cả đều gồng mình lên gắng gỏi kiếm tìm hạnh phúc. Nhưng, hạnh phúc có lẽ vẫn chỉ là ảo ảnh chập chờn trước mặt, rất gần mà cũng rất xa.
Trong Bến vô thường, những đứa trẻ cũng được nhà văn đưa vào trang viết của mình với bao khắc khoải, ưu tư. Chúng được sinh ra nhưng dường như dòng đời này đã quá bất công với chúng, hành hạ chúng cả về tinh thần lẫn thể xác. Chúng lớn lên trong đau đớn, tủi nhục, méo mó về tinh thần, dị dạng về thể xác nhưng trong chúng vẫn luôn khát khao được sống, được giao cảm với đời, được tôn trọng, được hạnh phúc như bao đứa trẻ bình thường khác. Nhân vật tôi – được sinh ra trong một gia đình trí thức: “Gia đình tôi trung lưu. Cha tôi có học, mẹ tôi có học, thằng em tôi nghe mọi người ca ngợi là nó thông minh. Một gia đình thật tuyệt” [1,44]. Nhưng nhân vật tôi luôn sống trong nỗi cô đơn thường trực, cha mẹ không hiểu tâm lý, không tôn trọng những cảm xúc của cô bé mới lớn: “Không có nỗi cô đơn nào là nỗi cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, bị xúc phạm tới mọi ngóc ngách riêng tư bởi chính những người thân của mình. Mẹ tôi là gác ngục. Cha tôi là đao phủ. Thằng oắt con là một kẻ xu nịnh…” [1,44]. Lạc lõng, cô đơn chính trong ngôi nhà của mình: “Tôi là ai? Tôi còn chi? Tôi bất hạnh hơn cả đứa bé ăn mày…” [1,45], cô bé đã chọn đến cái chết ở tuổi 17 – một cái chết đầy đau đớn nhưng với cô đó là sự giải thoát. Thằng câm với số phận bất hạnh từ khi lọt lòng, sống trong cảnh mẹ góa con côi: “Thằng câm là đứa trẻ bị đám nhóc con trong xóm vừa chối bỏ, kinh sợ, vừa luôn tìm cách hiếp đáp trả thù” [1,29]. Nhưng nó vẫn luôn khao khát được sống như lũ trẻ bình thường, có bè có bạn, được chuyện trò, tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài “cứ