6. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Ngôn ngữ nhân vật
Một điều đáng chú ý nữa là khi xây dựng nhân vật, nhà văn luôn chú trọng xây dựng hệ thống ngôn ngữ nhân vật để từ đó làm bật lên tính cách, nội tâm của nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam không tĩnh tại, đứng im, chết cứng mà luôn có sự vận động theo cả hai hướng: hướng nội và hướng ngoại. Ngôn ngữ nhân vật trở thành sợi dây nối liền các mạch suy nghĩ, diễn biến tâm trạng và tính cách của nhân vật. Có thể nhận thấy ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác Nguyễn Danh Lam mang tính cá thể hóa cao độ.
Lời nói của ông họa sĩ trong Giữa dòng chảy lạc mang đầy tính triết lý về cuộc sống, về con người, về hôn nhân và cả về lẽ sinh tử ở đời. Khi là triết lý về gia đình: “Dù sao gia đình vẫn là thứ quan trọng nhất trên đời. Già bằng này đột nhiên mấy hôm nay tao mới cảm nhận tận xương tủy chân lý ấy” [2,125]. Khi là những lời khuyên đầy trách nhiệm về hôn nhân: “Chuyện công việc làm ăn có thể đổi thay, còn hôn nhân nếu đã xác định bước vào nghĩa là đã kí thác cả cuộc đời mày đó. Lỡ một lần trượt dài là không đứng dậy nổi đâu” [2,189]; là những triết lý về cuộc đời: “Nhưng có hai khả năng, hoặc mày mất hút trong đó, hoặc mày sẽ bị ly tâm bắn thẳng ra ngoài…. Bây giờ cái gì cũng lao vùn vụt, nếu ngay hôm nay mày không biết giật mình mà ngồi dậy, ráng tương thích được phần nào hay phần đó, chỉ ít năm nữa thôi, mày vĩnh viễn không hòa nhập được nữa” [2,196-197], “bi kịch là ở chỗ, mình không thể ở lại với cái già, mà lại chẳng bắt kịp với cái trẻ. Thành thử bị xé ra như thế này đây” [2,346]. Ngôn ngữ của ông anh rể mới từ nước ngoài về luôn lấy “ở bển” làm tiềm tố cho mỗi câu nói của mình “- Bà mẹ, ở bển cũng nóng mà đâu có nóng kiểu này”, “- Ở bển cũng đông, mà không loạn”, “- Thứ này ở bển tao không quen”…. Nhưng có khi lời nói của ông anh rể cũng đầy chân tình và triết lý về công việc, về cách sống “- Mày đừng tự ái, tao không chửi mày đâu… Nhưng tao muốn cho mày cái cần câu, chứ không phải cho mày con cá” [2,94]. Ông anh rể cũng như
là hiện thân của triết lý hành động, hòa mình vào guồng quay cuộc sống “- Tao là vậy, làm hết mình, chơi hết sức. Đâu ra đó. Mày cứ chơi hoài, đến lúc muốn chơi cũng không có tiền mà chơi” [2,94]. Ngôn ngữ của nhân vật Anh qua những đoạn đối thoại của anh với hai cô gái mà anh theo đuổi buổi đầu, những trao đổi của anh với cha mẹ vợ, những chia sẻ của anh với ông họa sĩ ta nhận ra anh là người rất tinh tế, khôn ngoan, chu tất, biết nhẫn nhịn, biết tự trọng và tôn trọng người khác, lấy cái đẹp làm chuẩn mực ứng xử với mọi người. Đây là một con người đằm thắm, nghĩa tình, tỉnh táo, có trình độ, có một bề dày văn hóa truyền thống, nhưng cũng rất hiện đại…
Chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp ở tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam trong lời nhân vật lớp ngôn ngữ của đời sống. Đó là câu nói duy nhất cũng là lời chửi cửa miệng của bà mẹ cô gái trong Giữa vòng vây trần gian: “- Tổ cha mày! Đồ con đỏ, ấy lại con xanh! Đấy đấy….. Tổ cha chúng mày” [3,82]. Hay bản chất độc đoán của người cha trong gia đình trí thức cũng được bộc lộ qua những câu nói của ông ta “- Tao giết mày, mày không phải là con tao! Tao không có thứ con làm nhục nhã mẹ cha như thế!” [1,47], rồi “- Tao cấm mày không được giao du với mấy thằng con trai! Học hành như thế chưa đủ nhục sao mà còn đú đởn bồ bịch?!” [2,46]. Bản chất cục cằn, thô lỗ của bố hắn trong Bến vô thường cũng được bộc lộ qua lời nói “- Chặt mẹ nốt cái chân bên kia của nó đi! Nằm đấy là hết lêu lổng!” [1,38], “- Chờ mày chết thì cả nhà đói rã họng” [1,40].
Đưa ra quan niệm con người đa chiều, lưỡng hóa Nguyễn Danh Lam cho người đọc thấy một thực tế là trong mỗi con người đều tồn tại những mặt đối lập nhau có xấu và tốt, thiện và ác. Trong mỗi người vẫn từng ngày, từng giờ không ngừng đấu tranh để chiến thắng cái ác, cái xấu trong con người mình, cái ác, cái xấu không dễ dàng buông tha mà nó sẽ còn tồn tại dẳng, điều quan trọng là con người phải có bản lĩnh để chế ngự những mặt trái trong chính mình để trở thành con người chân chính. Với tài năng và sự tâm huyết của người cầm bút, Nguyễn Danh Lam đã đưa ra quan niệm nhân sinh sâu sắc, tiến bộ và giàu tính nhân văn, đó chính là sự băn khoăn, trăn trở của nhà văn về thân phận con người, về những mặt trái lẩn khuất,
tồn tại trong mỗi con người và sự xót xa trước tình trạng tha hóa, biến chất và tâm trạng cô đơn, lạc lõng của con người trước dòng đời không ngừng chảy trôi. Tác giả đã khơi dậy trong lòng con người những suy ngẫm về giá trị và ý nghĩa cuộc sống để mỗi con người sống thiện hơn, nhân bản hơn và tin yêu cuộc sống hơn.
Trên con đường nghệ thuật của mình, Nguyễn Danh Lam luôn coi con người là đối tượng, là chất liệu để nhận thức và sáng tạo nghệ thuật, là chuẩn mực để soi chiếu và đánh giá hiện thực. Vì thế nhân vật trong sáng tác Nguyễn Danh Lam là một trong những tiêu chí quan trọng để thể hiện năng lực cảm thụ hiện thực, tư tưởng và khả năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Quá trình tái hiện “con người trong con người” đó là quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật mà các nhân vật trong sáng tác của anh đã phản ánh một cách trung thành những trăn trở nghề nghiệp, cũng như những vấn đề về đạo đức đặt ra trong xã hội. Càng về sau anh càng cho xuất hiện nhiều hơn loại nhân vật được thể hiện qua mô típ độc đáo, qua việc đi sâu vào tâm lý, qua những cuộc độc thoại nội tâm mà thực chất đó là những cuộc đối thoại ngầm. Anh cũng đã mã hóa ngoại hình và tên gọi nhân vật. Nhân vật – đó là những con người
“hoặc to lớn hơn số phận của mình, hoặc nhỏ bé hơn tính người của mình”. Và có thể nói, một trong những phương diện đặc sắc nhất thể hiện đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam đó chính là nhân vật.
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM