Câu văn lạ, độc đáo, sắc lạnh, chứa đựng nhiều thông tin

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 88 - 98)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.3. Câu văn lạ, độc đáo, sắc lạnh, chứa đựng nhiều thông tin

Nguyễn Danh Lam luôn tìm tòi, sáng tạo để từng loại ngôn từ phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu như ngôn ngữ ở chỗ này, tác phẩm này được trau chuốt kĩ càng, hàm xúc để tạo nên lời văn đẹp thì ở những chỗ khác lại “lổn nhổn” một cách cố ý khiến cho hình ảnh trong tác phẩm gần gũi với hơi thở cuộc sống. Có lẽ vì vậy, mà ngôn ngữ, cấu trúc câu, cấu trúc lời văn của Nguyễn Danh Lam cũng biến đổi theo cho phù hợp với tính tốc độ của cuộc sống đương đại. Cấu trúc câu văn như bị đứt gãy, đôi lúc bất tuân ngữ pháp – những kiểu câu văn lạ này đang dần trở thành xu hướng và đặc điểm nổi bật trong kĩ thuật viết tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam nói riêng và tiểu thuyết hiện đại nói chung. Đó cũng là một trong những nỗ lực nhằm thoát khỏi những ràng buộc của tiểu thuyết truyền thống ngay trên bề mặt của ngôn từ.

* Cấu trúc ngữ pháp

Trong hầu hết tác phẩm của Nguyễn Danh Lam, người đọc bắt gặp những cấu trúc rất lạ, rất đặc biệt, không tuân theo một chuẩn mực nào, có cảm giác viết để diễn tả mạch cảm xúc dâng trào bằng nhiều loại câu khác nhau: có câu ngắn gọn, câu đặc

biệt, câu có cấu trúc tràn ý, tràn dòng… Cách viết này đem lại hiệu quả tức thời tác động mạnh vào giác quan người đọc, khiến người ta phải suy ngẫm. Chẳng hạn, miêu tả tâm trạng của nhân vật anh khi đi nhậu cùng ông anh rể: “Rạo rực. Ngổn ngang. Chao chát” [2,88]. Tâm trạng của anh khi đọc bức thư của cô gái ở lớp học ngoại ngữ: “Trái tim thắt nghẹn. Yêu thương. Nuối tiếc. Dằn vặt. Ân hận. Tuyệt vọng…”. Là hình ảnh của hai người trong đêm đầu tiên gần gũi: “Anh tràn tới. Luống cuống, run rẩy. Cô cắn chặt răng mình. Yếu ớt. Rất nhanh” [2,241]. Nguyễn Danh Lam dường như rất ưa thích và sử dụng hiệu quả câu văn ngắn gọn này để tăng tính tốc độ đồng thời diễn tả được nhiều hành động, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật ở cùng một thời điểm.

Những câu có cấu trúc phóng túng, tràn ý, tràn dòng cũng khá phổ biến trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam, tạo ra một sự liền mạch trong miêu tả diễn biến tâm lý của con người: “Hay cô cũng như anh, cùng một trạng thái chao chát ấy, nhưng khi nó ngả tới hạn ở người này, thì người kia đang ở trong khoảnh khắc lênh đênh, không chung tần số” [2,175]. Bằng những câu văn dài, nhà văn đã thể hiện đời sống phồn tạp, đôi khi là những tiếng thở dài không nén được, đôi khi là chút suy tư của cá nhân trước cuộc đời đa sự, đa đoan: “Một nỗi buồn kì lạ dâng lên, xâm chiếm anh, nỗi buồn thẳm sâu, không phải cái buồn bề mặt, với những nguyên do gần nhất vừa xảy đến, nó dường như vô căn cớ” [2,224]

* Các biện pháp nghệ thuật

Trước hết, đó là cách sử dụng hết sức linh hoạt, thành thạo các thành ngữ, tục ngữ và cách nói dân gian: “Người tin vào ma cỏ thì rõ là sợ thụt vòi, người không tin thì không nghĩ, thôi thì hoàn cảnh mẹ góa con côi” [1,59]. “Ấy thế mà mỗi lần chạm mặt, người hắn lại nhũn ra như con chi chi” [1,63]. Cùng hàng loạt thành ngữ khác như: Đói rã họng, hồn vía lên mây, mình trần như nhộng, trắng như lợn cạo, không chồng mà chửa… Việc sử dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ không chỉ giúp cho cách diễn đạt thêm hàm súc mà còn tạo chất giọng riêng cho nhân vật.

Câu văn của Nguyễn Danh Lam còn thường xuyên sử dụng các biện pháp so sánh, phúng dụ. Chẳng hạn, khi miêu tả ngoại hình thằng mắt híp: “Nước mũi nó cũng xanh, như hai con đỉa trườn xuối hai bên cái nhân trung dài đuỗi” [1,86]. Hoặc thân thể quái đản, ghê rợn của thằng mắt híp khi bị tàu cán: “Trong võng, nửa thân dưới của anh chúng chỉ là một cái nùi đỏ ối, sôi phập phều như nồi cám lợn được ninh bằng máu, nửa thân trên trắng bệch như bị ngâm nước” [1,142]. Hay đó là ngoại hình của chị rỗ qua con mắt của lão toét: “Cái con này mặt chẳng khác nào mặt quỷ, sao nước da cứ hơ hớ như lợn cạo” [1,171]. Bằng cách so sánh, phóng đại như vậy Nguyễn Danh Lam đã vẽ lên nhiều bức chân dung kì dị, độc đáo.

Phép lặp cũng là một biện pháp được tác giả chú ý sử dụng nhằm tăng hiệu quả thẩm mĩ cho tác phẩm. Khẳng định khát khao hạnh phúc, khát khao được làm mẹ của chị rỗ, tác giả sử dụng hàng loạt câu khẳng định với cấu trúc cú pháp giống nhau: “Chị được quyền có con, được quyền làm mẹ, được quyền ngồi trên dư luận đau nghiến xì xèo về “con đĩ không chồng mà chửa”” [1,181]. Hay vẻ ngoài của mụ vợ nhà hàng dệt: “Sau đứa thứ nhất, mụ còn nguyên vẻ xuân thì. Đứa thứ hai, sắc đẹp ấy chín. Đứa thứ ba, mụ thành mệnh phụ. Đứa thứ tư, đuôi mắt mụ vỡ ra. Đứa thứ năm, mụ chát phấn dày. Đứa thứ sáu, mụ khôi hài lẩm cẩm. Đứa thứ bảy, mụ đờ ngơ, phì nộn” [1,214]. Có thể nói, sử dụng phép lặp đúng là một nghệ thuật của nhà văn. Bởi, nhờ có nó mà mạch truyện chuyển đổi linh hoạt hơn, tác giả có thể nhấn mạnh hơn vào những chi tiết nghệ thuật đắt giá mang dụng ý của mình.

Với nhiều biện pháp nghệ thuật rất linh hoạt này, nhà văn Nguyễn Danh Lam càng làm tăng thêm tính hiệu quả của nghệ thuật viết tiểu thuyết, tạo nên sự mới mẻ, độc đáo trong phong cách nhà văn.

KẾT LUẬN

Trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại những năm gần đây, tiểu thuyết thực sự khởi sắc, có những bước chuyển mình mạnh mẽ với những thành tựu mang tính chất bước ngoặt về cả lý luận thể loại và thực tiễn sáng tác. Tiểu thuyết đã khẳng định được vai trò trụ cột của thể loại này trong nền văn học với những cách tân độc đáo trên nhiều phương diện:Từ cái nhìn hiện thực đến cốt truyện, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, sáng tạo ngôn ngữ, khuynh hướng tiếp cận… Thành công của thể loại tiểu thuyết đã đem lại cho văn học Việt Nam đương đại một sức sống mới, kích thích sự sáng tạo của nhà văn trong phản ánh, khám phá và tái hiện hiện thực đời sống và con người, góp phần đưa văn học Việt Nam hòa nhập vào con đường hiện đại của tiến trình văn học thế giới.

Trên văn đàn văn học Việt Nam đương đại, Nguyễn Danh Lam đã có những cố gắng, nỗ lực, tìm tòi sáng tạo không mệt mỏi cùng với cảm quan mới về hiện thực và con người, bắt đúng dòng mạch đổi mới văn học. Nguyễn Danh Lam đã có những thể nghiệm độc đáo và gặt hái được nhiều thành công trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Qua khảo sát tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam chúng tôi có một số kết luận như sau:

1. Tiểu thuyết Việt Nam đang trên đà đổi mới, nhiều gương mặt trẻ xuất hiện khẳng định được vị trí của mình với cách viết mới, cách cảm mới và cách thể hiện mới, Nguyễn Danh Lam là một trong số những cây bút đó. Tiểu thuyết của anh khẳng định được lối đi riêng mà không hề bị trộn lẫn, không chỉ làm toát lên bức tranh cuộc sống hiện đại và hình ảnh những con người hiện đại mà những đóng góp về phương diện nghệ thuật như lối viết nội dung, xây dựng nhân vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu theo cảm quan khuynh hướng văn học mới, hòa vào dòng chảy chung của văn học thế giới

2. Về phương diện nhân vật, người viết đã tập trung phân loại các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. Đó là những “lạc thể” “Giữa dòng

chảy lạc” của cuộc đời; những con người thống khổ bươn bả với khát vọng làm người, khát vọng hạnh phúc trong “Bến vô thường” và những con người luẩn quẩn “Giữa vòng vây trần gian”. Mỗi dạng thức nhân vật này có những đặc trưng độc đáo bị chi phối bởi ngòi bút cảm quan riêng – cảm quan thời hậu hiện đại. Cụ thể với

những “lạc thể” “Giữa dòng chảy lạc” của cuộc đời, mỗi nhân vật là một điển hình của sự cô đơn, sự cô đơn của những người tụ tách hay bị tách ra khỏi xã hội để thả trôi mình giữa dòng chảy, lạc với dòng chảy của cuộc sống. Qua đó, tác giả như muốn nhắc nhở chúng ta phải trở về với cuộc sống đang trôi chảy, đang vượt lên phía trước. Những suy tư siêu hình chẳng có ích gì, những trăn trở lo âu phải biến thành hành động. Phải bước theo cho kịp với mạch sống của thời đại. Phải làm chủ cuộc sống, làm chủ số phận mình. Còn qua những con người thống khổ bươn bả với khát vọng làm người, khát vọng hạnh phúc trong “Bến vô thường” gióng lên một tiếng chuông cảnh báo về nguy cơ đánh mất nhân tính của con người, vừa thể hiện khát vọng được sống đích thực là mình với căn tính thiện sâu thẳm vốn có của một con người. Khám phá con người khi nó mấp mé trên bờ vực cái Thiện – Ác, để con người phải sống với mặc cảm tội lỗi, bị dằn vặt và tự ý thức, tự thức tỉnh là tư tưởng nổi bật toát lên từ kiểu nhân vật này. Với những con người luẩn quẩn “Giữa vòng vây trần gian”, phải chăng tác giả muốn đưa tới cho chúng ta một thông điệp: “Khi nào con người còn ngụp lặn trong sự nghi kị và sợ hãi, khi nào mà con người không thể kết nối với con người bằng sự thông hiểu và tình yêu thương, thì khi đó cõi trần gian này còn là một vòng vây đầy khổ ải đối với mọi phận người”

Bằng thế giới nhân vật của mình, hành trình văn chương của Nguyễn Danh Lam là hành trình đi tìm những giá trị tương ứng với con người, với thời đại, những giá trị nhân bản bền vững. Cũng từ thế giới nhân vật này, Nguyễn Danh Lam muốn mang đến cho người đọc những day dứt, trăn trở khôn nguôi trước ý nghĩa làm người. Xuyên qua một thế giới đầy những ám ảnh, tăm tối, tàn ác, nhà văn kêu gọi con người hãy dũng cảm để đấu tranh với hoàn cảnh, với chính mình để sống đúng nghĩa là một con người. Tư tưởng này được tạo dựng bằng nghệ thuật xây dựng nhân

vật độc đáo, với việc xây dựng ngoại hình, ngôn ngữ nhân vật cũng như là biểu lộ nội tâm nhân vật khi diễn tả quá trình tự ý thức, thức tỉnh của nhân vật. Qua đó thấy được Nguyễn Danh Lam chủ động bứt phá khỏi những khuôn khổ, chuẩn mực trong tiểu thuyết truyền thống để tạo ra nét mới mẻ, độc đáo trong ngòi bút riêng của mình.

3. Trong tác phẩm của mình, để biểu đạt sinh động và ấn tượng thế giới hiện thực cũng như con người, nhà văn đã sáng tạo một hình thức nghệ thuật độc đáo. Cốt truyện Nguyễn Danh Lam với kiểu mờ hóa cốt truyện và cốt truyện phân mảnh, anh đã cho thấy một kiểu tổ chức cảm quan đời sống mới, nó cũng phân mảnh, đổ vỡ và phi logic, nhưng nếu độc giả dũng cảm đi hết mê lộ ấy thì sẽ thấy được một mạch truyện nhất quán và liền mạch. Tác giả cũng sắp xếp lại kết cấu tác phẩm với sự tham gia của các yếu tố kì ảo (hoặc ít nhiều chứa các yếu tố kì ảo). Qua cái kì ảo, tác giả trình bày quan niệm về một thế giới đa chiều đầy biến ảo, chất chứa những điều phi lý, bất ngờ, đầy ngẫu nhiên, từ đây giúp người đọc khám phá đến một vùng không gian thiêng liêng, huyền bí – hiện thực đời sống tâm linh con người.Về giọng điệu và ngôn ngữ thì đây chính là lĩnh vực thể hiện tài năng, phông văn hóa dày dặn của Nguyễn Danh Lam, tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam vẫn bắt mạch với những sáng tác trước đó, vẫn là tiểu thuyết đa giọng đa thanh. Có thể thấy rằng, tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam đủ các cung bậc giọng điệu (sắc lạnh, trung tính, trữ tình lãng mạn, suy tư triết lý, các cung độ của sự hài hước giễu nhại). Ngôn ngữ tác phẩm vừa giàu chất thơ vừa rất đời thường, câu văn ngắn dài đan xen hài hòa….tất cả góp phần tạo ra một thế giới nghệ thuật rất riêng – một miền đất có cả đắng cay và ngọt bùi, dữ dội mà cũng đầy mộng mơ.

4. Trong khuôn khổ có hạn, Luận văn không có tham vọng giải quyết một cách triệt để, sâu sắc những đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. Các luận điểm mới mang tính phác họa để tạo nên những nét chính trong bộ mặt tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. Chúng tôi hi vọng sẽ còn có những cơ hội để tiếp tục phát triển để tài này để khái quát lên thành phong cách nghệ thuật Nguyễn Danh Lam. Chúng tôi cũng hi vọng quá trình đãi cát tìm vàng của mình khách quan và mang tới những nhận xét

xác đáng nhằm giúp bạn đọc dễ hình dung hơn về con đường tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam

Đi vào tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, chúng ta hoàn toàn có thể đồng thuận và ghi nhận là những đóng góp không nhỏ của Nguyễn Danh Lam trên hành trình cách tân thể loại, tìm tòi hướng đi mới cho một nền văn học. Đọc Nguyễn Danh Lam, chúng ta có thể thấy hơi thở của kĩ thuật tự sự hiện đại vừa thấy tâm tư, tình cảm đậm chất phương Đông. Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam thực sự là một “miền đất hứa” – “một mảnh đất” còn chờ đợi những công trình nghiên cứu sâu rộng hơn theo các hướng tiếp cận mới khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Các tác phẩm của Nguyễn Danh Lam

1. Nguyễn Danh Lam, 2005, Bến vô thường, NXB Hội Nhà văn, H. 2. Nguyễn Danh Lam, 2009, Giữa dòng chảy lạc, NXB Văn nghệ, H.

3. Nguyễn Danh Lam, 2005, Giữa vòng vây trần gian, NXB Hội Nhà văn, H. * Những công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình

4. Lại Nguyên Ân (biên soạn), 1999, 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, H. 5. Lê Huy Bắc, Cốt truyện trong tự sự, Tạp chí Nghiên cứu lý luận và lịch sử

văn học.

6. Nguyễn Thị Bình, 1996, Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam, Luận án PTS – Khoa Ngữ văn ĐHSP HN. H.

7. Nguyễn Minh Châu, 1987, Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, báo Văn nghệ, H.

8. Đoàn Ánh Dương, 2012, “Lạc thể” Nguyễn Danh Lam, báo Văn nghệ số 11.

9. Phan Cự Đệ, 2003, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tái bản), NXB GD, H. 10.Lam Điền, 2010, Nguyễn Danh Lam: “Viết để khỏi vo tròn cái tôi”, báo

Tuổi trẻ.

11. Phong Điệp, Nhà văn trẻ Nguyễn Danh Lam: Không chỉ hi vọng mà còn có thể tin, Văn nghệ trẻ số 2.

12. Phong Điệp, Nguyễn Danh Lam và những “lát cắt” ám ảnh, Chân dung và phỏng vấn.

13. Phong Điệp, Nguyễn Danh Lam, nhà văn không cần dùng cô đơn để gây kịch tính, Văn nghệ trẻ.

14. Hà Minh Đức (chủ biên), 2006, Lý luận văn học, NXB GD, H. 15. Nhiều tác giả, 1985, Lý luận văn học (3 tập), NXB GD, H.

16. Nhiều tác giả, 2007, Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, NXB Hội Nhà văn, H.

17. Nhiều tác giả, 2003, Văn học hiện đại thế giới – Những vấn đề lý thuyết, NXB Hội Nhà văn, H.

18. Nhiều tác giả, 1997, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, H.

19. Ngô Hương Giang, 2012, Ý nghĩa sự chết, đau khổ và thời gian, vanvn.net.

20. Hoàng Cẩm Giang, 2007, Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XIX, Luận văn thạc sĩ – trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, H. 21. Đỗ Đức Hiểu, 2002, Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn, H.

22. Lê Thị Hường, 1995, Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Việt Nam 1975 – 1995, Luận án PTS Ngữ văn – trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. H.

23. Thanh Kiều, Nguyễn Danh Lam: Các nhân vật của tôi đều vô danh,

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 88 - 98)