6. Cấu trúc luận văn
3.1.2 Mờ hóa cốt truyện
“Không cốt truyện để xoay quanh mà nhân vật vẫn xoay quanh được, không nhân vật có tên nhưng người đọc vẫn nhìn thấy dung mạo xã hội và chất người cùng chất con của họ, quả thật Nguyễn Danh Lam đã rất lên tay và đã làm tốt điều mình định làm”– đó là một lời nhận xét thấu đáo về tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc của Nguyễn Danh Lam. Nhân vật chính, không tên được gọi là anh, đang thất nghiệp, sống nhờ tiền của bà chị từ nước ngoài gửi cho. Ngày nọ, anh tới một cao ốc văn phòng để phỏng vấn xin việc, sau một thời gian ở nhà ăn mì gói và coi phim, anh chưa kịp hồi phục cảm giác với cuộc sống bên ngoài nên bị lạc trong hàng loạt khối văn phòng giông giống nhau. Rồi anh gặp một cô gái với tên cô gái bán bảo hiểm, sau đó cuộc phỏng vấn không thành công, anh quay về lại căn nhà bề bộn, bẩn thỉu của mình. Chính chương mở đầu này có thể coi như một truyện ngắn độc lập, là chương truyền tải nội dung cơ bản của tác phẩm. Phần còn lại của tác phẩm chính là sự mở rộng, đẩy lên đỉnh cao của những gì mà chương đầu tiên muốn nhắc đến. Anh lấy cô gái bán bảo hiểm nhưng rồi cô gái ấy lại là người luôn chất chứa sự mất thăng bằng, rốt cục cô gái đành ra đi. “Ông anh rể” về nước, điên cuồng lao vào tìm kiếm những thú vui hạ cấp. “Ông họa sĩ”, một người đầy tài năng, nhân cách, có cả kinh nghiệm sống nhưng đến lúc về già lại phải sống nốt quãng đời còn lại một cách chán chường nơi xứ người. Nhưng đỉnh cao của tác phẩm vẫn là nhân vật “anh”, một người đặc biệt, thất nghiệp nhưng cũng chẳng mặn mà đi tìm việc, vì đã có bà chị ở nước ngoài chu cấp dù không nhiều. Anh hiểu rất rõ thân phận sống bám của mình nhưng vẫn bỏ mặc mình trong cuộc sống, sống nhạt nhòa, thụ động, không vui cũng chẳng buồn với những gì diễn ra, ngay cả khi vợ bỏ ra đi.
Và đó chính là điều tác giả muốn để bạn đọc cảm nhận qua những câu chữ của mình, mỗi nhân vật là một điển hình của sự cô đơn, sự cô đơn của những người
bị tách hay tự tách ra khỏi xã hội để thả trôi mình giữa dòng chảy, lạc với dòng chảy của cuộc sống.
Giữa vòng vây trần gian của Nguyễn Danh Lam đúng là một cuốn sách không dễ đọc. Độc giả sẽ chẳng hề tìm thấy chất "chuyện" ở đây, dẫu rằng những yếu tố cần cho một tác phẩm "truyện" đều có (nhân vật, sự kiện, những biến cố). Cái nó thiếu - nếu có thể nói như vậy - là thiếu tính hợp lý, tính có thể tin được ở tất cả những gì mà tác giả kể lại (nếu đem soi chiếu vào logic của đời sống bình thường). Hơn nữa, cuốn sách này còn là sự đan cài, chồng chéo, rậm rịt của nhiều chi tiết biểu tượng, nhiều mẩu mảnh huyền thoại và vì thế mà nó mất đi tính sáng rõ cần thiết của những tác phẩm tiểu thuyết "phản ánh đời sống một cách trung thực, như nó vốn có". Nhưng, "Văn học như là quá trình dụng điển". Biểu tượng và huyền thoại là một kiểu điển tích. Nó tạo ra độ mờ và sự đa nghĩa cho văn bản, nó bắt người đọc phải mở rộng không gian ra ngoài văn bản mà mình đang cầm trên tay để có thể thâm nhập trở lại tích cực hơn. Ít nhiều thì Nguyễn Danh Lam đã làm được điều đó với tiểu thuyết Giữa vòng vây trần gian.Cốt truyện mờ hoá đã được tạo dựng. Người đọc sẽ tiếp tục suy nghĩ, viết tiếp câu chuyện theo cách của mình. Giữa vòng vây trần gian
dành quyền cho độc giả (và quan toà thời gian) tự do phán xét.
Với một hiện thực đa dạng, phức tạp, một cuộc sống vận động đảo lộn, thuận nghịch, nhiều chiều. Dòng thời gian trôi chảy như dòng sông, với muôn ngọn sóng hình sin biến hóa vô cùng, làm sao có thể ghi lại những ấn tượng, những khoảnh khắc, những mảnh đời sống theo cách cảm nhận của mỗi nhà văn. Các nhà văn có xu hướng quan tâm đến thế giới bên trong hơn là cách kể, tường thuật bên ngoài. Mà cái thế giới bên trong con người là vô cùng phức tạp, rối rắm, đầy tượng trưng và đa nghĩa. Tiểu thuyết hôm nay chủ yếu hướng vào suy nghĩ của nhân vật nhiều hơn xây dựng nhân vật thông qua các hoạt động, các sự kiện như giai đoạn văn học trước 1975. Vì vậy, cốt truyện dễ rơi vào lỏng lẻo, không logic. Mặt khác, tác giả muốn di chuyển điểm nhìn ngang hàng nhân vật. Không còn là cái nhìn chủ quan nữa mà là cái nhìn lạnh lùng, khách quan, chỉ còn là những bút kí tâm trạng, những mảng cuộc
sống ngẫu nhiên, cùng với quan niệm viết nội dung chứ không kể nội dung của nhà văn thì vai trò của cốt truyện trong tiểu thuyết đã giảm đi rõ rệt.