Một số đặc điểm sinh học của heo rừng

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng tại trại chăn nuôi tập trung thành đội ¬ tp cần thơ (Trang 27)

2.4.1 Ngoại hình

2.4.1.1 Hình dáng

Heo rừng có dáng thon, cao khoảng 65 ­ 70 cm, chắc khỏe, mình mỏng. Phần vai trước của heo cao hơn phần chân sau, làm cho hình dáng heo rừng vai cao mông thấp, mông gọn, đuôi dài và hay vẫy. Hai vai và bên trên của hai chân trước có khôi u hoặc tấm mỡ sụn lồi ra thành chai cứng, độ dày và lớn của u chai cứng hoặc tấm mỡ sụn này tăng theo tuổi. Khi heo rừng 3 tuổi tấm chai này dày 3 cm, khi heo rừng 5 tuổi thì tấm u chai này dày 5 cm. Bụng heo rừng trùng xuống, đuôi nhỏ thon còn bụng heo nhà là bụng treo, đuôi dài, mập, tròn. Heo rừng nói chung có hình dạng cao, gầy, những con heo trưởng thành có thể cao tới eo người (Tăng Xuân Lưu và ctv, 2010).

2.4.1.2 Khuôn mặt

Heo rừng có mặt dài, mõm nhọn, tai nhỏ ép sát đầu; mắt to, lồi, màu đen, híp phần cuối mắt, ánh mắt dữ tợn. Mặt heo nhà thì thường ngắn, mõm ngắn và to, tai to, mắt không lồi và ánh nhìn hiền lành (Tăng Xuân Lưu, 2010).

Mũi heo rừng mềm nhưng khỏe mạnh phù hợp với phương thức kiếm thức ăn trong cuộc sống hoang dã của chúng là đào bới đất tìm củ, côn trùng… Răng nanh là điểm nổi bậc trên khuôn mặt heo rừng, răng nanh có thể mọc dài ra khỏi mõm khi heo 4 ­ 5 tuổi. Tuy răng nanh của heo rừng không to, dài khỏe nhưng là vũ khí chiến đấu, tự vệ khá lợi hại của heo rừng trong cuộc sống hoang dã tự nhiên của nó. Heo rừng có 4 răng nanh, mỗi bên mọc 2 cái, mỗi cái mọc ở ¼ hàm. Mỗi răng nanh dài trung bình khoảng 10 ­ 12 cm. Răng nanh mọc dài từ mép miệng sang 2 bên, mỗi bên có 1 đôi răng nanh, nanh trên và nanh dưới khép kín và khớp nhau, hai đầu răng nanh trên và dưới khớp với

15

nhau tạo thành một đầu nhọn. Răng nanh heo rừng thường sắc và nhọn (Lê Đình Phùng và ctv, 2011).

Heo rừng là loài động vật ăn tạp nên ngoài đặc điểm răng nanh phát triển đặc biệt trên thì heo rừng cũng giống như các động vật nuôi bằng sữa khác, nó không phát triển lám về hệ thống răng, heo rừng có 44 cái răng. Răng cửa phía dưới hàm hẹp và chìa ra phía trước để làm nhiệm vụ đào bới tìm thức ăn, răng hàm trong, răng cấm mọc trong cùng có cở rất lớn bằng với răng hàm cài thứ nhất và thứ hai cộng lại. Cấu tạo của xương mặt và xương hộp sọ làm heo rừng có hàm mõm dài, phần này chiếm tỉ lệ khoảng 75 % đầu và sọ (Võ Văn Sự và ctv, 2008).

2.4.1.3 Lông và da

Heo rừng có bô lông nhám cứng, màu nâu đậm hoặc màu đen. Mỗi sợ long của heo rừng dài và nhám, có lỗ chân lông ở trên lớp da tạo thành búi, mỗi búi có 3 lỗ, mỗi lỗ có 1 sợi lông, ngược lại heo nhà có bộ lông mềm hơn,thưa hơn và rộng đều toàn thân, không có búi như heo rừng (Lê Thị Len và ctv, 2004).

Theo Đặng Tịnh (2006) cho rằng trên lưng heo rừng từ trán đến đuôi có mào lông (bờm), mỗi sợi lông dài từ 6 ­ 15 cm. Phần lông bờm này thường mọc dựng đứng so với các phần khác, nhưng sẽ dựng đứng đặc biệt khi heo rừng nghe tiếng âm thanh lạ hoặc ngửi thấy mùi của kẻ thù (heo nhà không có lông mào) mào lông hay bườm lông này có màu đen đậm hơn các vùng khác trên cơ thể. Bộ lông của heo rừng giúp chúng ngụy trang trong rừng, tránh tối, ánh sáng và đánh lạc hướng kẻ thù đảm bảo sự sống sót trong giai đoạn còn non, yếu ớt.

Heo rừng sơ sinh được sở hữu một bộ lông màu nâu đen có những sọc vàng sáng hoặc trắng chạy dài dọc thân chỉ trong khoảng 4 ­ 6 tháng tuổi (Hình 2.14). Đây cũng là đặc điểm khác biệt với giống heo nhà. Sau thời gian trên, lông của chúng mất dần các vết sọc và dần chuyển sang màu xám nhạt hoặc đen nhạc hoặc nâu vàng khác nhau tùy theo giống, sau một năm thì bộ lông chính thức ổn định, không chuyển màu nữa. Heo rừng trưởng thành khá đa dạng về màu sắc lông. Chúng gồm các màu như đen tuyền, đem xám, nâu đen, hung đỏ, nâu vàng, vàng và xám trắng, phổ biến nhất là bốn màu đen, hoa râm, nâu vàng và xám trắng (Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Khắc Tích, 2006).

16

247az.com

Hình 2.14: Heo rừng con với bộ lông sọc dọc thân

Da heo rừng rất dày, da vai heo rừng dài từ 1 ­ 5 cm. Da dày bảo vệ heo rừng hạn chế tổn thương khi bị kẻ thù tấn công, cắn nhau với heo rừng khác, vết cào xước khi tìm thức ăn, vết cắn của kẻ thù, vết đốt của côn trùng... Heo rừng ít bệnh ngoài da, kể cả lở mồm lông móng mà heo nhà mắc phải (Trần Văn Hạnh, 2012).

2.4.1.4 Chân

Chân của heo rừng nhỏ và thon cao, móng chân màu đen, đầu móng dày, 2 móng nhọn, nhỏ nhưng cứng, khỏe. Móng được mọc ở vị trí chân cao khỏi mặt đất, đối với heo nhà vị trí móng không cao so với mặt đất là bao, móng chân to, dày và lớn. Chân heo rừng nói chung là chắc, khỏe, giúp cho heo thích nghi với cuộc sống hoang dã và tìm kiếm thức ăn dưới đất. Chân khỏe giúp cho heo rừng kiếm thức ăn ở phạm vi rộng lớn, mặt khác giúp cho heo nhanh nhẹn tấn công kẻ thù cũng như chạy trốn nhanh khi gặp đối thủ mạnh

(Võ Văn Sự, 2009).

2.4.2 Một số tập tính của heo rừng 2.4.2.1 Sống bầy đàn

Trong tự nhiên heo rừng thường sống bầy đàn (Hình 2.15), đàn nhỏ 5 ­ 6 con, đàn lớn từ 10 ­ 50 con. Trong một đàn có thể chung sống với nhau nhiều thế hệ. Heo rừng có thể nhận biết được 10 loại âm thanh trong bầy báo hiêu về nguồn thức ăn, kẻ thù, tìm con, tìm mẹ, tìm bạn tình… Con đực phối giống cũng chỉ ở chung với đàn trong mùa phối giống, còn thường ở tách riêng một mình và loại này được gọi là “heo độc”. Có thể vì heo độc có cơ thể cường tráng to lớn, có nanh dài và sắc nhọn, có khả năng tự bảo vệ mình được hoặc có thể vì nó hung dữ nên những heo rừng khác nhỏ hơn không địch lại hoặc

17

không muốn sống chung nên kéo nhau đi khỏi đàn. Heo rừng cũng giống như các loài động vật khác thường liên lạc với nhau bằng âm thanh và tôn trọng con đầu đàn. Heo rừng sống bầy đàn thường có tập tính cọ xát thân mình vào nhau nhầm tạo mối quan hệ thân thiện, tăng sự tự tin, tính đoàn kết, sức mạnh tập thể và cảm giác an toàn trong bầy. Mặt khác, sự cọ xát còn để cảm nhận sự giống nhau về mùi, hơi quen của đàn và phân biệt với kẻ lạ xâm nhập vào bầy. Cũng giống như động vật sống bầy đàn khác, heo rừng cũng có sự giáo tranh giữa các con đực để bảo vệ lãnh thổ và quyền giao phối với con cái, hình thức đấu tranh cùng loài này có ý nghĩa tích cực cho việc chọn những cặp đôi lai tốt nhất, khỏe mạnh nhất để đảm bảo sức sống mạnh nhất cho thế hệ sau (Nguyễn Chung, 2007).

Agriviet.com

Hình 2.15: Heo rừng sống theo đàn

2.4.2.2 Đối phó kẻ thù

Heo rừng là loài động vật có linh tính tốt, khả năng khứu giác phi thường. Đây là loại vũ khí mà chọn lọc tự nhiên giữ lại để đảm bảo an toàn cho chúng khi kiếm ăn trong rừng trong khi thính giác của heo rừng không được tốt cho lắm. Khi phát hiện kẻ thù thì lập tức ra hiệu lệnh cho nhau im lặng để kẻ thù không phá hiện ra chúng và bỏ đi. Trường hợp kẻ thù đã đến gần nơi ẩn nấp, chúng cùng nhau kêu thật to để uy hiếp kẻ thù và chạy thật nhanh vào rừng sâu đến khi cảm thấy an toàn. Khi đối phó kẻ thù heo rừng thường đựng long bờm, ngẩng cao đầu, nhe nanh để dọa kẻ thù (Đỗ Kim Tuyên, 2007).

2.4.2.3 Tập tính kiếm ăn

Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thy (2007) cho rằng heo rừng là loại động vật ăn tạp, dạ dày đơn, chúng ăn từ các loại rau cỏ, hoa quả rơi rụng xuống đất, củ rễ, thực vật, nấm, khoai, măng, ngô, dứa, lạc, các loại cỏ đến các loại thức ăn động vật như: mối, gắn, chuột, kiến, gián, dế, cuốn chiếu, ếch,

18

nhái, thằng lằn, kỳ nhông, nhím, trứng chim làm tổ trên mặt đất, thậm chí cả xác động vật mới chết…Đối với heo rừng Châu Âu thì món ăn ưa thích của chúng là quả sồi rụng, hạt mai châu và quả hồ đào nên người ta thường săn được chúng ở những rừng sồ sai quả.

Heo rừng có tập tính tham ăn, thích tranh ăn, thích đi kiếm ăn lúc sáng sớm, lúc chạng vạng tối và ban đêm, còn ban ngày thì chúng thường ẩn nấp vàp rừng rậm hoặc những nơi yên tỉnh, kín đáo. Song dù sao chúng cũng có chút ít tính hung dữ của động vật ăn thịt, thể hiện bởi các tập tính săn mồi dù mồi của chúng là con vật non hoặc nhỏ bé, ít khả năng tự vệ. Heo rừng thường đào rể cây và các côn trùng trong đất để ăn. Dũi và đào bới là hành động kiếm ăn của heo rừng.

2.4.3 Khả năng sinh trưởng

2.4.3.1 Một số đặc điểm sinh trưởng cơ bản

Theo Võ Văn Sự (2011) thì heo rừng sinh trưởng nhanh hay chậm và đạt kích thước tối đa tùy theo từng giống, môi trường và tuổi. Heo rừng châu Âu thường có tầm vóc to lớn hơn nhiều so với heo rừng châu Á. Trong khi heo rừng châu Á có thể cao 60 ­ 70 cm, dài 1,2 ­ 1,4 m, nặng 75 ­ 150 kg thì heo rừng châu Âu có thể cao 90 ­ 100 cm, dài 1,5 m, nặng 200 ­ 350 kg. Cá biệt có những con heo rừng được săn ở Mỹ nặng tới 500 ­ 600 kg. Con đực thường to hơn con cái từ 20 ­ 30 kg. Heo con sơ sinh nặng khoảng 0,2 ­ 0,5 kg, dài 15 ­ 21 cm. Tuổi cai sữa 55 ­ 60 ngày, trọng lượng heo con cai sữa là 4 ­ 5 kg/con; tuổi giết thịt có thể tính từ 6 tháng tuổi. Trọng lượng xuất chuồng thường dao động từ 25 – 30 kg tùy theo nhu cầu thị trường. Tốc độ tăng trưởng của heo rừng Thái Lan được trình bày qua bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng của heo rừng Thái Lan nuôi ở Việt Nam

Tháng tuổi Trọng lượng (kg) Tốc độ sinh trưởng (g/ngày)

0 ­ 2 0,5 ­ 5 8 ­ 83 2 ­ 4 10 ­ 12 167 ­ 200 4 ­ 6 15 ­ 25 250 ­ 417 6 ­ 8 25 ­ 35 300 ­ 583 8 ­ 10 40 ­ 50 667 ­ 833 10 ­ 12 50 ­ 70 1000­ 1167 (Đỗ Kim Tuyên và ctv.,2007)

19

2.4.3.2 Khả năng sinh sản

Heo rừng là loài động vật đa thai và khá mắn đẻ, chúng có thể động dục hàng tháng suốt quanh năm chứ không theo mùa như nhiều loài động vật hoang dã khác. Nếu như heo cái nhà có từ 6 ­ 8 vú thì heo rừng cái có từ 8 ­ 10 vú xếp thành 2 hàng đối xứng. Heo rừng cái động dục lần đầu lúc 7 ­ 8 tháng tuổi, lần đầu tiên này chỉ có thời gian động dục 2 ­ 3 ngày. Chu kỳ động dục là 21 ngày/lần, như vậy mỗi năm heo rừng cái có thể đẻ 2 lứa/năm, mỗi lần động dục heo rừng cái có thể chịu đực 3 ngày. Nếu có thai thì heo cái không động dục nữa, mang thai 112 ­ 117 ngày. Sau khi sinh con khoảng 5 ­ 6 ngày heo mẹ đã có biểu hiện động dục nhưng rất mờ nhạt do phải tập trung sinh sản sữa và chăm sóc heo con. Sau khi cho con cai sữa khoảng 1 tuần, heo mẹ động dục chính thức và sẵn sàng cho lứa phối giống tiếp theo (Đỗ Kim Tuyên, 2006).

Một số đặc điểm về khả năng sinh sản của heo rừng được trình bày qua bảng 2.4

Bảng 2.4: Một số đặc điểm về khả năng sinh sản của heo rừng

Stt Chỉ tiêu Mức thể hiện

1 Tuổi động dục đầu tiên 6 ­ 7 tháng tuổi

2 Trọng lượng động dục lần đầu 18 ­ 20 kg

3 Tuổi phối giống 7 ­ 8 tháng tuổi

4 Trọng lượng lúc phối giống 30 ­ 35 kg

5 Thời gian mang thai 110 ­ 130 ngày

2 ­ 3 ngày (nái tơ)

6 Thời gian động dục 3 ­ 4 ngày (nái rạ)

7 Chu kỳ động dục 20 ­ 22 ngày

8 Hệ số đẻ 1,2 ­ 1,3 lứa/năm

9 Số con trên mỗi lứa 5 ­ 8 con

(Đỗ Kim Tuyên và ctv.,2007)

2.5 Chuồng trại trong chăn nuôi heo rừng 2.5.1 Nguyên tắc chung 2.5.1 Nguyên tắc chung

Theo Trương Lăng (2012) cho rằng heo rừng không thích nắng chói và thời tiết nóng. Heo rừng có khá nhiều bản năng tự vệ như móng vuốt, răng nanh sắc nhọn, tập tính sống bầy đàn của heo rừng. Heo rừng có mõm thẳng,

20

nhọn, khỏe mạnh cho khả năng đào đất, dũi, ủn tốt nên chuồng trại cho heo rừng dù theo kiểu nào cũng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: kín đáo, chắc chắn, đặc biệt chú ý đến khả năng đào hầm trốn thoát của heo rừng. Chuồng thoáng, mát, có nơi cho heo vùi mình để nghỉ ngơi (thường là các đầm lầy nhỏ).

Cần thiết kế chuồng riêng cho heo rừng đực giống, heo rừng mẹ trong giai đoạn đẻ và giai đoạn nuôi con theo quy mô đảm bảo mức tối thiểu như sau: Heo nái, heo hậu bị là 20 ­ 30 m2/4 ­ 5 con (nhà che 8 ­ 15 m2), heo nái đẻ, nuôi con là 5 ­ 10 m2/ổ, heo đực giống là 40 ­ 50 m2/con (nhà che 5 ­ 10 m2) (Võ Văn Sự và Trường Khanh, 2009).

2.5.2 Nguyên vật liệu

Chuồng nuôi heo rừng được làm đơn giản hơn heo nhà rất nhiều. Tùy từng mô hình nuôi heo rừng mà có nhiều cách làm chuồng khác nhau, có thể làm chuồng bằng tre, nứa, gỗ, bê tông, tôn hoặc thép B40 (Võ Văn Sự và ctv, 2009).

2.5.3 Vị trí và hướng chuồng

Theo Lê Thị Mến (2010) cho rằng trong chăn nuôi heo xây dựng chuồng trại cần chọn vị trí và hướng chuồng như sau:

­ Chọn nơi khô ráo, bằng phẳng, mát mẻ (không chọn vùng đất cần cỗi, vùng đồi trọc, vùng biển gió lộng, vùng ẩm ước lầy lội…). Đất phải dễ thoát nước, có độ dốc để rửa chuồng và chất thải về nơi xử lý, không làm ô nhiếm nguồn nước và đât nơi sản xuất.

­ Chọn nơi yên tĩnh giúp heo sinh trưởng tốt, nơi xa khu dân cư để tránh lây lan mầm bệnh cũng như dễ mở rộng sau này.

­ Địa điểm thuận lợi giao thông để dễ dàng vận chuyển vật tư, thức ăn và heo.

­ Đảm bảo nguồn nước sạch, đất đai màu mỡ trồng được rau cỏ, cây trái…để góp phần cung cấp thức ăn tại chổ và kiểm soát môi trường.

­ Hướng chuồng cần phải được xây dựng như thế nào để tránh được các yếu tố bất lợi như mưa tạt, gió lùa, tránh ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng. Chuồng có thể nhận được ánh sáng ban mai (nhiều tia tử ngoại – không nóng, sát trùng chuồng, tạo vitamin D cho heo); đồng thời che được ánh nắng chiều (nhiều tia hồng ngoại, nóng bức làm heo thở mệt, diệt vitamin D).

­ Trục chuồng: trục đối xứng dọc của chuồng nên xây chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam hoặc Đông – Tây để tránh gió lạnh Đông Bắc, mưa và

21

gió lùa Tây Nam, tránh nắng Đông buổi sáng và nắng Tây buổi chiều chiếu rọi thẳng vào chuồng. Mặt tiền của chuồng nên xây theo hướng Đông Nam (chuồng 1 dãy) và nên nhốt các đối tượng ưu tiên heo con, heo lứa, heo nái chữa, heo nái nuôi con…(chuồng 2 dãy).

Nuôi thả heo rừng thả rong (Hình 2.16) ở những nơi có mặt bằng rộng, có ánh sáng mặt trời và cho heo hoạt động suốt ngày. Diện tích từ 20 m² đến cả ngàn m², xung quanh có hàng rào chắc chắn kiên cố với lưới thép B40 hay xây tường xi măng cao 0,6 ­ 0.8 m, trên là lưới B40 cao thêm 1,5 m. Đặc biệt, phía sát mặt đất phải cạp thật chặt để tránh heo đào chui ra (Đặng Tịnh, 2006).

www.khuyennongtphcm.com

Hình 2.16: Nuôi heo rừng thả rong

Nuôi heo rừng cần được chiếu sáng đầy đủ, không nên nuôi trong các ô chuông được che đậy kín đáo như nuôi heo nhà. Tốt nhất là nơi nào vừa có bóng râm mát lại vừa được chiếu sáng mặt trời. Ta cần dự trù diện tích khu nuôi để khi cần mở rộng ta cũng không phải chuyển đi nơi khác. Do đó ngay ở

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng tại trại chăn nuôi tập trung thành đội ¬ tp cần thơ (Trang 27)