Trị bệnh cho heo rừng

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng tại trại chăn nuôi tập trung thành đội ¬ tp cần thơ (Trang 41)

2.6.2.1 Bệnh chấn thương

Do tranh giành thức ăn, hay lúc đùa giỡn gây ra, ta có thể dùng Vime­ Iodine bôi lên vết thương.Trong trường hợp vết thương sâu ta có thể khâu lại.

2.6.2.2 Bệnh ở đường tiêu hóa

Bệnh đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân như thức ăn không phù hợp, nhiễm khuẩn đường ruột, ký sinh trùng. Để phòng và trị người nuôi có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau:

29

­ Vime C ­ Electrolyte: 1 g thuốc/4 lít nước uống hay Vime­Amino để giảm stress, ổn định sức khỏe.

­ Cho uống Aralis: 1 ml/ kg thể trọng/ngày.

­ Vime ­ 6 way 20g/40 lít nước để tăng khả năng tiêu hóa cho heo.

­ Coli ­ Norgent 1 g/5 kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3­5 ngày để phòng bệnh E.coli giai đoạn sau cai sữa

Trong trường hợp có sốt, bỏ ăn ta có thể dùng thêm 1 trong các loại thuốc sau:

­ Genta ­ Colenro: 1 ml/5­10 kg thể trọng ­ Vime ­ Sone: 1 ml/5 kg thể trọng.

Bệnh ký sinh trùng ngoài da: ta có thể kết hợp các loại thuốc sau đây để điều trị:

Tiêm Vemectin 0,3 %: 1 ml/10 kg thể trọng.

2.6.3 Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo rừng

Sau khi tiêm vaccine, heo chưa có khả năng miễn dịch ngay mà từ 7 ­ 21 ngày sau (tuỳ loại vaccine) mới có thể miễn dịch.

Vaccine chỉ có tác dụng trong 1 thời gian nhất định nên cần phải tiêm nhắc lại.

Bảng 2.5: Vaccine dùng cho heo

Ngày tuổi Vaccine

1 tuần tuổi Suyễn heo (Mycoplasma) lần 1

2 tuần tuổi Suyễn heo lần 2

3 tuần tuổi Tai xanh lần 1 (Tiêm cùng với mẹ) 25 ngày tuổi Dịch tả heo lần 1 (Tiêm cung với mẹ)

30 ngày tuổi Lở mồm long móng lần 1

50 ngày tuổi Tai xanh lần 2

55 ngày tuổi Dịch tả heo lần 2

60 ngày tuổi Lở mồm long móng lần 2

30

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Phương tiện khảo sát

3.1.1 Địa điểm và thời gian khảo sát

­ Thời gian: khảo sát được tiến hành từ tháng 07/2013 đến tháng 10/2013.

­ Địa điểm: nơi khảo sát là Trại chăn nuôi tập trung Thành Đội Cần Thơ, xã Trường Long, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.

­ Vị trí địa lý huyện Phong Điền

Huyện Phong Điền (Hình 3.1) là một trong bốn huyện của thành phố Cần Thơ mới thành lập năm 2004. So với huyện Thốt Nốt, Phong Điền cùng với Vĩnh Thạnh và Cờ Đỏ là các huyện còn rất trẻ mới được thành lập hơn bốn năm.

Phong Điền có diện tích tự nhiên là 12.364,04 ha, dân số là 104.945 khẩu, hệ thống kênh rạch thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa bằng đường thủy và nuôi trồng thủy sản, cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển hướng sang kinh tế thương mại, dịch vụ, đặc biệt là khai thác du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và kết hợp với chợ nổi Phong Điền.

Về không gian địa lý, Phong Điền ở phía Đông Bắc giáp với quận Bình Thủy và quận Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ rất thuận lợi cho việc phát triển về giao lưu hàng hóa và khai thác du lịch sinh thái vườn và chợ nổi nhờ hệ thống sông Cần Thơ ­ Phong Điền và lộ Vòng Cung lịch sử (đường tỉnh 923) và hương lộ 28. Phía Đông Nam giáp với tỉnh Hậu Giang, phia tây giáp huyện Cờ Đỏ.

Phong Điền có các điều kiện thời tiết khí hậu đặc trưng của vùng châu thổ sông Cửu Long khá thuận lợi nên nhiệt độ khá cao, với độ chênh lệch ngày đêm và các tháng trong năm không nhiều như các tỉnh phía bắc, có số ngày nắng trong năm khá cao, có năm đạt tới 2.575,8 giờ, lượng mưa ở mức dưới 2.000 mm/năm, ít chịu ảnh hưởng của gió bão và không khí lạnh. Nhìn chung, thời tiết khí hậu của Phong Điền thuộc loại mưa thuận gió hòa, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan môi trường theo hướng kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái.

Thành phố Cần Thơ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đến năm 2025. Trong đó, huyện Phong Điền được quy hoạch là khu đô thị sinh thái bố trí ven sông Cần Thơ, chạy dọc đến giáp quận Ô Môn và theo kế hoạch của UBND thành phố đến năm 2009 huyện Phong Điền

31

nâng cấp thành quận Phong Điền để phù hợp với quy mô đơn vị hành chính cấp quận trong toàn thành phố.

Hình 3.1: Vị trí huyện Phong Điền – TP Cần Thơ

3.1.2 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát bao gồm 67 heo rừng các loại heo đực giống, heo cái hậu bị, heo nái sinh sản ­ heo con theo mẹ, heo cai sữa và heo thịt.

Cơ cấu đàn heo rừng ở trại được trình bày qua bảng 4.2. Bảng 3.1: Bảng cơ cấu đàn heo rừng ở trại Phong Điền

Loại heo Số lượng

Heo đực giống 2

Heo cái hậu bị 9

Heo nái sinh sản 2

Heo cai sữa 30

Heo thịt 24

3.2Các phương tiện và dụng cụ khảo sát3.2.1 Dụng cụ tại trại 3.2.1 Dụng cụ tại trại

Dụng cụ tại trại gồm: dụng cụ đựng thức ăn, 1 xe máy Honda để đi lại chăm sóc heo, 1 thước dây, máy ảnh, sổ ghi chép, bút bi và phiếu thu thập thông tin và số liệu.

32

3.2.2 Phương tiện ­ dụng cụ và hóa chất tại phòng thí nghiệm3.2.2.1 Phương tiện 3.2.2.1 Phương tiện

Phương tiện tại phòng thí nghiệm bao gồm tủ sấy, tủ hút, tủ lạnh, máy nghiền mẫu, cân phân tích, cân đồng hồ, bộ công phá đạm, bộ chưng cất đạm, bộ chuẩn độ, bộ phân tích béo.

3.2.2.2 Dụng cụ

Khay đựng mẫu, dao, kéo, kẹp rắp, thau, rỗ, thớt,...Giấy lọc, phễu lọc, ống chứa dung dịch mẫu, ống chứa dung dịch phân tích, chén sứ, bình hút ẩm. Bình định mức 50ml, beaker 50 ml, bình kjeldahl 50 ml, bình định mức 100 ml, bình tam giác 100 ml, beaker 100 ml và 200 ml, bình định mức 250 ml.

3.2.2.3 Hóa chất

Hóa chất dùng trong phòng thí nghiệm bao gồm nước cất 1 lần và nước cất 2 lần, chất xúc tác H2O2 30%. Dùng NaOH 25%, 30%, 40%, H2SO4 đậm đặc, H2SO4 0.1N, acid boric 2% và ether (etylic, dầu hỏa).

3.3 Phương pháp tiến hành

3.3.1 Khảo sát về năng suất dây lá rau lang

Mẫu rau lang ở trại được trồng trên bờ mương chạy dài theo đê bao xung quanh khu vực nuôi, mẫu được lấy vào buổi sang nên rất tốt không khô héo. Mẫu được lấy theo nguyên tắc đại diện trên bờ rau lang, chọn 3 mẫu rau lang với chất lượng tốt, trung bình, xấu. Sau đó dùng thước đo đạt sao cho mỗi khung lấy mẫu rau lang có diện tích 1 m², kế tiếp cắt lấy phần thân và lá đem cân để xác định năng suất của rau lang, sau đó mỗi mẫu khảo sát được lấy khoảng 1 kg và bỏ vào bọc nilon ghi rõ nhãn hiệu và đem ngay về phòng thí nghiệm.

3.3.2 Cơm thừa

Cơm cho heo rừng ăn ở trại phần cơm thừa của con người ăn còn dư đem cho heo rừng ăn, trong đó có một ít rau xanh hoặc thịt cá, phần cơm thừa này chỉ cung cấp được một phần thức ăn cho heo, ngoài ra chủ nuôi còn nấu thêm cơm để trộn cho heo rừng ăn.

3.3.3 Cám gạo

Cám gạo cho heo rừng ăn được chủ từ các nhà máy xay xát lúa gạo, cám gạo này có hàm lượng protein thô thấp 6 ­ 12%.

33

3.3.4 Cách lấy mẫu thức ăn

Tất các các mẫu thức ăn được lấy theo nguyên tắc đại diện bình quân, mẫu được lấy khoảng 1 kg (cơm thừa), 500 g (cám) và 3 kg rau lang cho vào bọc nilon ghi rõ nhãn hiệu và đem về phòng thí nghiệm dùng khay đã được xác định trọng lượng chứa mẫu sau đó đem sấy ở 65ºC thường xuyên kiểm tra và đảo mẫu để nước bốc hơi đều sau đó mẫu được lấy ra và để nguội trong không khí, mẫu được xác định hàm lượng vật chất khô ban đầu sau đó mẫu được nghiền mịn bằng 2 máy nghiền cho vào túi nilon ghi rõ nhãn hiệu và trữ ở trong tủ đông.

Bảng 3.2: Thành phần hóa học (%) của các loại thức ăn dùng cho heo rừng ở trại Phong Điền (trạng thái phân tích)

Loại thức ăn VCK CP EE CF Khoáng

Cơm thừa 89,89 8,42 1,51 0,43 1,59

Cám 95,77 7,01 2,97 10,78 9,38

Rau lang 93,05 14,48 3,02 10,72 9,68

Hình 3.2: Sơ đồ tiến hành phân tích VCK, CP, EE, CF và khoáng của các loại thực liệu

Mẫu sơ khởi

Mẫu bình quân Nghiền mịn Mẫu phân tích % VCK % Khoáng % CF % CP (Kjeldahl) % EE (Soxhlet)

34

3.3.5 Phương pháp phân tích mẫu

3.3.5.1 Phương pháp xác định hàm lượng vật chất khô (%DM) (Undersander et al., 1993) (Undersander et al., 1993)

% VCK = (Hàm lượng VCK ban đầu x hàm lượng VCK còn lại ) x 100

3.3.5.2 Phương pháp xác định hàm lượng VCK ban đầu

Đối với thức ăn có hàm lượng độ ẩm > 85% đều được xác định hàm lượng VCK ban đầu. Cân trọng lượng khay nhôm, cân mẫu (bằng cân điện tử). Cho khay nhôm có chứa mẫu vào tủ sấy ở nhiệt độ 65ºC, thường xuyên kiểm tra mẫu và đảo mẫu để nước bốc hơi tốt, sấy đến khi nào thấy mẫu giòn là được, lấy ra để nguội trong không khí rồi cân xác định trọng lượng mẫu sau sấy.

Hàm lượng VCK ban đầu (%) = 2 1 3 P P P  x 100

P1: trọng lượng vật chứa mẫu (gram) P2: trọng lượng ban đầu của mẫu (gram)

P3: trọng lượng mẫu và vật chứa mẫu sau sấy (gram)

3.3.5.3 Phương pháp xác định hàm lượng VCK còn lại

Sấy chén ở 105ºC trong 3 ­ 4 giờ để vào bình hút ẩm khoảng 5 phút đem cân lần thứ nhất, sấy thêm 1 giờ cân lần 2, trọng lượng chén giữa hai lần cân sai khác không quá 1o/oo là được trọng lượng trung bình của chén P1.

Cân khoảng 1 gram mẫu cho vào chén đem sấy ở 105ºC trong 5 ­ 6 giờ, cho chén chứa mẫu vào bình hút ẩm khoảng 5 phút cân trọng lượng lần thứ nhất, sấy lại thêm 1 giờ cân trọng lượng lần thứ hai, sai số giữa hai lần cân không quá 1o/oo ta được trọng P2.

Hàm lượng VCK còn lại (%) = P P P2 1 x 100 P1:Trọng lượng chén (g)

P2: trọng lượng chén và mẫu sau sấy (g) P: Trọng lượng mẫu ban đầu (g)

3.3.5.4 Xác định hàm lượng Protein thô (%CP) (Phương pháp Kjeldahl) Kjeldahl)

Nguyên lý: cho mẫu tác dụng với H2SO4đđ, khi đun nóng Nitơ trong protein sẽ bị phân giải thành NH3. Nhờ có H2SO4 hiện diện, NH3 sẽ biến thành

35

(NH4)2SO4, cho tác dụng với NaOH, NH3 lại thoát khỏi dung dịch. Căn cứ vào lượng acid đã tiêu hao để trung hòa lượng NH3, từ đó tính được lượng NH3, lượng nitrogen tổng số và suy ra lượng protein thô.

Phản ứng xảy ra như sau

­ Nitơ trong mẫu thức ăn CO2 + H2O + (NH4)2SO4

­ (NH4)2SO4 + 2NaOH Na2 SO4 +NH4OH ­ NH4OH NH3 + H2O

­ NH3 + H3PO4 NH4H2BO3

­ NH4H2BO3 + H2SO4 H3BO4 + NH4HSO4

Mẫu trắng: mẫu phân tích được cân khoảng 0,5 gram cho vào bình Kjeidahl, sau đó cho tiếp một ít chất xúc tác (9 phần K2SO4 + 1 phần CuSO4), 2 giọt H2O2 30% và 10 ml dung dịch H2SO4 đậm đặc, để yên trong một ngày, sau đó đem lên lò công phá đạm cho đến khi mẫu trắng hoàn toàn.

Mẫu được đem chưng cất: cho 15 ml acid boric 2% vào bình tam giác 250 ml, đưa vào máy, cấm đầu ống mủ vào đáy bình (cho acid boric ngập đầu ống mủ). Mẫu (sau khi đã công phá trắng) cho vào bình đựng mẫu của máy đã có sẵn 1 ít nước cất, tráng sạch mẫu nhiều lần bằng nước cất, tiếp tục cho 40 ml NaOH 50% vào bình đựng mẫu. Sau đó cho nước cất vào đến khoảng 3/4

bình, đậy kính tất cả các nút của bình chứa mẫu, mở nước và bật bếp điện. Chưng chất đến khi dung dịch trong bình tam giác được khoảng 200 ml, lấy bình tam giác ra rửa sạch mẫu dính trong ống mủ xuống bình tam giác, tắt bếp. Sau đó, lấy bình đựng mẫu ra khỏi hệ thống chưng cất rửa sạch, cứ tiếp tục như vậy làm bình khác.

Định phân: mẫu sau khi đã chưng cất xong đem định phân bằng dung dịch H2SO4 0.1N, định phân cho đến khi dung dịch trong bình tam giác đổi màu (từ màu xanh chuyển sang màu hồng nhạt) thì dừng lại đọc kết quả.

36

Công thức tính:

%N =

V: thể tích dung dịch H2SO4 0,1N dùng để định phân mẫu (ml) V’: thể tích dung dịch H2SO4 0,1N dùng để định phân mẫu trắng (0,005ml)

W: trọng lượng mẫu (g)

%CP = %N*6,25

3.3.5.5 Xác định hàm lượng xơ thô (%CF)

Sấy giấy lọc không tàn trong tủ sấy 105ºC trong 3 giờ, gắp ra cân nhanh, cho vào tủ sấy 2 giờ cân lại đến khi trọng luợng không đổi, sai số giữa 2 lần cân không quá 1o/oo.

Mẫu phân tích được cân khoảng 1gram mẫu cho vào beaker 300ml, đong 100ml H2SO4 0,765N cho vào beaker, đậy kín (ngâm mẫu qua đêm). Sau đó đặt lên bếp đun sôi nhẹ trong 45 phút, trên beaker có bình chứa nước đá để ngưng lạnh. Lấy beaker xuống lọc qua khăn sạch và rửa bằng nước cất nóng cho đến khi sạch acid (dùng giấy quỳ kiểm tra).

Rửa sạch phần cặn trở lại beaker bằng nước cất nóng, cho thêm vào beaker 10ml NaOH 25% (dung dịch trong beaker không quá 250ml). Đặt beaker lên bếp đun sôi nhẹ trong 45 phút như trên. Sau đó lấy beaker xuống lọc qua khăn sạch và rửa bằng nước cất nóng cho đến khi sạch NaOH (giấy quỳ không đổi màu).

Chuyển phần cặn qua giấy lọc không tàn đã xác định trọng lượng, sau đó rửa lại bằng cồn tuyệt đối. Tiếp theo cho giấy lọc chứa mẫu vào chén đem sấy 105oC trong 3 giờ, cân xác định trọng lượng, sấy thêm 1 giờ cân xác định trọng lượng (sai số giữa hai lần cân không quá 1o/oo).Ta được trọng lượng P1.

Sau đó đem chén chứa mẫu đã sấy vào lò nung ở 550ºC trong 3 đến 4 giờ tắt tủ nung, để nguội thì lấy chén chứa mẫu đem ra để trong tủ sấy 105ºC khoảng 3 giờ lấy chén ra để trong bình hút ẩm khoảng 5 phút đem cân, sau đó cho chén vào tủ sấy, khoảng 1 giờ sau lấy chén ra cho vào bình hút ẩm khoảng 5 phút, đem cân. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi trọng lượng chén không đổi (sai số giữa hai lần cân không quá 1o/oo). Ta được trọng lượng P2.

(V­V’)*0,0014 w

37

Công thức tính:

% CF =

P1: trọng lượng chén + mẫu + giấy sau khi sấy 105ºC (g) P2: trọng lượng chén + mẫu + giấy sau khi nung (g) Pgiấy: trọng lượng giấy (g)

W: trọng lượng mẫu (g)

3.3.5.6 Xác định hàm lượng chất khoáng (Undersander et al., 1993) Chén sau khi được rửa sạch để ráo nước thì đưa vào tủ sấy 105ºC trong 4 đến 5 giờ, lấy chén ra để trong bình hút ẩm khoảng 5 phút đem cân, sau đocho chén vào tủ sấy tiếp. Khoảng 1 giờ sau ta lấy chén ra cho vào bình hút ẩm khoảng 5 phút sau, đem cân. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi trọng lượng chén không đổi (sai số giữa hai lần cân không quá 1o/oo) ta được trọng lượng chén P1.

Mẫu phân tích được cân khoảng 0,5 gram mẫu cho vào chén (đã được xác định trọng lượng). Sau đó xếp vào lò nung ở 550ºC trong 3 đến 4 giờ tắt tủ nung, để nguội lấy chén chứa mẫu đem ra để trong tủ sấy 105ºC khoảng 5 đến 6 giờ lấy chén ra để trong bình hút ẩm khoảng 5 phút đem cân, cho chén vào tủ sấy, khoảng 1 giờ sau ta lấy chén ra cho vào bình hút ẩm khoảng 5 phút sau, đem cân. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi trọng lượng chén không đổi (sai số giữa hai lần cân không quá 1o/oo) ta được trọng lượng P2.

Công thức xác định hàm lượng khoáng

% Khoáng =

P1: trọng lượng chén (g)

P2: trọng lượng chén + mẫu sau khi nung (g) W: trọng lượng mẫu (g) P1 ­ P2 ­ Pgiấy W x 100 P2 – P1 W x 100

38

3.3.5.7 Xác định hàm lượng béo thô bằng phương pháp gián tiếp (Soxhlet)

Cân và sấy mẫu: trước khi cân mẫu để phân tích chúng ta nên trộn mẫu cho thật điều, Cân trực tiếp khoảng 0,5 gram mẫu bằng cân phân tích, gói mẫu bằng giấy lọc. Mẫu được sấy ở nhiệt độ 105ºC trong 4 ­ 5 giờ, sau đó đem cân nóng (thao tác này cần phải nhanh đẻ tránh mẫu hút ẩm làm sai kết quả). Sấy mẫu thêm 2 ­ 3 giờ và đem cân mẫu lại lần hai, sai biệt giữa hai lần cân không quá 1o/oo là được, ta được trọng lượng P1.

Chiết xuất mẫu: bộ Soxhlet gồm 3 bộ phận chính

Bình cầu chứa ether ethylique: ether dầu hoả (2:1), bộ phận để hòa tan chất mỡ (ống chiết xuất), ống ngưng lạnh, ba bộ phận này gắn liền với nhau.

Pha dung môi dùng trong ly trích béo: dùng ống đong để xác định

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng tại trại chăn nuôi tập trung thành đội ¬ tp cần thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)