Kiểu chuồng thâm canh

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng tại trại chăn nuôi tập trung thành đội ¬ tp cần thơ (Trang 36 - 38)

a) Cách 1

TheoNguyễn Chung (2007) cho rằng nên dùng lưới B40 vây thành các ô nuôi (Hình 2.19). Trụ đỡ cho bờ rào lưới là các thân cây gỗ có đường kính ít nhất 10 cm, mỗi thân gỗ cách nhau 10 ­ 15 cm. Chân bờ tường chuồng và chân bờ rào có móng kiên cố thường xây tường bao cách mặt đất khoảng 50 cm để vô hiệu hóa khả năng đào hang của heo rừng. Mỗi ô chuồng xây 50 cm, quây lưới cao 1,2 ­ 1,5 m trở lên, diện tích rộng 4 ­ 6 m2 cho mỗi con. Nếu nuôi nhốt heo rừng chung thì có thể sử dụng một trong các quy mô sau:

­ Chuồng rộng 5m x dài 10 m x cao 2 m cho 2 ­ 7 con bố mẹ hoặc 8 ­ 10 con hậu bị.

­ Chuồng rộng 8m x dài 12 m x cao 2 m cho 2 ­ 7 con bố mẹ hoặc 8 ­ 10 con hậu bị.

­ Chuồng rộng 10m x dài 10 m x cao 2 m cho 2 ­ 7 con bố mẹ hoặc 8 ­ 10 con hậu bị.

24 agriviet.com

Hình 2.19: Kiểu chuồng nuôi thâm canh 1

b) Cách 2

Chuồng được thiết kế bằng các trụ xi măng hoặc các cây gỗ lớn chắc chắn làm trụ chính (Hình 2.20). Dùng cây gỗ nhỏ hơn buộc làm hàng rào, ngăn giữa các ô bằng lưới thép B40. Mật độ thả hẹp như cách 1 ở trên (Nguyễn Văn Nơi và ctv, 2010).

agriviet.com

Hình 2.20: Kiểu chuồng nuôi thâm canh 2

c) Cách 3

Theo Võ Văn Sự (2009) cho rằng ô chuồng được xây dựng bằng gạch như chuồng heo nhà (Hình 2.21). Bờ rào quanh trại cũng xây bằng gạch nhưng chỉ cao 1m, còn phía trên dùng gỗ tròn hoặc lưới thép ngăn tiếp khoảng 1 m.

25

Dù làm cách nào thì chuồng heo rừng cũng phải đảm bảo các yếu tố sau:

­ Thoáng mát, có ánh nắng chiếu vào buổi sáng nhưng không bị rọi nắng vào buổi chiều.

­ Mỗi ô chuồng đều có mái che để không bị mưa hắt vào chuồng.

­ Nền chuồng dốc 30 để thoát nước. Nền chuồng nên để nền đất phủ cát dày 10 ­ 20 cm, có sân chơi rộng, nhiều cây cối, hố nước nông và tĩnh mịch. Hàng rào chắc chắn nhưng thoáng. Giữa các dãy chuồng cần có lối đi rộng rãi để tiện cho việc chăm sóc. Có chuồng heo nái và heo đực riêng, mật độ 10m2/con.

­ Chuồng heo nái nên là nên đất chống trơn trượt, giúp heo con đứng và đi lại được ngay sau khi sinh giống như trong tự nhiên là phù hợp nhất.

Kiểu chuồng thâm canh là kiểu nuôi nhốt điển hình cho chăn nuôi heo rừng. Kiểu chuồng này cho hiệu quả quản lý và kinh tế cao hơn nhưng cần có thời gian gần gũi, làm quen, thuần hóa heo rừng nhiều hơn và chú ý chế độ nuôi dưỡng, vận động của đàn heo để có chất lượng thịt đảm bảo không giống thịt heo nhà.

business.vnmic.com

Hình 2.21: Kiểu chuồng thâm canh 3

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng tại trại chăn nuôi tập trung thành đội ¬ tp cần thơ (Trang 36 - 38)