Kiểu chuồng bán tự nhiên nên có càng nhiều cây xanh phủ mát càng tốt, kín đáo, tối nhưng không ẩm ướt. Chuồng phải được thiết kế đảm bảo vệ sinh, dễ cho ăn, chăm sóc, thoáng mát, trao đổi không khí thuận lợi, tránh sự tác động của môi trường xung quanh chuồng nuôi.
Dùng lưới B40 vây thành các ô nuôi khoảng 300 400 m2 (tùy điều kiện của cơ sở nuôi), có trụ đỡ cho bờ rào lưới là các cọc sắt và cọc bê tông, cọc bê tông được dựng vừa có tác dụng làm khung, vừa có khả năng chống đỡ, các cọc sắt cách nhau 1,5 2 m. Chân bờ rào đào móng kiên cố và chôn sâu lưới B40 cũng như cọc sắt là 30 cm để hạn hạn chế khả năng đào hàng của heo rừng, chiều cao của lưới đảm bảo 1,2 1, 5 m trở lên.
Trong ô nuôi heo rừng đó xây 1 nhà dài có mái che, đủ ánh sáng và tránh nắng, mưa tạt, gió lùa khi heo rừng vào trú, có thể xây nhà nền xi măng, nếu là nền xi măng cần đổ ít cát vào. Nền nhà được tôn cao hơn xung quanh 20 30 cm để tránh bị đọng nước. Cần lót rơm, cỏ khô vào nền chuồng để tránh trơn trượt cho heo. Diện tích cần đảm bảo 15 20 m2, căn nhà này là nơi heo rừng trú mưa, trú nắng hoặc nghỉ ngơi ngoài lúc kiếm ăn và vận động (Hình 4.7).
46
Hình 4.7: Chuồng heo hậu bị
Chuồng cần đào hoặc xây các hố nước, bùn nông, gần nguồn nước vì heo rừng thích đầm mình làm mát và hay uống nước.
Máng ăn máng uống cho heo rừng hậu bị được đặt nơi cố định và đóng khung để ngăn chặn heo không cho heo rừng khác tranh giành thức ăn (Hình 4.8).
Hình 4.8: Máng ăn cho heo rừng cái hậu bị
4.2.2.3 Thức ăn
Mỗi ngày cho ăn 2 bữa vào lúc 8h sáng và 15h chiều và buổi phụ vào lúc trưa nhưng không liên tục. Thức ăn heo cái hậu bị chủ yếu là thức ăn xanh ngoài ra còn có 0,5 kg cám gạo và 1 kg cơm thừa cho mỗi con được chi đều cho 2 bữa chính.
Bữa trưa của heo cái hậu bị chỉ cần cho ăn thức ăn xanh như khá nhiều loại rau, cỏ tươi, thân chuối.
Ngoài 2 bữa chính thì heo còn tự tìm thức ăn trong khu nuôi như cỏ tươi, đào bới tìm côn trùng như dế, giun, ếch nhái….để bổ sung đạm cho cơ thể.
47
Bảng 4.3: Khẩu phần ăn hàng ngày của heo rừng cái hâu bị nuôi ở trại
Khẩu phần ăn (kg/con/ngày) Số lượng
Cơm thừa 1
Cám gạo 0,5
Rau lang 1
Với khẩu phần ăn hàng ngày được trình bày ở bảng 4.3 thì mức dưỡng chất cung cấp cho heo cái hậu bị như sau:
Bảng 4.4: Mức dưỡng chất cung cấp hàng ngày cho heo cái hậu bị ở trại
Chỉ tiêu Số lượng CP (g/con/ngày) 148 EE (g/con/ngày) 37 CF (g/con/ngày) 106 Khoáng (g/con/ngày) 100 4.2.2.4 Quá trình động dục
Những heo cái hậu bị này đều được chọn lọc từ những dòng có khả năng sinh đẻ và nuôi con tốt. Trong đàn có những nái có tuổi động dục lần đầu từ rất sớm: 4 5 tháng tuổi. Tuy nhiên thực tế ta nên bỏ qua 1 2 lần động dục đầu tiên, thường đợi đến lần động dục thứ 3 sẽ cho phối giống lần đầu nhằm tăng mức độ đậu thai.
Phát hiện động dục
Chu kỳ động dục của heo rừng là 21 ngày, thời gian động dục trong khoảng 2 4 ngày, và thông thường là 3 ngày. Trong ngày đầu động dục, âm hộ heo sưng đỏ, cửa âm hộ có dịch nhờn loãng, hay nhảy lên lưng heo khác và có phản xạ giao phối như con đực, khi có heo đực hoặc mùi heo đực thì con cái mới kêu rên thành tiếng... Vì vậy cách phát hiện heo nái động dục tốt nhất là đưa 1 con đực vào trong chuồng heo nái. Heo đực sẽ nhanh chóng tìm ra con nái nào có biểu hiện động dục.
Ngày tiếp theo, âm hộ heo cái bớt sưng, chuyển từ màu đỏ hồng sang màu tím tái, dịch nhờn keo đặc hơn. Trạng thái đi đứng không yên, bồn chồn cao độ. Khi heo nằm hoặc đứng, ấn mông là heo sẽ đứng yên và vểnh đuôi sang một bên, đây là thời điểm phối giống tốt nhất cho heo nái.
Sau giai đoạn mê ì ở ngày thứ 2, tuy heo rừng cái vẫn còn những biểu hiện động dục nhưng cường độ yếu hơn và có thể không cho heo đực phối.
48
4.2.2.5 Thú y phòng trị
Chuồng nuôi phải sạch sẽ thoáng mát, nhiệt độ thích hợp.
Kiểm tra tình hình đàn heo thường xuyên: sức khoẻ, lượng thức ăn thu nhận, máng ăn, vòi uống, bạt che; vệ sinh máng ăn, máng uống, thu gom phân, làm vệ sinh chuồng.
Tẩy giun sán cho heo vào đầu kỳ khi heo đạt khối lượng 7 10 kg và trước khi phối giống; tiêm phòng đủ các loại vacxin theo quy định để phòng bệnh cho heo; định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi. Mùa đông che chắn giữ ấm cho heo, mùa hè tạo thoáng mát cho chuồng
nuôi.
4.2.3 Heo nái sinh sản và heo con theo mẹ 4.2.1 Giống heo 4.2.1 Giống heo
4.2.1.1 Heo nái sinh sản
Heo rừng nái giống (Hình 4.9) được nuôi ở trại là giống thuần, được trại mua ở huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Heo nái sinh sản được mua lúc khoảng 6 tháng tuổi sau đó kiểm tra để làm nái sinh sản.
Hình 4.9: Heo rừng nái sinh sản
Heo cái hậu bị được chọn lọc từ đàn heo sau khi cai sữa, chọn những con phù hợp làm cái hậu bị. Từ đàn cái hậu bị này sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá để làm heo nái sinh sản.
Khi chọn lọc nái sinh sản phải không có khuyết tật, nếu có sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nuôi con. Cần quan tâm tới 3 bộ phận: cơ quan sinh dục, vú và khung xương. Nái chọn lọc cần đạt được những yêu cầu tối thiểu như trên.
Cơ quan sinh dục toàn đàn hậu bị có cơ quan sinh dục phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động.
49
Phải đảm bảo cần có số vú đủ để nuôi đàn con đông. Heo rừng có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc không đều sẽ không chọn hoặc phải kiểm tra đánh giá lại.
Phải có khung xương và 4 chân chắc, khoẻ, nhanh nhẹn và linh hoạt. Yêu cầu với những heo hậu bị có chân yếu sẽ không chọn vì sẽ ảnh hưởng tới phối giống, đẻ và nuôi con. Chọn heo nái sinh sản phải mắn đẻ số con đẻ trên lứa phải cao và không ăn thịt con.
4.2.1.2. Heo rừng con theo mẹ
Heo rừng sơ sinh (Hình 4.10) thường có khối lượng 0,2 0,5 kg, heo sơ sinh có màu lông nâu vàng, có đường chạy dọc theo chiều dài thân, nhìn giống như quả dưa gang gần chín. Vệt dọc này sẽ mất dần khi heo rừng con trên 3 tháng tuổi.
Hầu hết heo rừng đều có đặc điểm màu lông, điều khác biệt so với heo nhà.
Hình 4.10: Heo rừng con đang bú mẹ
4.2.1.3 Chuồng trại, máng ăn và máng uống của heo nái sinh sản
Về kỹ thuật chuồng heo đẻ cũng được quây lưới B40 giống như chuồng heo hậu bị (Hình 4.11). Tuy nhiên do mật độ 1con/ô nên diện tích chuồng khoảng 30 50 m2. Một điểm đáng lưu ý nữa là do mắt lưới B40 tương đối to so với kích thước heo con nên xung quanh lưới B40 từ dưới đất lên 20 cm đảm bảo phải được rào kỹ hoặc được nẹp bằng các thanh tre, gỗ tránh cho heo con mắc kẹt tại đó.
50
Hình 4.11: Chuồng cho heo nái đẻ
Trước khi heo nái đẻ cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, chuồng phải được quét dọn và sát trung cẩn thận trước 5 7 ngày. Nếu là chuồng nền đất thì lót rơm khô, cỏ khô, bao bố sạch để heo con có thể đứng lên được như trong tự nhiên. Mặt khác chuồng được lót cẩn thận sẽ giúp heo con không bị lạnh, trầy xướt hay viêm nhiễm.
Bên trong ô nuôi heo đẻ có 1 nhà nhỏ 6 8 m² để làm ổ đẻ cho heo, vứt rơm khô, cành cây hoặc lá khô vào heo sẽ tự làm ổ đẻ trong đó. Ổ đẻ cần đảm bảo cao ráo và tránh ẩm, phía bên ngoài ổ đẻ có cửa để nhốt heo bên trong khi trời mưa gió. Toàn bộ diện tích còn lại bên ngoài sẽ được làm sân chơi và tập thích nghi dần cho heo con trong điều kiện sống bán thiên nhiên.
Trong khu vực chuồng heo đẻ, cần tiến hành ngăn hệ thống tập ăn cho heo con theo mẹ. Khu vực này có thể nằm trong khu vực nuôi và chiếm diện tích khoảng 3 5 m2, có lỗ nhỏ cho heo chui vào khi tập ăn.
Ngoài ra xung quanh chuồng heo nái sinh sản còn có bãi tắm mát cho heo rừng làm mát cơ thể vào lúc trời nòng bức (Hình 4.12).
51
4.2.1.4 Thức ăn
Heo rừng nái sinh sản và nái nuôi con cho ăn 1,5 kg rau lang, 1 kg cám gạo và 1 kg cơm cho mỗi con. Chia làm 2 bữa ăn/ngày vào lúc 7 giờ sáng và 3 giờ chiều và chia đều khẩu phần ăn cho 2 buổi. Ngoài ra, heo rừng còn tự tiềm kiếm thức ăn ngoài tự nhiên bổ sung cho cơ thể.
Bảng 4.5: Khẩu phần ăn hàng ngày của heo rừng nái sinh sản nuôi ở trại
Khẩu phần ăn (kg/con/ngày) Số lượng
Cơm thừa 1
Cám gạo 1
Rau lang 1,5
Bảng 4.5 khẩu phần ăn của heo nái sinh sản ở trại cho thấy thức ăn chủ yếu là rau lang 1,5 kg, lượng cơm thừa và cám gạo là 1 kg.
Bảng 4.6: Mức dưỡng chất cung cấp hàng ngày cho heo nái sinh sản
Chỉ tiêu Số lượng
CP (g/con/ngày) 216
EE (g/con/ngày) 59
CF (g/con/ngày) 184
Khoáng (g/con/ngày) 169
Đối với heo rừng sơ sinh sau khi sinh 30 60 phút là có thể đứng dậy ngay và mỗi con tìm cho mình một bầu vú nhất định.
Heo sơ sinh đến cai sữa cần chú ý khâu kỹ thuật chăm sóc để đạt hiệu quả nuôi sống cao, đàn heo khỏe mạnh, không mắc bệnh, để làm tốt điều đó trại làm tốt các biện pháp sau:
Chăm sóc heo con ấm áp, tránh gió lùa, mưa nắng nhất là trong tuần đầu sau sinh. Khi heo được khoảng 15 ngày tuổi thì heo đi lai tự do theo mẹ kiếm ăn trong sân chơi, xung quanh chuồng. Từ 1,5 2 tháng tuổi, heo cứng cáp và ăn được thức ăn thường ngày như cám, cơm, củ,….
Cũng như heo nhà, heo rừng cũng bấm răng nanh cho heo khi heo còn nhỏ để khi bú heo con không làm heo mẹ đau, viêm nhiễm bầu vú nhưng tránh trường hợp bấm quá sâu hay nhổ nguyên răng heo.
Heo rừng con mới sinh phải đảm bảo cho heo con bú sữa đầu vì sữa đầu rất tốt, đậm đặc, nhiều protein. Sữa đầu chỉ sản xuất trong 24 giờ đầu tiên và heo rừng con chỉ hấp thụ sữa đầu tốt nhất trong 24 giờ đầu khi mới sinh ra.
52
Cho heo rừng con theo mẹ tập ăn sớm, thức ăn bổ sung cho heo rừng con ở trại giống như heo thường. Heo rừng con theo mẹ được cho ăn bằng máng ăn riêng tránh bị heo lớn tranh giành.
4.2.1.5 Quá trình chuẩn bị cho heo nái đẻ
Phần lớn là heo rừng tự đẻ nhưng vẫn theo dõi chăm sóc khi cần thiết. Để hổ trợ và chăm sóc kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn cho heo mẹ và tăng tỉ lệ sống của heo con. Chỉ những người thường xuyên chăm sóc cho heo mới được đỡ đẻ cho heo. Không cho người lạ hay chó mèo vào để tránh làm heo rừng sợ hoặc phản ứng tự vệ làm heo đẻ chậm có thể ngưng đẻ làm tăng tỉ lệ heo nái con chết.
Khi heo rừng có biêu hiện sắp đẻ bóp bầu bầu vú heo cuối thai kỳ thấy có sữa thì trong vòng 24 giờ nữa heo sẽ đẻ.
Heo có hiện tượng phá ủi nền chuồng, gặm đất, cắn cỏ, tha rơm rác về làm ổ. Thân nhiệt tăng, nhịp thở tăng, hay đi tiểu, đi đại tiện (đi mót). Âm hộ có dịch nhờn màu hồng tiết ra nhiều thì trong nữa giờ sau heo sẽ đẻ.
Heo mẹ nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quảng, ép bụng, ép đùi quẩy đuôi rặn đẻ thì chỉ trong vài phút là heo sẽ đẻ.
Thông thường thì khoảng 15 phút heo đẻ 1 con, đôi khi heo đẻ liên tục rồi nghỉ sau đó mới đẩy nhau ra ngoài.
Nếu quá trình đẻ bình thương thì trong khoảng 3 4 tiếng thì heo đẻ hết số con và hoàn tất quá trình tống nhau ra ngoài.
Nếu heo nái có dấu hiệu cong đuôi thì cỏ thể còn sót con hay sót nhau nên phai chú ý để có biện pháp can thiệp kịp thời. Khi nào con mẹ nằm im cho con bú khi đó heo mẹ đã sinh xong.
Trong quá trình đẻ heo mẹ có thể đứng dậy, đi tiểu hay uống nước rồi nằm tiếp là biêu hiện của việc thúc đẻ, nếu gặp như vậy thì nên hỗ trợ cho heo mẹ đứng dậy đi vòng vòng đồng thời xoa bóp bên đối diện để heo nái đổi bên nằm.
Heo mẹ đẻ xong nên cho uống nước ấm có pha một ít muối để bổ sung nước cho heo vì trong lúc đẻ heo rất khát nước do heo mất nhiều máu.
4.2.1.6 Thú y phòng trị
Sau khi nái đẻ xong thì dùng Vime – Iodine 10ml/ 1lít nước để sát trùng, phòng viêm nhiễm âm hộ, sát trùng chuồng nái đẻ.
Dùng Vimekat với liều lượng 20 ml/nái để bồi dưỡng, tăng sức đề kháng.
53
Heo rừng sơ sinh khi sinh ra khoảng 15 ngày thì có thể theo mẹ kiếm ăn và bú sữa khoảng 2 tháng tuổi thì bắt đầu cai sữa. Heo rừng sơ sinh rất hiếu động, chạy nhảy theo đàn heo con. Heo cai sữa vần còn bộ lông sọc dưa đến khi nào được 3 tháng tuổi thì bắt đầu mất dần bộ lông đặc trưng này (Hình 4.13).
Hình 4.13: Bộ lông sọc dưa của heo rừng
4.2.4.1 Chuồng trại, máng ăn và máng uống
Heo sau khi được cai sữa sẽ được nhốt chung giữa các đàn có độ tuổi gần tương đồng nhau. Có thể cho heo cai sữa sống tự do theo đàn. Tuy nhiên đến thời điểm 3 4 tháng tuổi cần tách đực riêng cái riêng vì thời điểm này một số heo đã có thể có biểu hiện về động dục.
Về cơ bản, việc xây dựng các khu chuồng nuôi dành cho heo sau cai sữa cũng giống như các loại heo khác. Nếu cơ sở có điều kiện về đất đai thì có thể quy hoạch khu vực này rộng để heo có thể chạy nhảy, vui đùa.
Máng ăn, máng uống (Hình 4.14) được thiết kế đơn giản bằng nhựa đặt gần nơi heo con dễ uống và không đặt cố định tại phía đầu chuồng, điều này giúp cho việc dọn dẹp và luôn đảm bảo vệ sinh được sạch sẽ.
54
Hình 4.14: Máng uống dành cho heo cai sữa
Máng ăn, máng uống cần có độ cao thích hợp 12 20 cm, tuỳ theo khối lượng của heo. Chiều dài của máng được thiết kế dài 60 cm và rộng 40 cm, đáy máng rộng 10 cm. Loại máng xây cố định thì đáy máng phải cao hơn so với mặt nền 5 7 cm để dễ thoát nước khi cọ rửa.
Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi có ao chứa nước thải dùng chung với heo nhà, có nắp đặy nếu cần thiết, đảm bảo vệ sinh thú y và môi trường.
Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa. Những ngày đầu heo con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi tương đương nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Tránh làm thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi đột ngột sẽ rất có hại cho heo con, đặc biệt vào mùa đông heo dễ bị viêm phổi.
Quan sát đàn heo để biết nhiệt độ chuồng nuôi, heo đủ ấm con này nằm