Xác định hàm lượng xơ thô (%CF)

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng tại trại chăn nuôi tập trung thành đội ¬ tp cần thơ (Trang 49)

Sấy giấy lọc không tàn trong tủ sấy 105ºC trong 3 giờ, gắp ra cân nhanh, cho vào tủ sấy 2 giờ cân lại đến khi trọng luợng không đổi, sai số giữa 2 lần cân không quá 1o/oo.

Mẫu phân tích được cân khoảng 1gram mẫu cho vào beaker 300ml, đong 100ml H2SO4 0,765N cho vào beaker, đậy kín (ngâm mẫu qua đêm). Sau đó đặt lên bếp đun sôi nhẹ trong 45 phút, trên beaker có bình chứa nước đá để ngưng lạnh. Lấy beaker xuống lọc qua khăn sạch và rửa bằng nước cất nóng cho đến khi sạch acid (dùng giấy quỳ kiểm tra).

Rửa sạch phần cặn trở lại beaker bằng nước cất nóng, cho thêm vào beaker 10ml NaOH 25% (dung dịch trong beaker không quá 250ml). Đặt beaker lên bếp đun sôi nhẹ trong 45 phút như trên. Sau đó lấy beaker xuống lọc qua khăn sạch và rửa bằng nước cất nóng cho đến khi sạch NaOH (giấy quỳ không đổi màu).

Chuyển phần cặn qua giấy lọc không tàn đã xác định trọng lượng, sau đó rửa lại bằng cồn tuyệt đối. Tiếp theo cho giấy lọc chứa mẫu vào chén đem sấy 105oC trong 3 giờ, cân xác định trọng lượng, sấy thêm 1 giờ cân xác định trọng lượng (sai số giữa hai lần cân không quá 1o/oo).Ta được trọng lượng P1.

Sau đó đem chén chứa mẫu đã sấy vào lò nung ở 550ºC trong 3 đến 4 giờ tắt tủ nung, để nguội thì lấy chén chứa mẫu đem ra để trong tủ sấy 105ºC khoảng 3 giờ lấy chén ra để trong bình hút ẩm khoảng 5 phút đem cân, sau đó cho chén vào tủ sấy, khoảng 1 giờ sau lấy chén ra cho vào bình hút ẩm khoảng 5 phút, đem cân. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi trọng lượng chén không đổi (sai số giữa hai lần cân không quá 1o/oo). Ta được trọng lượng P2.

(V­V’)*0,0014 w

37

Công thức tính:

% CF =

P1: trọng lượng chén + mẫu + giấy sau khi sấy 105ºC (g) P2: trọng lượng chén + mẫu + giấy sau khi nung (g) Pgiấy: trọng lượng giấy (g)

W: trọng lượng mẫu (g)

3.3.5.6 Xác định hàm lượng chất khoáng (Undersander et al., 1993) Chén sau khi được rửa sạch để ráo nước thì đưa vào tủ sấy 105ºC trong 4 đến 5 giờ, lấy chén ra để trong bình hút ẩm khoảng 5 phút đem cân, sau đocho chén vào tủ sấy tiếp. Khoảng 1 giờ sau ta lấy chén ra cho vào bình hút ẩm khoảng 5 phút sau, đem cân. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi trọng lượng chén không đổi (sai số giữa hai lần cân không quá 1o/oo) ta được trọng lượng chén P1.

Mẫu phân tích được cân khoảng 0,5 gram mẫu cho vào chén (đã được xác định trọng lượng). Sau đó xếp vào lò nung ở 550ºC trong 3 đến 4 giờ tắt tủ nung, để nguội lấy chén chứa mẫu đem ra để trong tủ sấy 105ºC khoảng 5 đến 6 giờ lấy chén ra để trong bình hút ẩm khoảng 5 phút đem cân, cho chén vào tủ sấy, khoảng 1 giờ sau ta lấy chén ra cho vào bình hút ẩm khoảng 5 phút sau, đem cân. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi trọng lượng chén không đổi (sai số giữa hai lần cân không quá 1o/oo) ta được trọng lượng P2.

Công thức xác định hàm lượng khoáng

% Khoáng =

P1: trọng lượng chén (g)

P2: trọng lượng chén + mẫu sau khi nung (g) W: trọng lượng mẫu (g) P1 ­ P2 ­ Pgiấy W x 100 P2 – P1 W x 100

38

3.3.5.7 Xác định hàm lượng béo thô bằng phương pháp gián tiếp (Soxhlet)

Cân và sấy mẫu: trước khi cân mẫu để phân tích chúng ta nên trộn mẫu cho thật điều, Cân trực tiếp khoảng 0,5 gram mẫu bằng cân phân tích, gói mẫu bằng giấy lọc. Mẫu được sấy ở nhiệt độ 105ºC trong 4 ­ 5 giờ, sau đó đem cân nóng (thao tác này cần phải nhanh đẻ tránh mẫu hút ẩm làm sai kết quả). Sấy mẫu thêm 2 ­ 3 giờ và đem cân mẫu lại lần hai, sai biệt giữa hai lần cân không quá 1o/oo là được, ta được trọng lượng P1.

Chiết xuất mẫu: bộ Soxhlet gồm 3 bộ phận chính

Bình cầu chứa ether ethylique: ether dầu hoả (2:1), bộ phận để hòa tan chất mỡ (ống chiết xuất), ống ngưng lạnh, ba bộ phận này gắn liền với nhau.

Pha dung môi dùng trong ly trích béo: dùng ống đong để xác định lượng ether ethylique: ether dầu hoả (2:1). Sau đó, cho vào chai đựng, lắc đều và đậy kín.

Tiến hành chiết xuất mẫu:mẫu đã được sấy khô gói cẩn thận không bị rơi vải, không bị rách giấy. Bỏ gói mẫu vào trong bộ phận chứa mẫu sao cho thấp hơn đỉnh cao của ống hoàn lưu, lắp bộ phận chứa mẫu vào trong bình cầu. Ether (ether ethylique: ether dầu hoả với tỉ lệ 2:1) được rót qua bộ phận chứa mẫu xuống bình cầu. Ở bình cầu chứa khoảng ¾ ether so với dung tích của bình là được, lắp ống sinh hàn và cho nước chảy qua. Ether trong bình cầu dần được đun nóng, ether sôi bốc hơi qua ống cong lớn đi vào bộ phận giữa và tới bộ phận ngưng lạnh. Ether gặp lạnh ngưng tụ chảy xuống bộ phận có mẫu. Ether tác dụng với mẫu sẽ hoà tan chất béo trong mẫu.

Khi ether lên quá đỉnh cao của ống hoàn lưu, chất béo theo ether qua ống cong nhỏ chảy xuống bình cầu. Chu trình tiếp tục như trên, mỡ trong mẫu mất dần. Có thể thay dung dịch ether khi thấy hỗn hợp ether trong bình cạn hoặc quá dơ do chất béo hòa tan làm thành lớp mặt ngăn cản ether bốc hơi.

Quá trình chiết xuất được thực hiện cho đến khi mỡ trong mẫu được chiết xuất hoàn toàn (kiểm tra bằng cách tắc điện, để nguội hệ thống chiết xuất, dùng đủa thủy tinh lấy vài giọt ether trong chứa mẫu nhỏ vào đĩa petri, nếu không có vết loang của dầu mỡ chứng tỏ mẫu đã sạch).

Sấy mẫu sau khi chiết xuất: Lấy những gói mẫu từ trong bình chiếc xuất đặt ra đĩa petri để yên khoảng 15 phút rồi đem sấy ở 105oC trong 4­5 giờ. Sau đó cân nóng thật nhanh, sấy lại trong 1 giờ cân lần hai, trọng lượng hai lần cân sai biệt không quá 1o/oo ta được P2.

39

Công thức tính hàm lượng béo thô (%EE)

%EE =

P: trọng lượng mẫu phân tích (g)

P1: trọng lượng mẫu và giấy trước chiết xuất P2: trọng lượng mẫu và giấy sau khi chiết xuất (g)

3.3.5.8 Xử lý số liệu

Số liệu khảo sát, phân tích, phần thống kê mô tả được thu thập và xử lý bằng phần mềm Excel.

P P1­P2

40

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Ghi nhận tổng quát

Khảo sát thực tế được tiến hành trong điều kiện chuồng trại được vệ sinh, sát trùng sạch sẽ, cách ly có tường bao xung quanh nên dịch bệnh được kiểm soát cũng như sức khỏe đàn heo.

Mẫu rau lang được trồng ngoài khu vực nuôi sau đó thu hoạch đem về cho heo rừng ăn

Thức ăn cung cấp cho heo rừng ở trại chủ yếu là thức ăn xanh công với cơm thừa và cám gạo.

Rau lang Cơm thừa

Cám gạo

Hình 4.1: Thức ăn dùng cho heo rừng ở trại

Quá trình khảo sát tiến hành với đàn heo rừng 67 con nhìn chung sức khỏe đàn heo tương đối bình thường, heo vẫn khỏe mạnh và không có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên trong suốt thời gian khảo sát, những con heo lớn thường cắn nhau làm cho heo bị ghẻ, côn trùng làm loét vết thương, buổi trưa nắng nóng nên ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tiêu tốn thức ăn của đàn heo. Bên cạnh đó trời mưa ẩm ước làm heo dễ bị bệnh viêm phổi, ăn

41

ít… Có vài trường hợp heo con bỏ ăn dẫn đến bệnh nhưng tình trạng bệnh không kéo dài và được điều trị, cách ly những con bệnh theo qui trình của trại nên heo đã khỏi bệnh và phát triển bình thường. Qua thời gian khảo sát cho thấy heo rừng dễ nuôi, ít bị hao hụt và ít tốn công chăm sóc như heo nhà.

4.2 Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc 4.2.1 Heo rừng đực giống

4.2.1.1 Giống heo

Heo rừng đực giống (Hình 4.2) nuôi ở trại là giống thuần, được mua từ Kho 302 (Quân khu 9) ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Cả đàn có 2 heo rừng đực giống.

Heo đực được chọn lọc hoặc được người nuôi mua về lúc 6 tháng tuổi và sử dụng khi chúng đạt 7 ­ 8 tháng tuổi. Không sử dụng đực non vì còn nhỏ chưa thành thục.

Hình 4.2: Heo rừng đực giống

Kiểm tra và đánh giá năng suất của heo đực giống thông qua ngoại hình và thể chất bản thân cá thể. Tất cả heo đực đều mang những đặc điểm giống tốt đặc trưng cho loài đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon không sệ. Heo rừng giống ở trại có ngoại hình tốt, to con, phần vai của heo phát triển, lưng thẳng, lông bờm dựng đứng từ cổ tới sống lưng, bụng thon không sệ, chân cao, chắc khỏe và tinh hoàn to, đều và cân đối. Tỉ lệ phối đậu thai cao khoảng 90 ­ 95%.

4.2.1.2 Chuồng trại, máng ăn và máng uống

Khu vực nuôi heo đực giống cần phải xa khu vực chăn nuôi heo nái và phải được đặt ở phía cuối khu chuồng nuôi hoặc nơi có đầu hướng gió. Các chuồng nuôi heo đực phải được đặt cách xa nhau và tuyệt đối không được nhốt

42

chung heo đực. Việc đặt chuồng heo đực nơi đầu hướng gió sẽ có tác dụng giúp cho việc kích thích động dục ở những heo nái sau cai sữa hoặc heo hậu bị.

Dùng lưới B40 vây thành các ô chuồng đẻ khoảng 40 ­ 50 m2, có trụ đỡ cho bờ rào lưới là các cọc sắt và cọc bê tông, cọc bê tông được dựng vừa có tác dụng làm khung, vừa có khả năng chống đỡ, các cọc sắt cách nhau 1,5 ­ 2 m. Chân bờ rào đào móng kiên cố và chôn sâu lưới B40 cũng như cọc sắt là 30 cm để hạn hạn chế khả năng đào hàng của heo rừng, chiều cao của lưới đảm bảo 1,2 ­ 1,5 m trở lên. Bên cạnh chuồng trại có nhiều bóng râm cho heo nghĩ mát (Hình 4.3).

Hình 4.3: Bóng cây cho heo rừng nghỉ mát

Bên trong ô nuôi heo đực có 1 nhà nhỏ 6 ­ 8 m2 có mái che, đủ ánh sáng và tránh nắng, mưa tạt, gió lùa khi heo rừng vào trú, có thể xây nhà nền xi măng, nếu là nền xi măng cần đổ ít cát vào. Nền nhà được tôn cao hơn xung quanh 20 ­ 30 cm để tránh bị đọng nước. Cần lót rơm, cỏ khô vào nền chuồng để tránh trơn trượt. Đây nơi heo rừng trú mưa, trú nắng hoặc nghỉ ngơi ngoài lúc kiếm ăn và chạy đùa (Hình 4.4).

43

Không nhốt nhiều con đực trong một chuồng tránh trường hợp chúng tấn công nhau, bên cạnh đó chuông heo đực phải gần chuồng heo nái chờ phối để kích thích quá trình động dục heo nái và tính hăng của heo đực.

Máng ăn cho heo rừng đực giống ở trại cũng là máng uống được làm bằng xi măng và đặt cố định, máng dài khoảng 1,3 m và rộng 30 cm (Hình 4.5).

Hình 4.5: Máng ăn dành cho heo rừng đực và cái

4.2.1.3 Thức ăn

Thức ăn cho heo rừng đực bao gồm phần lớn là thức ăn xanh 2 kg rau lang, 1 kg cám gạo và 1,5 kg cơm cho mỗi mỗi con. Những ngày đực phối giống có thể bổ sung thêm nhiều thức ăn như cho ăn 2 quả trứng vịt chín hoặc cá sống cho heo rừng ăn. Ngoài ra heo rừng còn tự tìm kiếm thức ăn trong khu vực nuôi như cỏ tươi, côn trùng, ếch nhái,…để bổ sung đạm cho cơ thể.

Khẩu phần ăn được chia làm 2 buổi sáng và chiều. Tổng số lượng ăn được chia cho tổng số heo của từng khẩu phần. Khẩu phần ăn hàng ngày của heo rừng đực giống được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Khẩu phần ăn hàng ngày của heo rừng đực giống nuôi ở trại

Khẩu phần ăn (kg/con/ngày) Số lượng

Cơm thừa 1,5

Cám gạo 1

Rau lang 1

Bảng 4.4 khẩu phần ăn hàng ngày của heo rừng đực giống nuôi ở trại cho thấy lượng thức ăn dành cho heo rừng đực giống cao hơn so với các heo khác, khẩu phần ăn chủ yếu là rau xanh 2 kg, cơm 1,5 kg và cám 1 kg cho mỗi con/ ngày.

44

Bảng 4.2: Mức dưỡng chất cung cấp hàng ngày cho heo đực giống ở trại

Chỉ tiêu Số lượng CP (g/con/ngày) 204 EE (g/con/ngày) 55 CF (g/con/ngày) 159 Khoáng (g/con/ngày) 150 4.2.1.4 Lịch làm việc

­ Cho heo rừng đực phối giống vào lúc sáng sớm hay chiều tối. Không cho phối vào trưa nắng vì làm giảm tính hăng của heo, làm heo đuối sức và giảm chất lượng. Trước khi cho phối nên tắm rửa heo đực sạch sẽ và không cho ăn quá no, có thể không cho ăn.

­ Heo rừng đực giống cho phối ở 10 ­ 11 tháng tuổi, khi mới cho phối thì mỗi tuần chỉ cho phối 1 con cái; khi 1 ­ 2 năm tuổi thì có thể phối 2 con nái trong tuần; từ 2 ­ 3 năm tuổi thì có thể phối 3 con nái trong tuần.

­ Khoảng cách giữa 2 lần khai thác tinh phải phù hợp. Thời gian 3 tháng đầu có thể khai thác 1 ­ 2 lần /tuần, thời gian sau khai thác 2 ­ 3 lần /tuần. Tắm mát hoặc cho lội nước thường xuyên để làm mát cơ thể, đảm bảo sự sản sinh tinh trùng được thuận lợi (Hình 4.6).

Hình 4.6: Bãi tắm cho heo rừng đực

­ Đực giống có thể sử dụng 4 ­ 5 năm thì loại bỏ, vì đực già thường chậm chạp, chất lượng tinh trùng kém cho tỷ lệ đạt phối không cao.

45

4.2.2 Heo cái hậu bị4.2.2.1 Giống heo 4.2.2.1 Giống heo

Heo rừng hậu bị được tính sau khi cai sữa tức là khoảng 55 ­ 60 ngày tuổi. Những con heo cái sinh trưởng, phát triển tốt, khỏe mạnh, sử dụng thức ăn tốt được chọn làm heo cái hậu bị, trọng lượng trung bình của heo hậu bị khi đó chỉ khoảng 4 ­ 6 kg.

Chọn heo cái rừng (hoặc heo rừng lai) giống về cơ bản là cần có các đặc điểm sau: thân hình thon dài, mông nở, vai nở, chân chắc khỏe, đuôi luôn vẫy, 2 hàng vú đều đặn, khoảng cách giữa 2 hàng vú không quá xa, số vú từ 8 ­ 10 vú, không có kẹ, đầu vú tịt, vú lép.

4.2.2.2 Chuồng trại, máng ăn và máng uống của heo cái hậu bị

­ Kiểu chuồng bán tự nhiên nên có càng nhiều cây xanh phủ mát càng tốt, kín đáo, tối nhưng không ẩm ướt. Chuồng phải được thiết kế đảm bảo vệ sinh, dễ cho ăn, chăm sóc, thoáng mát, trao đổi không khí thuận lợi, tránh sự tác động của môi trường xung quanh chuồng nuôi.

­ Dùng lưới B40 vây thành các ô nuôi khoảng 300 ­ 400 m2 (tùy điều kiện của cơ sở nuôi), có trụ đỡ cho bờ rào lưới là các cọc sắt và cọc bê tông, cọc bê tông được dựng vừa có tác dụng làm khung, vừa có khả năng chống đỡ, các cọc sắt cách nhau 1,5 ­ 2 m. Chân bờ rào đào móng kiên cố và chôn sâu lưới B40 cũng như cọc sắt là 30 cm để hạn hạn chế khả năng đào hàng của heo rừng, chiều cao của lưới đảm bảo 1,2 ­ 1, 5 m trở lên.

­ Trong ô nuôi heo rừng đó xây 1 nhà dài có mái che, đủ ánh sáng và tránh nắng, mưa tạt, gió lùa khi heo rừng vào trú, có thể xây nhà nền xi măng, nếu là nền xi măng cần đổ ít cát vào. Nền nhà được tôn cao hơn xung quanh 20 ­ 30 cm để tránh bị đọng nước. Cần lót rơm, cỏ khô vào nền chuồng để tránh trơn trượt cho heo. Diện tích cần đảm bảo 15 ­ 20 m2, căn nhà này là nơi heo rừng trú mưa, trú nắng hoặc nghỉ ngơi ngoài lúc kiếm ăn và vận động (Hình 4.7).

46

Hình 4.7: Chuồng heo hậu bị

­ Chuồng cần đào hoặc xây các hố nước, bùn nông, gần nguồn nước vì heo rừng thích đầm mình làm mát và hay uống nước.

­ Máng ăn ­ máng uống cho heo rừng hậu bị được đặt nơi cố định và đóng khung để ngăn chặn heo không cho heo rừng khác tranh giành thức ăn (Hình 4.8).

Hình 4.8: Máng ăn cho heo rừng cái hậu bị

4.2.2.3 Thức ăn

­ Mỗi ngày cho ăn 2 bữa vào lúc 8h sáng và 15h chiều và buổi phụ vào lúc trưa nhưng không liên tục. Thức ăn heo cái hậu bị chủ yếu là thức ăn xanh ngoài ra còn có 0,5 kg cám gạo và 1 kg cơm thừa cho mỗi con được chi đều

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình chăn nuôi heo rừng tại trại chăn nuôi tập trung thành đội ¬ tp cần thơ (Trang 49)