Heo rừng có bô lông nhám cứng, màu nâu đậm hoặc màu đen. Mỗi sợ long của heo rừng dài và nhám, có lỗ chân lông ở trên lớp da tạo thành búi, mỗi búi có 3 lỗ, mỗi lỗ có 1 sợi lông, ngược lại heo nhà có bộ lông mềm hơn,thưa hơn và rộng đều toàn thân, không có búi như heo rừng (Lê Thị Len và ctv, 2004).
Theo Đặng Tịnh (2006) cho rằng trên lưng heo rừng từ trán đến đuôi có mào lông (bờm), mỗi sợi lông dài từ 6 15 cm. Phần lông bờm này thường mọc dựng đứng so với các phần khác, nhưng sẽ dựng đứng đặc biệt khi heo rừng nghe tiếng âm thanh lạ hoặc ngửi thấy mùi của kẻ thù (heo nhà không có lông mào) mào lông hay bườm lông này có màu đen đậm hơn các vùng khác trên cơ thể. Bộ lông của heo rừng giúp chúng ngụy trang trong rừng, tránh tối, ánh sáng và đánh lạc hướng kẻ thù đảm bảo sự sống sót trong giai đoạn còn non, yếu ớt.
Heo rừng sơ sinh được sở hữu một bộ lông màu nâu đen có những sọc vàng sáng hoặc trắng chạy dài dọc thân chỉ trong khoảng 4 6 tháng tuổi (Hình 2.14). Đây cũng là đặc điểm khác biệt với giống heo nhà. Sau thời gian trên, lông của chúng mất dần các vết sọc và dần chuyển sang màu xám nhạt hoặc đen nhạc hoặc nâu vàng khác nhau tùy theo giống, sau một năm thì bộ lông chính thức ổn định, không chuyển màu nữa. Heo rừng trưởng thành khá đa dạng về màu sắc lông. Chúng gồm các màu như đen tuyền, đem xám, nâu đen, hung đỏ, nâu vàng, vàng và xám trắng, phổ biến nhất là bốn màu đen, hoa râm, nâu vàng và xám trắng (Nguyễn Lân Hùng và Nguyễn Khắc Tích, 2006).
16
247az.com
Hình 2.14: Heo rừng con với bộ lông sọc dọc thân
Da heo rừng rất dày, da vai heo rừng dài từ 1 5 cm. Da dày bảo vệ heo rừng hạn chế tổn thương khi bị kẻ thù tấn công, cắn nhau với heo rừng khác, vết cào xước khi tìm thức ăn, vết cắn của kẻ thù, vết đốt của côn trùng... Heo rừng ít bệnh ngoài da, kể cả lở mồm lông móng mà heo nhà mắc phải (Trần Văn Hạnh, 2012).
2.4.1.4 Chân
Chân của heo rừng nhỏ và thon cao, móng chân màu đen, đầu móng dày, 2 móng nhọn, nhỏ nhưng cứng, khỏe. Móng được mọc ở vị trí chân cao khỏi mặt đất, đối với heo nhà vị trí móng không cao so với mặt đất là bao, móng chân to, dày và lớn. Chân heo rừng nói chung là chắc, khỏe, giúp cho heo thích nghi với cuộc sống hoang dã và tìm kiếm thức ăn dưới đất. Chân khỏe giúp cho heo rừng kiếm thức ăn ở phạm vi rộng lớn, mặt khác giúp cho heo nhanh nhẹn tấn công kẻ thù cũng như chạy trốn nhanh khi gặp đối thủ mạnh
(Võ Văn Sự, 2009).
2.4.2 Một số tập tính của heo rừng 2.4.2.1 Sống bầy đàn
Trong tự nhiên heo rừng thường sống bầy đàn (Hình 2.15), đàn nhỏ 5 6 con, đàn lớn từ 10 50 con. Trong một đàn có thể chung sống với nhau nhiều thế hệ. Heo rừng có thể nhận biết được 10 loại âm thanh trong bầy báo hiêu về nguồn thức ăn, kẻ thù, tìm con, tìm mẹ, tìm bạn tình… Con đực phối giống cũng chỉ ở chung với đàn trong mùa phối giống, còn thường ở tách riêng một mình và loại này được gọi là “heo độc”. Có thể vì heo độc có cơ thể cường tráng to lớn, có nanh dài và sắc nhọn, có khả năng tự bảo vệ mình được hoặc có thể vì nó hung dữ nên những heo rừng khác nhỏ hơn không địch lại hoặc
17
không muốn sống chung nên kéo nhau đi khỏi đàn. Heo rừng cũng giống như các loài động vật khác thường liên lạc với nhau bằng âm thanh và tôn trọng con đầu đàn. Heo rừng sống bầy đàn thường có tập tính cọ xát thân mình vào nhau nhầm tạo mối quan hệ thân thiện, tăng sự tự tin, tính đoàn kết, sức mạnh tập thể và cảm giác an toàn trong bầy. Mặt khác, sự cọ xát còn để cảm nhận sự giống nhau về mùi, hơi quen của đàn và phân biệt với kẻ lạ xâm nhập vào bầy. Cũng giống như động vật sống bầy đàn khác, heo rừng cũng có sự giáo tranh giữa các con đực để bảo vệ lãnh thổ và quyền giao phối với con cái, hình thức đấu tranh cùng loài này có ý nghĩa tích cực cho việc chọn những cặp đôi lai tốt nhất, khỏe mạnh nhất để đảm bảo sức sống mạnh nhất cho thế hệ sau (Nguyễn Chung, 2007).
Agriviet.com
Hình 2.15: Heo rừng sống theo đàn
2.4.2.2 Đối phó kẻ thù
Heo rừng là loài động vật có linh tính tốt, khả năng khứu giác phi thường. Đây là loại vũ khí mà chọn lọc tự nhiên giữ lại để đảm bảo an toàn cho chúng khi kiếm ăn trong rừng trong khi thính giác của heo rừng không được tốt cho lắm. Khi phát hiện kẻ thù thì lập tức ra hiệu lệnh cho nhau im lặng để kẻ thù không phá hiện ra chúng và bỏ đi. Trường hợp kẻ thù đã đến gần nơi ẩn nấp, chúng cùng nhau kêu thật to để uy hiếp kẻ thù và chạy thật nhanh vào rừng sâu đến khi cảm thấy an toàn. Khi đối phó kẻ thù heo rừng thường đựng long bờm, ngẩng cao đầu, nhe nanh để dọa kẻ thù (Đỗ Kim Tuyên, 2007).
2.4.2.3 Tập tính kiếm ăn
Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thy (2007) cho rằng heo rừng là loại động vật ăn tạp, dạ dày đơn, chúng ăn từ các loại rau cỏ, hoa quả rơi rụng xuống đất, củ rễ, thực vật, nấm, khoai, măng, ngô, dứa, lạc, các loại cỏ đến các loại thức ăn động vật như: mối, gắn, chuột, kiến, gián, dế, cuốn chiếu, ếch,
18
nhái, thằng lằn, kỳ nhông, nhím, trứng chim làm tổ trên mặt đất, thậm chí cả xác động vật mới chết…Đối với heo rừng Châu Âu thì món ăn ưa thích của chúng là quả sồi rụng, hạt mai châu và quả hồ đào nên người ta thường săn được chúng ở những rừng sồ sai quả.
Heo rừng có tập tính tham ăn, thích tranh ăn, thích đi kiếm ăn lúc sáng sớm, lúc chạng vạng tối và ban đêm, còn ban ngày thì chúng thường ẩn nấp vàp rừng rậm hoặc những nơi yên tỉnh, kín đáo. Song dù sao chúng cũng có chút ít tính hung dữ của động vật ăn thịt, thể hiện bởi các tập tính săn mồi dù mồi của chúng là con vật non hoặc nhỏ bé, ít khả năng tự vệ. Heo rừng thường đào rể cây và các côn trùng trong đất để ăn. Dũi và đào bới là hành động kiếm ăn của heo rừng.