Hiệu quả của đề án

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO THEO CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾNTẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2015 (Trang 57 - 59)

VI. Hiệu quả và tính khả thi bền vững của Đề án

1. Hiệu quả của đề án

- Đề án đào tạo được ít nhất 4000 cử nhân chất lượng cao; nâng cao trình độ giảng dạy, quản lý và nghiên cứu khoa học của ít nhất 1000 giảng viên và khoảng 100 cán bộ quản lý.

- Đề án tạo ra một môi trường đào tạo có chất lượng cao với đầy đủ các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có năng lực và trình độ; có cơ sở vật chất, nguồn tư liệu và trang thiết bị hiện đại, đồng bộ phục vụ cho việc tổ chức và quản lý đào tạo; tạo tiền đề thuận lợi để triển khai các CTTT mới trong từng trường và nhân rộng trong các trường đại học trong cả nước; góp phần đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập với giáo dục đại học khu vực và thế giới.

- Đề án có tác động tích cực đến việc xây dựng và nâng cấp chương trình khung của Việt Nam, dần nâng chuẩn chương trình của một số trường đại học trong nước tiếp cận với chuẩn chương trình của các nước tiên tiến.

- Về tài chính, Đề án sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước theo phương châm tiền hỗ trợ sẽ quay trở lại đầu tư tăng cường năng lực cho trường đại học; giúp các trường thực thi và thử thách năng lực tự chủ và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư trong kế hoạch phát triển của nhà trường. Đề án sẽ thực hiện thử nghiệm các đổi mới trong sử dụng và quản lý tài chính ở các trường đại học, góp phần hoàn thiện Đề án đổi mới chính sách, cơ chế tài chính giáo dục đại học.

- Thông qua việc thực hiện Đề án, một cơ chế quản lý giáo dục đại học hiệu quả sẽ được thiết lập với sự tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội cao của các trường đại học và sự giám sát, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.

- Đề án là một trong những cơ sở để xây dựng các trường đại học nghiên cứu vẩptường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO THEO CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾNTẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2015 (Trang 57 - 59)