II. Các qui định triển khai chương trình tiên tiến
8. Qui định về hợp tác quốc tế trong CTTT
Trong quá trình đào tạo CTTT các trường áp dụng hầu như toàn bộ nội dụng, quy trình, phương pháp đào tạo cũng như cách thức quản lý đào tạo ... do vậy, hợp tác quốc tế là yếu tố vô cùng quan trọng đối với việc thành công của chương trình. Nội dung hợp tác quốc tế tập trung ở các hoạt động sau:
- Ký các văn bản thoả thuận về hợp tác với trường đối tác trong việc triển khai CTTT, trong đó đề cập đến các nội dung cơ bản như: xây dựng và cập nhật chương trình đào tạo; vấn đề bản quyền chương trình, giáo trình; bồi dưỡng và tập huấn cho giảng viên và cán bộ quản lý Việt Nam; cử giảng viên của trường đối tác tham gia giảng dạy CTTT tại Việt Nam; trao đổi giảng viên và sinh viên giữa hai trường; hợp tác nghiên cứu khoa học và tổ chức hội thảo khoa học; cấp bằng tốt nghiệp và đào tạo nâng cao sau tốt nghiệp; kiểm định chương trình đào tạo.
- Tổ chức những hoạt động cụ thể khác nhằm hỗ trợ cho quá trình đào tạo như: các hoạt động nghiên cứu khoa học; tham quan, khảo sát; tổ chức các hội thảo, hội nghị để giao lưu học thuật và trao đổi kinh nghiệm...
- Tư vấn về nâng cấp cơ sở vật chất, các trang thiết bị và tư liệu phục vụ đào tạo, phòng thí nghiệm, bố trí lịch trình giảng dạy
và các công việc khác phục vụ cho quá trình tổ chức đào tạo và quản lý CTTT.
- Ngoài việc mời giảng viên của trường đối tác sang giảng dạy, Bộ Giáo
về giảng viên, như chương trình học giả VEF, Tổ chức giáo viên tình nguyện, Tổ chức giáo viên không biên giới, Tổ chức các giáo sư và nhà khoa học là người Việt ở các nước ... tham gia vào CTTT.