Các nội dung đánh giá

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO THEO CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾNTẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2015 (Trang 73 - 76)

IV. Đánh giá quá trình thực hiện Đề án

2. Các nội dung đánh giá

a) Đánh giá kết quả đào tạo:

+ Kết quả học tập của sinh viên (từng học kỳ, năm học và tốt nghiệp); + Số sinh viên của CTTT được sang học tập, thực tập ở trường đối tác trong quá trình học tập;

+ Số sinh viên nước ngoài theo học CTTT; + Số sinh viên tốt nghiệp.

b) Đánh giá kết quả hoạt động khoa học – công nghệ:

+ Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên (số giải thưởng, số công trình công bố trên các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước);

+ Số đề tài khoa học do các công ty, doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước đặt hàng đối với ngành đào tạo CTTT và đã được thực hiện có kết quả;

+ Số đề tài khoa học được chuyển giao công nghệ.

c) Đánh giá kết quả hợp tác quốc tế:

+ Số giảng viên đi tập huấn, trao đổi khoa học ở nước ngoài;

+ Số giảng viên người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu thuộc ngành đào tạo CTTT;

+ Số hội thảo quốc tế liên quan đến CTTT được tổ chức tại trường.

d) Đánh giá kết quả xây dựng cơ sở vật chất phục vụ CTTT:

+ Mức độ phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị, mạng IT, tài liệu phục vụ CTTT;

+ Mức độ liên kết thư viện điện tử với các trường đại học trong nước và nước ngoài.

e) Đánh giá chất lượng đào tạo của CTTT: + Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp;

+ Số sinh viên CTTT được nhận đào tạo sau đại học ở nước ngoài; + Số giảng viên tham gia CTTT được mời giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học ở trường đại học, viện nghiên cứu của nước ngoài;

+ Mức độ đạt yêu cầu ở các kỳ kiểm định chất lượng của các tổ chức, hiệp hội kiểm định trong và ngoài nước;

+ Mức độ đánh giá của các doanh nghiệp, công ty đối với CTTT;

+ Mức độ đánh giá của các giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên của các chương trình khác đối với CTTT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục, có nhiệm vụ đạt được các mục tiêu đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về giáo dục. Trong giai đoạn 2006 – 2015 toàn ngành đã, đang và sẽ nỗ lực tìm kiếm các giải pháp, triển khai nhiều chương trình hành động nhằm đưa giáo dục đại học Việt Nam vươn lên xứng tầm trong khu vực và quốc tế. Việc triển khai đào tạo CTTT tại một số trường đại học Việt nam là một trong những giải pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.

10 CTTT triển khai thí điểm từ năm 2006 đã cho những kết quả bước đầu rất khả quan, đồng thời góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác phát triển giáo dục giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ (NA), thể hiện ở những những cam kết, thoả thuận giúp đỡ việc triển khai đào tạo CTTT ở Việt Nam.

Đứng trước những đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập, với những tiềm năng vốn có và sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, sự đồng thuận của nhân dân, sự phối hợp đồng bộ của các bộ, các ngành và sự trợ giúp của các tổ chức giáo dục các nước, các trường đại học nước ngoài, cùng với sự đầu tư về nguồn lực tài chính của Chính phủ, việc triển khai Đề án Đào tạo CTTT là bước đi quan trọng, đúng đắn và khả thi, sẽ là một trong những tác động tích cực làm đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống giáo dục đại học và góp phần xây dựng một vài trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt

Nam.

Từ những cơ sở nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng kính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án.

Danh sách các trường đại học và các chương trình tiên tiến triển khai năm 2006

TT Tên trường Ngành đào tạo Tên trường đối tác Số SV

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO THEO CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾNTẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2015 (Trang 73 - 76)