1. Trách nhiệm và nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cấp Bộ
Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban Chỉ đạo CTTT cấp Bộ để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các việc sau:
- Thông báo và hướng dẫn cho các trường đại học đủ điều kiện xây dựng đề án đăng ký triển khai CTTT để tham gia tuyển chọn; tổ chức đánh giá tuyển chọn và ra Quyết định giao nhiệm vụ.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn, hội thảo về các việc: xây dựng chương
trình đào tạo, cách thức triển khai và quản lý CTTT...
- Phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị khác để tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục, cơ chế đảm bảo các vấn đề liên quan đến tài chính, quan hệ quốc tế... thuộc CTTT được triển khai thuận lợi và kịp thời.
- Làm cầu nối giữa các tổ chức, hiệp hội trong và ngoài nước với các trường triển khai CTTT đảm bảo thuận lợi cho việc tiếp xúc với trường đối tác, mời giảng viên giảng dạy CTTT, trao đổi giảng viên, sinh viên và các hợp tác khoa học khác. - Tạo điều kiện và hỗ trợ việc liên kết, giao lưu giữa các
trường thực
hiện CTTT, giao lưu với các trường đại học nước ngoài (nếu có điều kiện). - Kiểm tra, đánh giá, tổ chức sơ kết định kỳ, tổng kết đánh giá
kết quả trong từng giai đoạn và kết thúc khoá đào tạo, rút ra các bài học kinh nghiệm cho khoá tiếp theo; đề xuất các biện pháp phát triển, mở rộng các chương trình tiến tiến.
2. Trách nhiệm và nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cấp Trường
Các trường triển khai CTTT thành lập Ban Chỉ đạo CTTT cấp Trường để cùng với các khoa chuyên môn tổ chức và thực hiện các việc:
- Lựa chọn trường đối tác, ngành đào tạo xây dựng CTTT; xây dựng và hoàn thiện Đề án triển khai CTTT.
- Xây dựng để Hiệu trưởng ban hành các qui định của trường về CTTT.
- Tiếp xúc với trường đối tác và ký các thoả thuận, cam kết về các việc: chuyển giao sử dụng bản quyền chương trình, giáo trình, công nhận tương đương văn bằng; công nhận và chuyển đổi tín chỉ với trường đối tác; cử giảng viên tham gia giảng dạy CTTT, giúp bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý của Vệt Nam; trao đổi sinh viên và đào tạo sau đại học cho sinh viên tốt nghiệp CTTT; hoạt động khoa học công nghệ và liên kết đào tạo khác.
- Tổ chức tuyên truyền việc đào tạo CTTT trên các phương tiện thông tin đại chúng theo chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam.
- Tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo CTTT.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ
cho giảng viên, cán bộ quản lý; lập kế hoạch tạo nguồn giảng viên cho CTTT. - Lập kế hoạch nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy CTTT. - Tham gia các hội nghị, hội thảo và giao lưu liên quan đến
CTTT.
- Lập kế hoạch phát triển và nhân rộng CTTT sang các ngành khác
trong trường;
- Chi tiêu và quản lý tài chính đúng kế hoạch, đúng mục đích và đúng qui định hiện hành;
- Định kỳ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc thực hiện
Ban Chỉ đạo CTTT cấp Trường chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả thực hiện CTTT của trường, đảm bảo đúng mục tiêu và phát triển nhân rộng sang các ngành đào tạo khác.