Các giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO THEO CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾNTẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2015 (Trang 52 - 57)

1. Giải pháp về giảng viên

- Tăng cường hợp tác với trường đối tác, các tổ chức giáo dục nước ngoài trong việc trao đổi giảng viên, mời giảng viên tham gia giảng dạy CTTT.

- Sử dụng đội ngũ giảng viên trẻ đã được đào tạo ở nước ngoài, huy động và lôi cuốn các giảng viên là người Việt đang giảng dạy ở các trường đại học của nước ngoài tham gia vào chương trình.

- Bồi dưỡng giảng viên về chuyên môn, nghiệp vụ và tiếng Anh, về phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá sinh viên, công tác cố vấn hỗ trợ sinh viên trong học tập... ở trong và ngoài nước.

- Liên kết, trao đổi thông tin về giảng viên đảm bảo sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng viên chất lượng cao ở trong nước và giảng viên nước ngoài.

2. Giải pháp về tài chính và cơ sở vật chất

a) Tính nguyên tắc về tài chính để triển khai CTTT

- Đào tạo CTTT có chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực và tiếp cận với trình độ thế giới đòi hỏi chi phí đào tạo cao. Nhà nước, nhà trường và người học sẽ cùng chia sẻ chi phí để thụ hưởng chất lượng giáo dục đại học từ việc triển khai đào tạo các CTTT: Nhà nước đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng; nhà trường xây dựng được uy tín và nâng chất lượng đào tạo; người học được thụ hưởng dịch vụ chất lượng giáo dục cao.

- Chính phủ dành ngân sách riêng đầu tư hỗ trợ đào tạo CTTT trong giai đoạn 10 năm để triển khai ít nhất 30 chương trình tiên tiến, mỗi chương trình được đầu tư liên tục cho 3 khoá, mỗi khoá 5 năm, từ khóa thứ tư các trường tự cân đối kinh phí từ các nguồn thu để duy trì chương trình và nhân rộng.

b) Nguồn tài chính và quyết định mức chi

Kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo theo CTTT được đầu tư hàng năm với phần hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước (NSNN) là nguồn kinh phí chi thường xuyên, các trường được thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006. Các trường triển khai CTTT được tự quyết định mức chi cho các hoạt động sau:

- Thu thập và mua bản quyền chương trình gốc; xây dựng CTTT; khảo sát và ký thoả thuận với trường đối tác; mua giáo trình, tài liệu, phần mềm quản lý và các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy CTTT.

- Tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý

- Trả thù lao cho giảng viên và cán bộ quản lý CTTT.

- Hỗ trợ tăng cường ngoại ngữ, thực tập và nghiên cứu khoa học. - Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo

CTTT và nghiên cứu khoa học.

c) Hoạt động tự chủ trong quá trình thực hiện CTTT

Để thúc đẩy sáng tạo và phát triển, trong quá trình triển khai CTTT các trường được tự chủ về tài chính, thể hiện ở các hoạt động sau:

- Xây dựng dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai CTTT cho từng năm

và toàn khóa.

- Xây dựng kế hoạch hợp tác với các cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu khoa học trên thế giới nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về nhân lực, vật lực phục vụ cho việc thực hiện và phát triển CTTT.

- Quyết định mức thu học phí phù hợp với chi phí thực tế/sinh viên/ngành học; quy định các điều kiện để miễn, giảm học phí phù hợp với các quy định hiện hành và mô hình hoạt động của trường.

- Lập kế hoạch và lộ trình đóng góp nguồn lực của trường vào triển khai CTTT trong các năm và qua các giai đoạn.

- Xây dựng chương trình và kế hoạch huy động các nguồn lực khác để

triển khai CTTT.

d) Quản lý và sử dụng kinh phí CTTT

- Các trường xây dựng và công khai mức chi về đào tạo CTTT trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.

- Thực hiện quản lý tài chính theo quy định hiện hành của nhà nước.

đ) Cơ sở vật chất

Các trường được giao nhiệm vụ đào tạo CTTT chủ động thực hiện các công việc sau:

- Bố trí kinh phí để nâng cấp và trang bị mới các cơ sở vật chất một

trang thiết bị hiện có từ các dự án, đề án, chương trình đã đầu tư cho nhà trường để phục vụ cho CTTT.

- Củng cố hệ thống thư viện, tăng số đầu sách/sinh viên, đầu tư giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên; tập hợp các tạp chí, thông tin tư liệu phát hành mới nhất ở trong và ngoài nước có liên quan đến ngành đào tạo CTTT vào thư viện và trên website của trường để phục vụ cho việc cập nhật kiến thức của giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên của CTTT.

- Nâng cấp mạng Internet, tăng tốc độ đường truyền; thực hiện liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn học liệu mở, thư viện điện tử của để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập theo CTTT.

- Vận động các doanh nghiệp tài trợ cho việc xây dựng cơ sở vật chất; phấn đấu đủ trang thiết bị, phòng thí nghiệm trước khi giảng dạy chuyên ngành.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO THEO CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾNTẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2015 (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w