Áp lực (P) dự kiến đến năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường cho làng nghề tái chế giấy xã phong khê, bắc ninh (Trang 46 - 49)

Lượng nước thả

3.2. Áp lực (P) dự kiến đến năm

Nƣớc thải

- Tính toán lƣợng nƣớc thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt được tính dựa trên chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt 60 l/người/ngày và tỷ lệ thu gom nước thải sinh hoạt là 80%, lượng nước thải sinh hoạt được tính toán được như sau:

Bảng 3.2: Dự báo lƣợng phát sinh nƣớc thải sinh hoạt

Năm Dân số

(Ngƣời) Lƣợng nƣớc thải (m3/ngày)

2013 10.215 490

2015 11.497 520

Lượng nước thải sinh hoạt của người dân sẽ được thu gom cùng với hệ thống thu gom nước thải sản xuất để đưa vào trạm xử lý nước thải. Với tính chất giầu Nitơ, Phốt pho, sẽ bổ xung thêm chất dinh dưỡng cho hệ vi sinh vật trong trạm xử lý nước thải.

- Tính toán lƣợng nƣớc thải sản xuất tái chế giấy

Với công suất trung bình 200.000 tấn/ năm (số liệu điều tra thực tế năm 2011, 2012, 2013) và kế hoạch năm 2014 của toàn bộ sản lượng giấy tái chế trong xã Phong Khê, lượng nước thải sản xuất được tính toán như sau:

 Định mức thải nước thải của sản xuất tái chế giấy tại Phong Khê : 8,2 m3/ tấn sản phẩm

 Sản xuất 360 ngày trong năm

Lượng nước thải sản xuất phát sinh hàng ngày là: 4.555 m3/ ngày

Dự kiến đến năm 2020, sản lượng giấy tăng gấp đôi hiện nay (dựa trên số liệu quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 theo quyết định số 07/2007/QĐ-BCN), Lượng nước thải sản xuất dự kiến năm 2020 sẽ là 9.000 m3

/ngày.

Như vậy tổng lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt cần xử lý: Năm 2013 -2014: 5.000 m3/ ngày. Dự kiến năm 2020: 10.000 m3/ ngày

Đặc tính chung của nước thải sản xuất tái chế giấy vẫn là: độ màu, mùi, BOD, COD, TSS rất cao vì thế cần phải có công nghệ xử lý phù hợp và hiệu quả.

Nước thải với hàm lượng cao các chất ô nhiễm vẫn là áp lực lớn gây nên ô nhiễm môi trường trong tương lai tại địa bàn xã Phong Khê và khu vực lân cận.

Chất thải rắn

- Chất thải rắn sinh hoạt: với dự kiến tăng dân số đến năm 2020 số dân trong toàn xã là 13.328 người thì lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày phát sinh khoảng 1.459 tấn/ năm.

- Chất thải rắn trong sản xuất chủ yếu là bao bì, băng keo, nilon, và một phần rất lớn là bùn thải từ quá trình sản xuất, năm 2013 với công suất là 200.000 tấn/ngày đêm phát sinh 360 tấn bùn thải/năm, dự kiến đến năm 2020 sản lượng tăng gấp 2 lần thì lượng bùn thải phát sinh là 720 tấn/ năm.

- Khi định hướng chuyển đổi nhiên liệu sản xuất từ dùng than, củi sang dùng dầu DO, gas thì lượng chất thải rắn là xỉ than sẽ không còn nữa thay vào đó là lượng khí ô nhiễm sẽ tăng lên.

Vậy lượng chất thải rắn phát sinh dự kiến là: 2.179 tấn/năm  Khí thải

Thành phần khí thải do chủ yếu sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu của lò hơi với việc sử dụng các loại nhiên liệu như than, khí gas và khí hoá lỏng. Thành phần ô nhiễm được thống kê theo bảng sau:

Bảng 3.3: Tổng hợp phát thải khí thải từ quá trình đốt lò hơi

Đơn vị: kg/ tấn nhiên liệu

Nhiên liệu SO2 NOx CO THC SO3 Bụi

Khí thiên nhiên 20S 11,3f 0,82 0,036 0,06l Khí hoá lỏng 0,07 2,9 0,71 0,12 0,06 Dầu DO 20S 2,84 0,71 0,35 0,28S 0,28

Than nâu 19,5S 9,0 0,3 0,055 5A

Củi 0,075 0,34 13 0,85 3,6

Ghi chú: A, S: hàm lượng tro và lưu huỳnh trong nhiên liệu

f= 0,3505 – 0,005235L + 0,0001173L2 ( L là tải lượng trung bình của nồi hơi thông thoáng 87%)

- Trong trường hợp chuyển đổi nhiên liệu phục vụ sản suất từ củi, than nâu sang các loại khí hoá lỏng (Dầu DO..) khí gas thì mức độ ô nhiễm khí sẽ giảm đáng

kể, do hàm lượng các khí ô nhiễm sinh ra từ đốt khí, dầu nhỏ hơn rất nhiều so với đốt than, củi.

- Trong trường hợp vẫn dùng than, củi để làm nhiên liệu thì cần có các biện pháp xử lý tại nguồn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường cho làng nghề tái chế giấy xã phong khê, bắc ninh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)