Sự phát triển về sản xuất làm gia tăng về lượng và chất của chất thải, nước thải và khí thải vào môi trường. Sự gia tăng về sản lượng, thu nhập dẫn đến sự gia tăng chất thải sinh hoạt. Bên cạnh đó không có các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và quản lý môi trường phù hợp dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở tất cả các
dạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất bởi nước thải, chất thải rắn và khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất tái chế giấy.
Việc thải bỏ chất thải bừa bãi, với một khối lượng lớn và liên tục, không có quy hoạch đã làm mất khả năng đồng hóa tự nhiên của môi trường đối với các chất thải sinh học và hóa học. Hiện nay, rất ít các cơ sở sản xuất tại làng nghề có thể đảm bảo tốt các điều kiện về môi trường. Các công đoạn sản xuất tái chế giấy và chất thải phát sinh bao gồm:
Ô nhiễm bởi nước thải:
Trong quá trình sản xuất, người dân còn dùng các loại hóa chất như phèn, sút, hóa chất tẩy trắng, nhựa thông, phẩm màu các loại…Sau khi dùng xong họ thải trực tiếp ra cống rãnh, mương thủy lợi, sông Ngũ Huyện Khê, đổ tràn vào các cánh đồng xung quanh gây nên ô nhiễm đất, nước dùng cho sinh hoạt và thủy lợi. Đặc trưng thành phần ô nhiễm nước thải do sản xuất tái chế giấy tại Phong Khê như sau:
Bảng 2.6 : Phân tích nƣớc thải tại một số điểm ô nhiễm điển hình xã Phong Khê [19] STT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 12:2008/BTNMT cột B M1 M2 M3 1 PH - 6,77 7,53 6,86 5,5-9 2 EC - 2610 2900 2410 3 TSS mg/l 1.882,4 848,6 1.188,2 100 4 Độ đục NTU 1.170 835 1.085 5 Độ màu Co 248,64 217,36 508,55 100 6 DO mg/l 0 0 0 7 BOD5 mg/l 396,7 445,5 399,6 50 8 COD mg/l 2.727,51 2.367,44 2.297,88 200 9 Cl- mg/l 170,16 233,97 173,7 15
Ghi chú: M1: Nước thải tại kênh trong CCN Phong Khê
M2: Nước thải tại kênh thu gom thôn Dương Ổ (Khu vực Đồng Lũng) M3: Nước thải tại cống xả trên sông Ngũ Huyện Khê
Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại một số kênh dẫn nước thải cho thấy các thông số vẫn ở mức cao, vượt quy chuẩn cho phép (QCVN
12:2008/BTNMT cột B – tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy) rất nhiều lần như: Độ màu cao gấp 2-5 lần quy chuẩn, ô nhiễm chất hưu cơ cao BOD5 vượt 8-9 lần, COD vượt 10-13 lần, chất rắn tổng số vượt 8- 12 lần, hàm lượng Clo dư vượt 12-15 lần. Toàn bộ lượng nước thải trong xã đều đổ thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê.
Ô nhiễm không khí bởi khí thải
Để đánh giá mức độ ô nhiễm không khí, việc quan trắc lấy mẫu không khí xung quanh trong địa bàn xã là rất cần thiết và được lấy mẫu theo định kỳ 2 đợt/năm với hai điểm lấy mẫu để có kết quả đánh giá như trong bảng sau:
Bảng 2.7: Kết quả phân tích môi trƣờng không khí tại xã Phong Khê [18]
TT Thông số Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 QCVN 05:2013/ BTNMT K1 K2 K1 K2 1 Nhiệt độ 0C 36,2 36,8 24,2 24,8 2 Độ ẩm % 41,8 40,9 31,6 30,1 3 Tốc độ gió m/s 0,4-1,6 0,3-1,3 0,4-0,9 0,3-0,6 4 Tiếng ồn dBA 63,6-78,5 65,6-79,9 63,2-76,5 69,8-79,4 5 Bụi µg/m3 381 360 361 357 300 6 SO2 µg/m3 241 221 251 215 350 8 NO2 µg/m3 140 149 147 142 200 9 CO µg/m3 3.501 3.501 3.501 3.501 30.000 11 O3 µg/m3 Kphđ Kphđ Kphđ Kphđ 200
Ghi chú: K1: Thôn Dương Ổ - Phong Khê (Cạnh nhà ông Nguyễn Văn Nhã);
K2: CCN Phong Khê (Cổng xí nghiệp Giấy Hải Hà).
Quan trắc mẫu không khí trên được tiến hành vào hai đợt, đợt 1 tháng 3, đợt 2 vào tháng 9. Kết quả thử nghiệm mẫu không khí tại các điểm lấy mẫu của làng nghề Phong Khê cho thấy: Hàm lượng bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,19 - 1,27 lần; Các chỉ tiêu phân tích khác và đo tại hiện trường có giá trị nằm trong giới hạn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT, nhiệt độ đo được cao hơn so với nhiệt độ môi trường xung quanh chứng tỏ quá trình sản xuất thải ra khí nóng làm tăng nhiệt độ không khí ngoài trời, một phần ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân trong làng.
Ngoài ra các làng nghề tái sinh giấy còn bị ô nhiễm bởi hơi kiềm do quá trình ngâm phế liệu, nhưng chỉ ở mức độ cục bộ tại các hộ sản xuất.
Ô nhiễm bởi chất thải rắn
Các nguồn phát sinh chất thải rắn chính của xã Phong Khê bao gồm: - Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt.
- Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất giấy: tại các hộ sản xuất thôn Đào Xá, Dương Ổ và CCN, ngoài ra lượng bùn lớn từ các bể lắng, kênh mương, hệ thống thu gom.
- Ngoài ra còn có chất thải rắn từ xây dựng, nông nghiệp nhưng lượng này không đáng kể.
Chất thải rắn từ hệ thống thoát nước thải: các chất rắn lơ lửng trong hệ thống nước thải tồn đọng lâu ngày sẽ có 2 khuynh hướng: thứ nhất, nếu được keo tụ thành khối có trọng lượng lớn thì bị chìm xuống đáy cống rãnh tạo nên bùn, thứ hai có thể ở điều kiện yếm khí, sự phân huỷ các chất hữu cơ ở dưới hệ thống cống rãnh tạo nên các bọt khí nhỏ thoát lên bề mặt nước và kéo theo các chất lơ lửng (dạng tuyển nổi) và các chất này nổi trên bề mặt cống rãnh gây mất cảnh quan môi trường.