Áp lực (P) tác động đến môi trƣờng của làng nghề Phong Khê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường cho làng nghề tái chế giấy xã phong khê, bắc ninh (Trang 28 - 30)

Áp lực có tác động đến môi trường của làng nghề Phong Khê hiện nay chính là: nước thải, khí thải, chất thải rắn từ quá trình sản xuất tái chế giấy và sinh hoạt của người dân địa phương. Trong đó các áp lực sinh ra từ hoạt động sản xuất tái chế giấy đóng vai trò ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hiện trạng môi trường của làng nghề, và nước thải là áp lực chính gây ra hiện trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Bảng 2.4: Dòng thải phát sinh từ quá trình sản xuất

STT Công đoạn sản xuất Phát sinh chất thải Môi trƣờng bị ảnh hƣởng

1 Phân loại

CTR: đinh ghim, nilon, băng dính,

KT: Bụi Đất, nước, không khí

2 Ngâm kiềm

NT: PH cao, BOD, COB, SS, bùn đất …

KT: hơi kiềm Đất, nước, không khí 3 Tẩy trắng NT: BOD, COD, độ màu

cao Đất, nước, không khí

4 Nghiền thủy lực CTR: bột cặn dư thừa KT: tiếng ồn Đất, nước, không khí

5 Bể trộn

NT: COD, BOD cao (nước và hóa chất rơi vãi

trong quá trình trộn) Đất, nước, không khí

6 Xeo NT: BOD, COD, SS, …

KT: tiếng ồn Đất, nước, không khí 7 Gia công thành phẩm

CTR: phần dư thừa của thành phẩm

KT: Bụi Đất, không khí

Nƣớc thải:

Tiêu thụ nước cho sản xuất 1 tấn sản phẩm là 8,2 m3

, Với sản lượng giấy trung bình hàng năm vào khoảng 200.000 tấn/năm (555 tấn/ngày), tương đương lượng nước thải sản xuất trung bình là 4.555 m3/ ngày.

Ngoài ra còn một lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 500 m3/ngày đêm góp phần làm tăng áp lực lên môi trường nước của địa phương

- Chất thải rắn từ hộ sản xuất: đây là làng nghề sản xuất giấy tái chế nên những chất thải rắn như giấy vụn được tận dụng một cách tối đa. Loại chất thải rắn từ các hộ sản xuất chủ yếu bao gồm vỏ bao nilon các loại, sắt thép lẫn trong giấy, giây buộc, giấy nhựa, bao kiện, bao bì bằng kim loại... trung bình mỗi cơ sở sản xuất thải ra 45 - 50 kg/ngày và loại có khối lượng lớn hơn cả là xỉ than.Theo số liệu điều tra cho thấy, với mức sử dụng than khoảng 0,8 - 1 tấn than/1 tấn giấy thành phẩm thì lượng than được sử dụng của làng giấy Phong Khê khoảng 18.000 - 20.000 tấn than/năm và tạo ra khoảng 4.000 – 5.000 tấn xỉ than/năm. Lượng xỉ than này được dân trong thôn vận chuyển đi đắp nền nhà hoặc lấp ao hồ trong xã

- Theo báo cáo của cán bộ địa phương, cứ khoảng 3 tháng lại nạo vét hệ thống cống rãnh một lần và mỗi lần thu được 100 tấn chất thải rắn. Như vậy, trung bình mỗi ngày chất thải rắn có nguồn gốc từ hệ thống thoát nước thải khoảng 1.100 kg (360 tấn/năm).

- Chất thải rắn từ sinh hoạt: bao gồm rác thải trong hoạt động sống của con người như rác thải chợ, rác thải từ các vật dụng gia đình hỏng vỡ....Lượng này ước tính khoảng 0,3 kg/người ngày. Năm 2013 dân số toàn xã là 10.215 người, dự kiến năm 2015 là 11.497 người, năm 2020 là 13.328 người. Tổng lượng chất thải rắn từ sinh hoạt được tính toán đến năm 2020 với số lượng được trình bày trong bảng 2.7:

Bảng 2.5: Lƣợng chất thải rắn từ sinh hoạt

Năm Dân số

(Ngƣời) Lƣợng rác sinh hoạt phát sinh (Tấn /năm)

2013 10.215 1.118

2015 11.497 1.260

2020 13.328 1.459

Như vậy, ước tính sơ bộ, tổng lượng chất thải rắn của cả hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở Phong Khê khoảng 17,86 tấn/ngày (tương đương 6.518 tấn/năm).

Khí thải từ quá trình sản xuất là áp lực chủ yếu tác động đến môi trường, thành phần khí thải chủ yếu như sau:

- Bụi và các chất khí độc phát sinh từ công nghệ sản xuất giấy của xã, chủ yếu tại thôn Dương Ổ và thôn Đào Xá và CCN Phong Khê

- Bụi và các khí độc phát sinh từ các phương tiện giao thông trong khu vực, đặc biệt là khí độc sinh ra trong môi trường kỵ khí tại hệ thống kênh, mương thoát nước thải trong xã. Hầu hết lượng khí phát sinh từ quá trình đốt củi, than, … chưa qua xử lý vượt quá tiêu chuẩn khí thải cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT. Trong đó gần 99% các sản phẩm của quá trình cháy là các chất như nitơ, hơi nước, CO2,…bên cạnh đó trong quá trình đốt sinh ra một hàm lượng lớn muội than, tro bụivà một số loại khí độc hại gây tác động trực tiếp cho sức khỏe con người và sinh vật như:

o CO : Là sản phẩm của quá trình cháy trong điều kiện thiếu O2, CO gây ức chế sự hô hấp của động vật và tế bào thực vật. Có thể gây tử vong cấp kì ở nồng độ 0.8 ppm.

o NOx : Bao gồm NO; NO2…. Là những chất ô nhiễm do quá trình đốt cháy nhiên liệu phát thải vào bầu khí quyển, trong đó ở gần ngọn lửa khí NO chiếm 90 – 95% và phần còn lại là NO2.

o SOx: Hầu hết các lọai nhiên liệu lỏng đều có chứa lưu huỳnh trong dầu đốt khi cháy thành phần lưu huỳnh trong nhiên liệu phản ứng với oxy tạo thành khí oxit lưu huỳnh, trong đó khoảng 99% là khí sunfu đioxit SO2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường cho làng nghề tái chế giấy xã phong khê, bắc ninh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)