Tác động (I) đối với môi trƣờng và xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường cho làng nghề tái chế giấy xã phong khê, bắc ninh (Trang 33 - 35)

Suy giảm nghiêm trọng chất lƣợng nƣớc phục vụ tƣới tiêu nông nghiệp trên hệ thống thuỷ lợi Ngũ Huyện Khê và nội đồng

Nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng và chất lượng nước không thay đổi nhiều qua các năm. Ô nhiễm bởi COD là ô nhiễm điển hình trên sông NHK được mô tả trong hình sau:

Hình 2.3: Diễn biến hàm lƣợng COD trên sông NHK năm 2007-2011 [2]

Sông Ngũ Huyện Khê chảy qua 5 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Đông Anh trên địa bàn Hà Nội; thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh trên địa bàn Bắc Ninh. Sông này được dùng tiêu thoát nước về mùa mưa, lấy nước phục vụ bà con nông dân sản xuất nông nghiệp về mùa khô. Nhìn vào hình 2.3 ta thấy trên dọc các điểm lấy mẫu trên sông NHK, thì điểm lấy mẫu tại cầu Đào Xá thuộc xã Phong Khê bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất luôn gấp từ 8-10 lần quy chuẩn cho phép (QCVN 08:2008 Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt). Với mức độ ô nhiễm cao, tải lượng lớn không qua hệ thống xử lý mà trực tiếp thải bỏ ra môi trường gây nên ô nhiễm nặng nề đến nguồn nước, đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân trong vùng.

Suy giảm chất lƣợng đất

Do phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải, chất thải rắn nên hệ sinh thái đất nông nghiệp trong xã suy giảm nghiêm trọng khiến không còn khả năng canh tác nông nghiệp, hiện nay các ruộng trên địa bàn xã bỏ hoang hoặc là bị úng ngập bởi nước thải chưa qua xử lý.

Trong địa bàn xã Phong Khê, đâu cũng thấy nước thải, rác thải ứ đọng trong hệ thống kênh mương, ven đường làm, mùi nước thải, khí thải bốc lên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân địa phương, nhiều bệnh tật đã xuất hiện với tần xuất cao như đau mắt, tiêu chảy, bệnh dịch…Cảnh quan môi trường bị ô nhiễm khiến người dân luôn cảm thấy bức bối, khó chịu, căng thẳng vì phải sống chung với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Không gian sống bị thu hẹp lại để nhường chỗ cho sản xuất, cho khu vực chứa chất thải.

Suy giảm sức khoẻ của ngƣời dân

Do môi trường ô nhiễm nên nhiều người dân làng giấy Phong Khê (Bắc Ninh) đã bị nhiễm độc, phát bệnh. Số người mắc bệnh hô hấp, ngoài da, đường ruột tăng nhanh, hiện đã cao gấp đôi so với 3 năm trước.

Theo báo cáo của Trạm y tế xã Phong Khê, tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp, ngoài da, đường ruột năm nào cũng tăng. Nếu như năm 2001 mới chỉ có khoảng 200 người thì năm 2004 đã là gần 400 người mắc.

Mất sinh kế

Do đất nông nghiệp, nước trong hệ thống kênh mương thuỷ lợi bị ô nhiễm nên nông nghiệp của địa phương gần như không phát triển mà còn suy giảm nghiêm trọng dẫn đến người dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp không có việc làm, phải tìm các việc mới trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của địa phương hoặc các vùng lân cận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường cho làng nghề tái chế giấy xã phong khê, bắc ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)