Làng nghề tái chế giấy Phong Khê là một loại hình làng nghề tái chế giấy điển hình tại miền Bắc, điển hình về mặt quy mô sản xuất, trình độ công nghệ trang thiết bị và tiềm lực lao động. Xã Phong Khê có 4 thôn là Dương Ổ, Châu Khê, Ngô Khê, Đào Xá, trong đó các hộ, doanh nghiệp sản xuất và tái chế giấy tập trung chủ yếu ở thông Dương Ổ, Đào Xá và 2 cụm Công nghiệp của xã.
Hiện nay, số lượng các hộ gia đình làm giấy thủ công đã giảm đi và số lượng nhà xưởng với công nghệ thiết bị máy móc tăng lên. Tổng sản lượng giấy năm 2013 ước đạt 195.000 tấn/năm. Sản xuất giấy công nghiệp và thủ công nghiệp ở Phong Khê mỗi năm một tăng. Bảng tổng hợp sau đây thể hiện sự phân bố các cơ sở sản xuất tại Phong Khê:
Bảng 2.3: Phân bố các cơ sở sản xuất
STT Thôn Số máy hiện có Số máy vận hành
1 Dương Ổ 170 100
2 Đào Xá 20 20
4 Châm Khê 8 8
5 CCN 1 60 60
6 CCN 2 30 17
Tổng 289 206
(Số liệu điều tra thực tế tại UBND xã Phong Khê, 12/2013)
Tại Cụm công nghiệp 1 (CCN1) được quy hoạch 12,7 ha, hiện nay có 60 hộ với 58 hộ tham gia sản xuất giấy và 2 hộ nấu bột giấy. Cụn công nghiệp 2 (CCN 2) được quy hoạch với diện tích 27 ha, hiện nay đang có 17 doanh nghiệp sản xuất giấy, dự kiến sẽ thu hút các hộ sản xuất từ các thôn chuyển ra CCN2 để phát triển sản xuất. Mặc dù số hộ sản xuất ở CCN chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với các hộ trong khu dân cư (chiếm 36,1% tổng số hộ sản xuất trong xã) nhưng sản lượng sản xuất tại CCN1 chiếm trên 50% sản lượng giấy hàng năm của toàn xã.
Nguyên liệu chủ yếu sản xuất giấy của làng nghề là giấy vụn, giấy đã qua sử dụng được thu gom từ nhiều nơi trong cả nước. Sản phẩm chủ yếu là giấy dó, giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã, giấy vở học sinh và bìa cactong, giấy Kraft (giấy bìa, giấy bao xi măng, giấy Duplex, giấy lót kính…)
Sản xuất tái chế giấy tại Phong Khê qua 4 khâu chính:
Các loại nguyên liệu sẽ được đem gia công chế biến, sau đó được đem đến khu gia công nguyên liệu, tại đây nguyên liệu được ngâm trong bể lớn, hóa chất sẽ được sử dụng để tách mực và sử dụng thiết bị nghiền thủy lực để làm mịn giấy. Khi bột giấy đã được nghiền mịn, bột giấy sẽ được làm đặc sệt (có sử dụng hóa chất). Sau đó bột giấy sẽ được đem đến hệ thống tạo tờ, đây là công đoạn xeo giấy để tạo tờ, tùy thuộc vào loại giấy và chất lượng giấy theo yêu cầu mà giấy sẽ được xeo khác nhau. Giấy sau xeo sẽ được đem đến công đoạn gia công giấy, tại đây giấy được cắt xén theo yêu cầu, giấy được đóng gói và được xuất ra thị trường.
Chế biến nguyên liệu
Gia công nguyên liệu sau
chế biến
Hệ thống máy tạo tờ
Gia công sau tạo tờ
Sơ đồ công nghệ sản xuất kèm dòng thải :
Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ tái chế giấy kèm nguồn thải [4]
Nghiền đĩa Bể khuấy Bể pha bột Bể guồng Máy seo Nguyên liệu
Bìa cactong, bao gói, mùn cưa, bột giấy
CTR: băng keo, ghim, bìa nilong, đất cát… Tiếng ồn
Hóa chất: Nhựa thông, phèn, tinh bột biến đổi, phẩm màu
CTR: sợi
NT: TSS, màu, mùi, BOD, COD cao
Bể thu hồi tuần hoàn nước thải
Nước Giấy thành phẩm Làm ẩm Nghiền thủy lực Bể chứa Lô sấy Lò hơi Khí thải Xỉ than Nước Than Nước Nước