Giải pháp kinh tế 1 Giải pháp sản xuất sạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường cho làng nghề tái chế giấy xã phong khê, bắc ninh (Trang 70 - 72)

C. Các giải pháp xử lý khí thả

3.5.3. Giải pháp kinh tế 1 Giải pháp sản xuất sạch

1. Giải pháp sản xuất sạch

Phương pháp kiểm soát cuối đường ống truyền thống khi áp dụng cho các cơ sở sản xuất tái chế giấy quy mô vừa và nhỏ là rất tốn kém. Theo thống kê của ngành giấy thì chi phí cho trạm xử lý chất thải lên tới 20% tổng chi phí vốn của nhà máy và thiết bị. Ngoài ra chi phí vận hành có thể lên đến 12-15% tổng doanh thu. Vì vậy một phương pháp cải thiện và quản lý môi trường hiệu quả là khai thác các cơ hội SXSH để giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn rồi tiến hành kiểm soát phần ô nhiễm còn lại. Giải pháp này không chỉ mang lại hiệu quả về nguồn lực, giảm chi phí sản xuất và còn giảm thiểu cả chi phí xử lý dòng thải, tăng chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Các lợi ích của sản xuất sạch

- Một đặc trưng quan trọng của sản xuất làng nghề tái chế giấy là quy mô nhỏ, phân tán, sản xuất được tiến hành ngay tại gia đình, một phần còn lại được quy hoạch tại 2 CCN1 và CCN2. Do vậy, sản xuất sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng về kinh tế, xã hội và môi trường trong sản xuất làng nghề.

- Việc sử dụng có hiệu quả hơn nguyên, nhiên liệu, vật tư và nước thông qua giảm bớt tiêu hao nguyên liệu, vật tư, nhiên liệu, tiết kiệm nước, đồng thời tận thu các chất thải để tái sử dụng, như vậy giảm chi phí cho đầu vào và chi phí xử lý chất thải.

- Khi định mức thải thấp, môi trường sẽ được cải thiện, ít ô nhiễm hơn, việc xử lý môi trường sẽ dễ dàng và rẻ tiền hơn. Hạn chế được ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người lao động, nhất là các hộ sản xuất có mặt bằng hẹp sẽ đảm bảo an toàn lao động để phát triển sản xuất một cách bền vững.

giữa những hộ sản xuất nghề và những hộ không sản xuất, tạo không khí đoàn kết trong làng xóm.

Hiệu quả kinh tế: Việc sử dụng có hiệu quả hơn nguyên, nhiên liệu, vật tư và nước

thông qua giảm bớt tiêu hao nguyên liệu, vật tư, nhiên liệu, tiết kiệm nước, đồng thời tận thu các chất thải để tái sử dụng, như vậy giảm chi phí cho đầu vào và chi phí xử lý chất thải.

Hiệu quả môi trường: Khi định mức thải thấp, môi trường sẽ được cải thiện, ít ô nhiễm hơn, việc xử lý môi trường sẽ dễ dàng và rẻ tiền hơn. Hạn chế được ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người lao động, nhất là các hộ sản xuất có mặt bằng hẹp sẽ đảm bảo an toàn lao động để phát triển sản xuất một cách bền vững.

Hiệu quả xã hội: Sản xuất với hiệu quả cao trong môi trường trong lành góp phần

cải thiện, tạo ấn tượng tốt về hình ảnh của làng nghề. Giảm bớt áp lực cũng như mâu thuẫn giữa những hộ sản xuất nghề và những hộ không sản xuất, tạo không khí đoàn kết trong làng xóm.

Kỹ thuật và cơ hội SXSH trong sản xuất tái chế giấy

Áp dụng sản xuất sạch là làm cho quy trình sản xuất ít thải ra chất thải, đỡ hao tổn sức khỏe và tiết kiệm nhiên liệu. Kỹ thuật sản xuất sạch được mô tả tóm tắt như sau:

Hình 3.6: Các kỹ thuật sản xuất sạch

Sản xuất sạch hơn

Tuần hoàn, tái sử dụng, tạo sản phẩm phụ có ích Giảm thiểu chất thải

tại nguồn

Thay đổi nguyên, nhiên liệu

Cải tiến, thay đổi sản phẩm, bao bì -> giảm ô nhiễm

Thay đổi công nghệ sản xuất

Tối ưu hóa quá trình sản xuất

Cải tiến trang thiết bị

Đối với các hộ trong làng nghề, không thuộc CCN

Các hộ gia đình sản xuất tái chế giấy chưa vào CCN đa số là công nghệ sản xuất lạc hậu, thô sơ, nên việc áp dụng SXSH chỉ có thể được áp dụng ở một số khâu đơn giản như tuần hoàn tái sử dụng, tạo ra sản phẩm phụ có ích, hoặc tối ưu hóa một số công đoạn trong quá trình sản xuất, tiết kiệm nguyên nhiên liệu. Còn giải pháp cải tiến trang thiết bị và thay đổi công nghệ sản xuất đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn sẽ là không thực tế với các hộ sản xuất nhỏ.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong CCN

CCN1 được đi vào hoạt động từ năm 2005-2006, CCN 2 bắt đầu đi vào hoạt động năm 2013 với quy mô khoảng 30 công ty, doanh nghiệp nhưng hiện nay mới chỉ có 17 doanh nghiệp tham gia hoạt động, các doanh nghiệp một phần đầu tư máy móc mới, một phần chuyển dịch từ các thôn trong xã ra CCN vì thế việc áp dụng SXSH tại các doanh nghiệp trong CCN có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường cho làng nghề tái chế giấy xã phong khê, bắc ninh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)