KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I.Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường cho làng nghề tái chế giấy xã phong khê, bắc ninh (Trang 84 - 86)

C. Các giải pháp xử lý khí thả

4. Huy động cộng đồng trong công tác quản lý môi trƣờng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I.Kết luận

I.Kết luận

Sau khi nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường cho làng cho làng nghề tái chế giấy xã Phong Khê, Thành phố Bắc Ninh, tác giả đã có được những kết quả như sau:

- Mô hình quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở các quy hoạch về dân cư, kinh tế xã hội, đất đai của xã Phong Khê, TP Bắc Ninh, nên thông tin, số liệu phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương trong hiện tại và tương lai định hướng đến năm 2020

- Mô hình quản lý môi trường đã đề xuất được các giải pháp xử lý ô nhiễm dựa trên các công nghệ đã được áp dụng hiệu quả trong lĩnh vực xử lý nước thải ngành giấy, vì thế việc áp dụng là có cơ sở thực tiễn.

- Mô hình cũng đã đưa ra được các công cụ quản lý môi trường để duy trì bảo vệ môi trường làng nghề trong thời gian dài, các công cụ quản lý như công cụ chính sách phù hợp với đặc điểm của văn hoá làng nghề nói chung, công cụ kinh tế (SXSH, phí bảo vệ môi trường) là các công cụ tiên tiến hiệu quả mang lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường cho cả người gây ô nhiễm môi trường và người làm công tác quản lý môi trường.

- Mô hình quản lý môi trường này là rất cần thiết đối với một xã phát triển làng nghề sản xuất tái chế giấy như làng nghề Phong Khê, giúp cải thiện chất lượng môi trường ô nhiễm trầm trọng như hiện nay từ đó cải thiện chất lượng môi trường sống cho người dân trong xã và các xã lân cận, giảm thiểu bệnh tật của con người do ô nhiễm môi trường sống gây nên, đồng thời cải thiện chất lượng nước ô nhiễm của hệ thống thuỷ lợi nội đồng trong xã và sông Ngũ Huyện Khê. Trong tương lai vận hành mô hình quản lý môi trường này mang lại lợi ích to lớn cho làng nghề đó là phát triển kinh tế bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường phù hợp với mục tiêu chung của tỉnh Bắc Ninh và cả nước, bên cạnh đó là tăng tính cạnh

tranh của thương hiệu giấy Phong Khê tăng lợi ích kinh tế cho từng hộ sản xuất và cho toàn xã Phong khê.

II. Kiến nghị

Mô hình quản lý môi trường có thể ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại làng nghề tái chế giấy xã Phong Khê, TP Bắc Ninh, tuy nhiên cần phải áp dụng thử nghiệm mô hình trên thực tế để đánh giá kết quả, để cải tiến cho nhân rộng mô hình vào các làng nghề khác ở Việt Nam.

Do thời gian không nhiều, điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, vì vậy còn nhiều khía cạnh mà tác giả muốn tiếp tục đề xuất và phát triển đề tài như sau:

- Nghiên cứu tái sử dụng bùn thải giấy từ hệ thống thu gom nước thải, xử lý nước thải, vì lượng bùn thải này chứa hàm lượng bột giấy rất cao có thể sử dụng làm phân vi sinh hoặc tái sử dụng làm các vật liệu phục vụ trồng cây giống trong các vườn ươm.

- Nghiên cứu các chính sách riêng đặc thù cho việc bảo vệ môi trường làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

- Nghiên cứu các giải pháp SXSH, tiết kiệm nhiên, nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn một cách chi tiết, cụ thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi trường cho làng nghề tái chế giấy xã phong khê, bắc ninh (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)