5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )
4.1.1 Về giá trị xuất khẩ u
4.1.1.1 Giai đoạn ba năm 2010-2012
Ba năm 2010-2012 được đánh giá là ba năm hoạt động có hiệu quả của Công ty Phước Đạt cũng như của toàn ngành xuất khẩu thủy sản với doanh
thu về xuất khẩu thủy sản tăng ở năm 2011 và giảm năm 2012. Dưới đây là
bảng doanh thu về xuất khẩu thủy sản của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012.
Từ bảng 4.1 nhìn chung, doanh thu xuất khẩu của Công ty Phước Đạt tăng nhưng có sự biến động trong ba năm qua. Năm 2011 Công ty hoạt động xuất khẩu thủy sản thu về 456.490 triệu đồng con số này cho biết năm 2011 Công ty hoạt động thu về ngoại tệ tăng hơn so với năm 2010 là 72.084 triệu đồng ứng với tỷ lệ 18,75%. Năm 2012 là một năm Công ty đạt doanh thu lại giảm cho đến nay là 362.206 triệu đồng giảm so với năm 2011 với số tuyệt đối là 94.284 triệu đồng chiếm tỷ lệ 20,65%.
Nguyên nhân là trong năm 2011-2012 giá nguyên liệu có lúc “lên cơn sốt giá” làm cho hầu hết các doanh nghiệp phải chịu thiệt sản xuất để giữ khách hàng và giao hàng theo đúng hợp đồng do đó lợi nhuận không cao. Sang năm 2012 nhờ sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước nên giá nguyên liệu rất ổn định làm hoạt động sản xuất của Công ty trở lại bình thường và doanh thu có sự tăng trở lại dần.
Doanh thu xuất khẩu của Công ty cũng phản ánh giá trị xuất khẩu của từng nhóm hàng mà Công ty kinh doanh. Dưới đây là bảng cơ cấu doanh thu theo từng từng loại sản phẩm của Công ty trong ba năm 2010-2012.
38
Bảng 4.1: Doanh thu theo nhóm hàng xuất khẩu thủy sản của Công ty từ năm 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Tiền (%) Tiền (%) Tiền (%) Tiền Tỷ lệ (%) Tiền Tỷ lệ (%) Tôm Sú 353.640 92,1 383.828 85,6 336.826 93,1 30.188 8,53 (47.002) (12,25) Tôm Vanamei 28.865 7,49 59.050 11,2 15.602 4,25 30.185 104,56 (43.448) (73,57) Khác 1.901 0,41 13.612 3,22 9.778 2,66 11.708 615,11 (3.834) (28,17) Tổng 384.406 100,00 456.490 100,00 362.206 100,00 72.084 18,75 (94.284) (20,65)
Nhìn chung từ bảng số liệu bảng 4.1 ta thấy, doanh thu hai nhóm hàng
xuất khẩu chính của Công ty đều tăng trong ba năm qua. Trong đó nhóm tôm
Sú đông lạnh luôn đạt doanh thu xuất khẩu cao hơn nhóm hàng tôm Vanamei đông lạnh. Doanh thu của nhóm hàng tôm Sú đông lạnh đạt 353.640 triệu đồng trong năm 2010 với tỷ trọng 92,1% trong tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản. Và sang năm 2011 ty đạt doanh thu cao nhưng chiếm với tỷ trọng 85,6% trong tổng doanh thu xuất khẩu tăng 30.188 triệu đồng, với tỷ lệ 8,53% so với
cùng kỳ, năm 2012 thì tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của nhóm hàng này
tăng lại đạt tỷ trọng 93,1%. Doanh thu của nhóm này trong năm 2012 giảm 47.002 triệu đồng so với năm 2011 tức là giảm 12,25%. Doanh thu liên tục tăng của nhóm hàng này cho thấy Công ty nên tăng cường đầu tư thêm vào sản xuất nhóm hàng này.
Riêng về nhóm hàng tôm Vanamei đông lạnh thì tỷ trọng về doanh thu
xuất khẩu của nhóm hàng này tăng dần ở năm 2011 với giá trị 59.050 triệu đồng với tỷ lệ 11,2 % so với năm 2010, tuy nhiên về nhóm hàng này giảm ở năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu từ nhóm hàng tôm Sú cao hơn tốc độ tăng của nhóm hàng tôm Vanamei do Công ty chỉ tập trung sản xuất những mặt hàng chủ lực từ nhóm hàng tôm Sú chiếm được sự uy tín của hai thị trường lớn Nhật Bản và Mỹ, mô hình nuôi tôm Sú ở Bạc Liêu nhiều từ đó sản lượng thu hoạch hằng năm là nguồn nguyên liệu chính cho Công ty. Năm 2010 doanh thu của nhóm hàng này là 28.867 triệu đồng chiếm 7,49%, sang năm 2011 đạt 59.050 triệu đồng tức là tăng 30.183 triệu đồng với
giá trị tương đối là 104,56%. Sang năm 2012 doanh thu của nhóm hàng này là
15.602 triệu đồng giảm 43.448 triệu đồng so với năm 2011 tức là giảm
73,57%. Nhóm hàng tôm Vanamei là nhóm hàng đã được Công ty sản xuất từ
rất lâu, tuy nhiên doanh thu của nhóm hàng này không cao vì cho thấy đây là
những mặt hàng chưa được ưa chuộng, thị trường nhu cầu chưa cao đối với các mặt hàng này, do đó Công ty cần phải gia tăng sản lượng các mặt hàng tinh chế, mang lại giá trị gia tăng cao là một dấu hiệu khả quan khi đó là một
trong những phương hướng kinh doanh của Công ty. Vì vậy, bên cạnh duy trì
mức độ tăng trưởng này cần phải có chiến lược hợp lí để tiếp tục phát triển và nâng cao tỉ trọng những mặt hàng có giá trị cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó Công ty nên có những chiến lược để cải tiến về sản phẩm để làm tăng doanh thu cho Công ty.
4.1.1.2 Giai đoạn 06 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.2: Doanh thu theo nhóm hàng xuất khẩu thủy sản của Công ty 06 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 06/2012 06/2013 06/2013/06/2012 Chỉ tiêu Tiền (%) Tiền (%) Tiền Tỷ lệ (%) Tôm Sú 144.516 93,09 256.856 93,04 112.340 77,73 Tôm Vanamei 6.672 4,24 10.677 4,28 4.005 60,02 Khác 4.182 2,67 7.007 2.68 2.825 67,55 Tổng 155.370 100,00 274.540 100,00 119.170 76,72
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty, 06/2013.
Qua số liệu bảng 4.2 ta thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản của Công ty cũng tăng ở 06 tháng đầu năm 2013. Trong 06/2012 Công ty đã xuất khẩu được 155.370 triệu đồng, sang 06/2013 là 274.540 triệu đồng con số này cho biết trong 06/2013 giá trị xuất khẩu thủy sản của Công ty tăng 119.170 triệu đồng với tỷ lệ 76,72 so với 06/2012. Cùng với giá trị xuất khẩu hai nhóm hàng tôm Sú và tôm Vanamei đông tăng giảm không đều, có năm giá trị xuất khẩu còn giảm sút. Đối với nhóm hàng tôm Sú đông lạnh thì giá trị xuất khẩu đạt
256.856 triệu đồng, chiếm 93,04% trong ngành còn nhóm hàng tôm Vanamei
cũng đạt 10.677 triệu đồng chiếm 4,28% còn lại nhóm mặt hàng khác chiếm 2,68% giá trị của ngành trong 06 tháng đầu năm 2013. Do đầu năm 2013 Công ty đã ổn định lại thị trường xuất khẩu và giá của các nhóm hàng xuất qua các thị trường xuất khẩu cao mặc khác rào cản khi nhập khẩu qua các thị trường được nới lỏng.