5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )
5.2.4 Giải pháp về nhân sự
Hiện nay, tình hình lao động của Công ty còn thấp so với các doanh nghiệp hiện có của khu vực. Hơn nữa, trình độ lao động của công nhân dù đã có tay nghề nhưng Công ty cũng cần có những giải pháp để nâng cao tay nghề của họ hơn nữa để thích ứng với những công nghệ chế biến ngày càng hiện đại. Đối với lực lượng này cần có những chính sách khuyến khích lương thưởng phù hợp để giữ chân họ. Đồng thời, Công ty cũng phải tăng cường tuyển dụng thêm nguồn lao động mới.
Xây dựng chế độ lương bổng hợp lý nâng cao thu nhập cho lao động là
công nhân bởi lao động hiện tại của Công ty chỉ đang ở mức trung bình 2 triệu đồng/tháng. Trong khi mức sống hiện tại của Bạc Liêu là khá cao không đảm
bảo cho công nhân lao động gắn bó lâu dài với Công ty. Chính điều đó làm
cho Công tác tuyển dụng diễn ra thường xuyên làm tốn kém chi phí đào tạo
tuyển dụng công nhân mới lẽ ra là không đáng có.
Công ty cần thể hiện sự quan tâm hơn nữa của cấp lãnh đạo đối với nhân viên của mình như đảm bảo chỗ ở cho công nhân ở xa, đảm bảo về thời hạn trả lương, các chính sách phúc lợi; bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội; duy trì hoạt động công đoàn tốt; khuyến khích tinh thần hợp tác thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí các hoạt động thể thao cần nên tăng cường.
Thường xuyên kiểm tra đánh giá đúng năng lực của nhân viên cấp dưới
để có những biện pháp hỗ trợ giúp đỡ kịp thời sắp xếp đúng người đúng việc, hỗ trợ kèm cập cán bộ công nhân viên còn yếu kém, phát hiện những cá nhân có thành tích xuất sắc để nhằm bồi dưỡng đào tạo để bổ sung cho lực lượng cán bộ khi cần thiết.
Đối với lực lượng nhân viên tiếp thị, bán hàng: Đây là lực lượng quan trọng quyết định đầu ra của sản phẩm nên Công ty cần chú ý đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ kinh tế ngoại thương, xúc tiến bán hàng, trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu kinh doanh hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với lực lượng này hiện nay công ty còn yếu chỉ có vài người trong bộ phận kinh doanh có năng lực đảm nhiệm. Nên ngoài việc đào tạo nhân viên trong đơn vị thì công tác tuyển mộ, tuyển chọn bên ngoài cũng nên được tiến hành.
5.2.5 Một số giải pháp khác
Để đáp ứng tốt yêu cầu của các nước nhập khẩu cần duy trì, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, đặc biệt là kiểm soát dư lượng kháng sinh, chất xử lý môi trường. Bên cạnh đó, phải thường xuyên cập nhật danh mục hóa chất, kháng sinh, chất xử lý môi
trường bị cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng, và các định mức của các tổ chức quốc tế, các nước nhập khẩu chủ yếu, để luôn đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng.
Một Công ty muốn đạt hiệu quả hoạt động xuất khẩu, không chỉ có những giải pháp trên mà còn có giải pháp tăng doanh thu và hạ thấp chi phí, mà cần phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường hoạt động, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Trong thời gian tới để có thể tồn tại và phát triển, Công ty nên có đội ngũ
nhân viên và có phòng marketing chuyên nghiệp, linh hoạt để tìm hiểu, nắm
bắt kịp thời nhu cầu, mong muốn và thay đổi của thị trường.
Công ty cần nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn trong kinh doanh. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng vốn có hiệu quả, tránh lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vay vốn ngắn hạn là nhân tố không kém phần quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó là việc thanh lý đối với những tài sản đã hư hỏng hoặc không còn sử dụng được, đầu tư vào những tài sản mới, hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu hoạt động của Công ty cũng như công tác quản lý của Công ty đạt hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Với tính chất là một doanh nghiệp trẻ, Công ty được thành lập năm 2005, nhưng bước đầu hoạt động Công ty đã có những thành quả quan trọng. Nhất là vào thời kỳ 2007-2009, cả thế giới phải đương đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái lớn nhất trong vòng 70 năm trở về trước. Việt Nam với các chính sách hội nhập nền kinh tế thế giới vì thế cũng bịảnh hưởng trầm trọng, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xúc mạnh, tình hình lạm phát bị đẩy lên cao đến 2 chỉ số, giá cả thị trường leo thang thất thường, nhu cầu của xã hội giảm xúc, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết… Trước tình hình đó đã có rất nhiều doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động, hoặc hoạt động một cách cầm chừng. Đối diện với tình hình như vậy Công ty đã khắc phục được các khó khăn từ môi trường kinh doanh để hoạt động và phát triển một cách ổn định. Doanh thu qua các năm của Công ty đều tăng mặc dù tỷ lệ tăng chậm nhưng ổn định, lợi nhuận trong từng giai đoạn đều tăng mức độ tăng ở mỗi giai đoạn tuy có giảm xuống, điều nổi bật nhất của Công ty là trong hoạt động của mình Công ty đã kiểm soát được chi phí rất tốt, tỷ lệ tăng của các khoản chi phí qua các năm đều giảm xuống ngoài trừ giá vốn hàng bán. Do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, mức tiêu thụ giảm xuống nên Công ty khó tránh khỏi hiện tượng hàng tồn kho nhiều và hiệu quả xuất khẩu giảm qua các năm. Đánh giá một cách chung nhất, trước muôn vàng khó khăn thách thức Công ty đã hoạt động kinh doanh và đạt được những kết quả như vậy là rất đáng khích lệ.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước, các bộ, ngành và các hiệp hội chế
biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam
- Cần xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
- Cung cấp các thông tin về tình hình thị trường xuất khẩu, định hướng phát triển kinh tế.
- Bộ thủy sản phối hợp với bộ thương mại và các hiệp hội thủy sản tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thủ tục và kinh phí tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế để doanh nghiệp có nhiều cơ hội quảng bá sản phẩm.
- Tăng cường nghiên cứu tạo ra những giống mới có chất lượng cao. - Đề nghị bộ thủy sản phối hợp với các tỉnh tiến hành khảo sát và quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung để tránh tình trạng khủng hoảng nguyên liệu gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và ngư dân.
- Bộ Thủy sản nên nhanh chóng xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thủy sản để đảm bảo uy tín cho sản phẩm và giúp các doanh nghiệp linh động hơn tronghoạt động, từng bước xây dựng và củng cố thương hiệu.
- Xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng, vệ sinh, môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về hàng thủy sản. Đồng thời, nhà nước cần lập kế hoạch để tiến hành ký kết một hiệp định cấp chính phủ với nước xuất khẩu chính để công nhận lẫn nhau kết quả xét nghiệm đối với các sản phẩm thủy sản, nhằm để hỗ trợ cho nhà sản xuất trong nước đảm bảo an toàn thủy sản khi xuất khẩu ra nước ngoài.
- Bắt buộc các doanh nghiệp, Công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản phải đạt tiêu chuẩn quốc tế về thủy sản. Có chính sách để giúp đỡ người nuôi được tập huấn về kỹ thuật nuôi, quan tâm đến môi trường và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo hướng được chứng nhận bởi các hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến và phù hợp.
- Tăng cường công tác quản lý con giống, thức ăn và các chất xử lý cải tạo môi trường nuôi; nâng cao vai trò của hiệp hội để gắn kết các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thuỷ sản, thông tin dự báo kịp thời về giá cả trong, ngoài nước, xúc tiến mở rộng thị trường thế giới.
6.2.2 Kiến nghị đối với Công ty
- Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì các hoạt động Marketing là rất cần thiết để đạt được các mục tiêu của Công ty. Vì vậy, Công ty cần thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu, tổ chức nghiên cứu thị trường để có những biện pháp và kế hoạch xuất khẩu hợp lý.
- Thực hiện đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm để có thể giảm rủi ro ở các thị trường và đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu khách hàng.
- Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu vào các thị trường chủ lực.
- Đầu tư các nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển thị trường mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Thiết lập mối quan hệ gần gũi với các nhà cung cấp thủy sản của Công ty và chủ động tiến hành ký kết hợp đồng thu mua với ngư dân vào đầu vụ thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững.
- Bên cạnh đó, Công ty phải đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhằm tạo uy tín đối với khách hàng, tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài.
- Đưa ra các quy định về quản lý hao hụt nguyên liệu đầu vào, thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí để làm giảm giá thành sản phẩm của Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách:
1. Lưu Thị Hương, 2002. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Trường Đại học kinh tế quốc dân khoa ngân hàng – tài chính, nhà xuất bản Giáo dục.
2. Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng, Lê Thị Minh Tuyết, 2004. Phân tích
hoạt động kinh doanh. TP Hồ Chí Minh : NXB Thống Kê.
3. Huỳnh Đức Lộng, 1997. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp: Nhà xuất bản Thống kê.
4. Lê Xuân Sinh, 2005. Kinh tế thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.
5. Bùi Văn Trịnh, 2004. Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh. Trường Đại học Cần Thơ.
Các website:
6. Các trang web:
6.1. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam: http://www.vasep.com.vn
6.2. Trung tâm thông tin xúc tiến thương mại tp. Đà Nẵng:
http://www.tpic.danang.gov.vn
6.3. Tạp chí công nghiệp – Bộ Công thương:
http://www.tapchicongnghiep.vn
6.4. Cổng thông tin điện tử - Bộ Nông nghiệp: http://www.agroviet.gov.vn
7. Website Báo Kinh tế Sài Gòn Online:
http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/chuyenlaman/93908/So- doanh-nghiep-pha-san-tang-manh.html
8. Website của Công ty Stockbiz Investment Ltd:
http://company.stockbiz.vn/CorporateInformation.aspx 9. Website Vietgle (Trung tâm tri thức và cộng đồng học tập):
http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=th%E1%BB%8B+x%C3 %A3+H%E1%BB%93ng+Ng%E1%BB%B1&type=A0