Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn phước đạt – bạc liêu (Trang 107 - 112)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )

4.4.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh

4.4.3.1 Các đối thủ nước ngoài

Để thành công trên thương trường quốc tế, ngoài việc am hiểu về khách hàng, Công ty cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh. Vì cùng một loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng nhưng sản phẩm của Công ty khác tốt hơn, làm cho sản phẩm của Công ty mình bị tẩy chay.Mặc khác phân tích đối thủ

cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp đưa ra chiến lược giá phù hợp, sản phẩm,

dịch vụ cung ứng làm hài lòng khách hàng hơn.

Đối thủ cạnh tranh của Công ty bao gồm các doanh nghiệp, Công ty

hiện kinh doanh cùng ngành nghề và các doanh nghiệp tiềm ẩn có tiềm năng

kinh doanh trong tương lai.

Đối với Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, những nước này từ

lâu đã là đối thủ lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu thủy sản nói chung. Mặc dù, xuất khẩu tôm Sú thì hiện nay Việt Nam đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu nhưng sản lượng xuất khẩu thì vẫn còn đứng sau các nước này. Thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam là do xuất khẩu được tôm Sú cỡ lớn. Từ đó, doanh nghiệp nước ta và cả Công ty cần có những giải pháp hiệu quả để tăng sản lượng xuất khẩu.

Thái Lan: Thái Lan là một trong những đối thủ lớn của Công ty với các mặt hàng thủy sản rất đa dạng bên cạnh tôm sú thì tôm chân trắng là thế mạnh đứng thứ 2 Châu Á chỉ đứng sau Trung Quốc. Thái Lan là nước xuất nhiều tôm nhất sang Mỹ với thị phần ngày càng tăng với 188.300 tấn, tương đương 1,2 tỉ USD, bên cạnh thủy sản là một lợi thế xuất khẩu về giá, thì tôm của nước này còn được ưu ái với mức thuế rất thấp khi xuất hàng vào Mỹ. Tuy nhiên do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì thương mại thủy sản nước này cũng đang bị ảnh hưởng mạnh. Nhiều Công ty trong ngành đã

không bắt kịp những thay đổi trong môi trường kinh doanh hiện nay hơn nữa

nhiều Công ty có dấu hiệu không có khả năng thanh toán tài chính do xuất khẩu giảm, trong khi một số khác lại kém khả năng cạnh tranh do thiếu nguyên liệu để sản xuất. Bên cạnh đó thì các nhà máy thủy sản ở Thái Lan đã mọc lên như nấm do nhu cầu thủy sản mạnh mẽ tại các thị trường thế giới trong khi Thái Lan cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu do những thay đổi môi trường và vấn đề về chính trị. Mặt khác, do đồng bạt tăng trong nhiều tháng vừa qua cũng khiến các nhà xuất khẩu Thái Lan khó cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

Inđônêxia: Là một nước xuất khẩu thủy sản lớn của Châu Á sang các nước như Mỹ, EU, Nhật, …và cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh

trực tiếp với Công ty trong việc cung ứng các mặt hàng thủy sản sang Mỹ, EU và Nhật Bản. Hiệp định Hợp tác Kinh tế (EDA) giữa Nhật và Inđônêxia với mức thuế nhập khẩu bằng 0 (có hiệu lực từ 01/07/2008) có thể tạo thuận lợi cho xuất khẩu tôm Inđônêxia.

Ấn Độ: Tôm đông lạnh vẫn là mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ chiếm gần 44% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, tuy nhiên do tác động của khủng hoảng kinh tế nên xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong năm 2009 giảm 60% so với các năm trước. EU vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Ấn Độ với 25% sản lượng và 32,5% giá trị (tính theo đồng rupi). Đứng thứ 2 là Trung Quốc, Nhật Bản lùi xuống vị trí thứ 3 và đứng thứ 4 là Mỹ.

Ngoài ra, sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin nhằm củng cố và phát triển thị phần tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản cũng sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Trung Quốc: Vẫn là nước sản xuất thuỷ sản lớn nhất thế giới với tổng sản lượng dự báo năm 2011 đạt 53,6 triệu tấn, so với 52,5 triệu tấn trong năm 2010 và 51,2 triệu tấn năm 2009. Sản lượng thuỷ sản Trung Quốc chủ yếu là thuỷ sản nuôi gồm nuôi nước ngọt và nuôi biển; thuỷ sản khai thác chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều.

Ngành thủy sản Trung Quốc rất được chính phủ quan tâm phát triển.

Ngân sách của Chính phủ Trung Quốc dành cho ngành thủy sản trong kế

hoạch 5 năm lần thứ 11 sẽtăng 700% so với kế hoạch 5 năm lần thứ 10 với tổng ngân quỹ 37 tỷ nhân dân tệ, tương đương 5,6 tỷ USD. Trung quốc rất quan tâm đến việc thực thi các chính sách quản lý của ngành, củng cố các cảng cá, bảo vệ nguồn lợi, nhân rộng các cơ sở sản xuất tiên tiến và cải thiện đời sống của ngư dân.

Trong nuôi trồng thủy sản, chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ đẩy mạnh áp dụng những qui trình nuôi tiên tiến. Khoảng 1,6 triệu mẫu Anh diện tích ao nuôi đã được chuyển đổi; xây dựng mới 17 trung tâm nghiên cứu giống và di truyền thủy sản, xây dựng 312 cơ sở sản xuất giống thủy sản và 1.771 cơ sở trình diễn thủy sản theo tiêu chuẩn. Những yếu tố trên sẽ thúc đẩy phát triển mạnh mẽ những quy trình nuôi thủy sản thâm canh, nâng cao tỷ trọng giữa nuôi trồng và khai thác thủy sản từ 66:34 lên 71:29.

4.4.3.2 Các đối thủ trong nước

Hiện nay Việt Nam có nhiều Công ty xuất khẩu thủy sản với kim ngạch xuất khẩu hàng năm cao. Hiện tại Công ty hoạt động kinh doanh trên các thị trường nội địa và thị trường thế giới nên Công ty luôn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện tại ngành thủy sản Việt Nam có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất 4.262 tấn/ngày, trong đó có 209 nhà máy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, 300 doanh nghiệp áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 171 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường EU, trong đó có Công ty. Tuy nhiên trong số này có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực đa ngành bên cạnh tôm thì cá tra cá basa, nghêu, mực, cua... nên nguồn thông tin trong đề tài chỉ thu thập những doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là hoạt động xuất khẩu tôm với sản phẩm tương đồng với Công ty. Và do đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi của Cà Mau thì tôm Sú là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các Công ty đang hoạt động trong ngành thủy sản Cà Mau. Tại Cà Mau hiện nay có nhiều Công ty xuất khẩu thủy sản lớn và đang là đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty như: Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú, Công ty xuất khẩu thủy sản Cà Mau, Công ty xuất khẩu thủy sản Quốc Việt… Các Công ty này ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nước và quốc tế. Hàng năm, các Công ty này cũng đã xuất khẩu một lượng lớn thủy sản, đem về giá trị kim ngạch rất lớn cho nước nhà.

a) Công ty xuất khẩu thủy sản Minh Phú

Được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992, Sau gần 20 năm không

ngừng phát triển, đến nay Minh Phú đã khẳng định được vị trí uy tín của mình trong ngành ở khu vực và trên toàn thế giới.

Hiện nay Minh Phú đang là đối thủ cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và thế giới. Hiện nay, Minh Phú là công ty đang dẫn đầu cả nước về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu thuỷ sản so với cả nước. Năm 2007, công ty đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản gần 144 triệu USD, năm 2008 đạt 160 triệu USD, tăng hơn 11% so với năm 2007, tương đương 13900 tấn tôm, tăng 18,8% so với năm 2007. Năm 2009, công ty xuất khẩu được 16096 tấn, đạt giá trị xuất khẩu 158 triệu USD. Tính đến hết 06 tháng đầu năm nay, ước tính Công ty đã xuất khẩu được 8500 tấn tôm, đạt kim ngạch 87 triệu USD.

Nguyên nhân dẫn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty cao là do Công ty chế biến nhiều mặt hàng tôm, không chỉ một mặt hàng tôm Sú. Đặc

biệt, Công ty cũng có sự góp mặt của tôm thẻ chân trắng. Năm 2009, Minh Phú tập trung toàn bộ mọi nguồn lực vào sản xuất kinh doanh chính là sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm và chế biến tôm xuất khẩu tôm, Công ty cũng đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu tôm thẻ chân trắng thay vì đầu tư lớn vào tôm Sú như trước đây. Vì vậy, nguồn nguyên liệu của Công ty tương đối đa dạng và ổn định.

Công ty hiện nay đang có 3 nhà máy chế biến tôm với tổng công suất

19.500 tấn/năm. Đặc biệt, vùng nuôi của Công ty đã giúp Công ty chủ động

được 10% nhu cầu nguyên liệu và MPC cũng kết hợp chặt chẽ với người nuôi giống thông qua việc hỗ trợ giống và thức ăn.

Với sự biến động về nguồn tôm nguyên liệu tại các tỉnh Đồng Bằng

Sông Cửu Long cũng như tỉnh nhà, năm 2010 Công ty vừa thành lập Công ty

nuôi tôm tại Cà Mau. Trước mắt, Nuôi tôm sinh thái Minh Phú sẽ triển khai

nuôi 318 ha tại xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau theo quy

trình nuôi tôm sạch thân thiện và bền vững với môi trường nhằm đảm bảo môi trường được trong sạch, cân bằng đồng thời tạo ra được các sản phẩm tôm đạt tiêu chuẩn quốc tế, không bị nhiễm bất kỳ một loại hoá chất kháng

sinh nào. Không chỉ tạo được nguồn tôm sạch, Nuôi tôm sinh thái Minh Phú

còn giúp Minh Phú chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất

xuất khẩu.

Ngoài ra, Công ty đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới.

- Tại thị trường Mỹ: Censea Inc., Eastern Fish, Berdex, H&N Food, Pacific

- Coral, Fishery Product International v.v…

- Tại thị trường Canada: FPI, Export Packer, Calkin, Ocean To Ocean v.v…

- Tại thị trường Úc: Markwell, Censea, PFD v.v…,

- Tại thị trường Nhật: Hanwa Osaka, Maruha, Cralay, Daiei Taigen v.v..., tại thị trường EU: Nortrade, Binc, Icelandic, Amoje, Balimoon v.v...

Về chất lượng sản phẩm, ngoài các chứng nhận về chất lượng sản phẩm như ISO 9001:2000, HACCP,… Công ty cũng vừa mới nhận“ chứng chỉ

GLOBAL GAP”, trở thành Công ty đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng

nhận này. Sự kiện vùng nuôi của Công ty đạt được chứng nhận GLOBAL GAP sẽ là cơ hội tốt cho công ty trong năm nay và sắp tới . Tạo điều kiện cho sản phẩm của Công ty đáp ứng tất cả những đòi hỏi khắc khe nhất của khách

hàng và đặc biệt với chứng nhận Global Gap Minh Phú đã có tờ giấy thông hành để bán sản phẩm của mình vào các hệ thống siêu thị lớn ở Châu Âu.

Với cam kết mạnh mẽ về chất lượng sản phẩm, khép kín qui trình sản xuất cùng với chính sách bảo vệ môi trường. Minh Phú đã và đang đạt được bước phát triển mạnh trong chiến lược phát triển một cách bền vững của mình. Minh Phú sẽ phấn đấu trở thành tập đoàn chế biến và xuất khẩu thủy sản tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, khó khăn nhất của Công ty hiện nay vẫn là sự biến động của nguồn nguyên liệu. Mặc dù Công ty đã xây dựng được vùng nguyên liệu nhưng vẫn chỉ đáp ứng được một phần nhỏ cho Công ty, đặc biệt là tôm Sú nguyên liệu. Dù tôm thẻ chân trắng hiện nay được được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng nhưng tôm Sú vẫn chiếm ưu thế và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thêm vào đó, mặc dù hàng năm Công ty đạt kim ngạch xuất khẩu rất cao nhưng doanh thu của Công ty lại thấp, là do chi phí bán

hàng của Công ty quá lớn. Điều đó cho thấy dù Công ty có mạng lưới khách

hàng rộng lớn trên thế giới nhưng hoạt động bán hàng của Công ty chưa hiệu quả cao.

b) Công ty cổ phần chế biến và XNK thủy sản CADOVIMEX

Địa chỉ của Công ty nằm tại khóm 2 - Thị trấn Cái Đôi Vàm - Huyện

Phú Tân- Tỉnh Cà Mau. Các lĩnh vực kinh doanh gồm chế biến và kinh doanh

xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nông lâm thủy sản; nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa tiêu dùng và nhận thực hiện các dịch vụ thương mại nông lâm thủy sản và xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Tuy nhiên tôm đông lạnh là sản phẩm chính của Công ty ngoài ra còn có mực các loại., các

dạng thành phẩm tôm đông lạnh như: HOSO, HLSO, R.PTO, R.PD, C.PDTO,

CPD, vv… Sản phẩm của Công ty đạt tiêu chuẩn quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty có hệ thống tổ chức quản lý khá chặt chẽ, với lực

lượng cán bộ nhân viên khá đông đảo gần 2000 người và có trình độ tay nghề

cao trong đó có 70 người có trình độ đại học, 200 người có trình độ cao đẳng, trung cấp còn lại là lực lượng lao động bằng nghề. Cadovimex hiện là một trong 10 doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Tại tỉnh Cà

Mau, Công ty là một trong ba doanh nghiệp đứng đầu tỉnh về sản lượng chế

biến và kim ngạch xuất khẩu. Lợi thế cạnh tranh của Công ty là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào bởi Công ty hiện tại có ba xí nghiệp sản xuất đều

được xây dựng tại những nơi có nguồn nguyên liệu ổn đinh dồi dào đó là Xí

nghiệp Cadovimex 72 và xí nghiệp Phú Tân nằm gần hai cửa biển Cái Đôi Vàm và cửa biển Sông Ông Đốc có ngư trường khai thác rộng lớn và xí

nghiệp Nam Long là nơi giáp ranh của ba huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, ... nơi đây là đầu mối của giao thong thủy bộ, rất thuận tiện cho công tác vận chuyển hàng hóa là mỏ tôm của tỉnh Cà Mau nói riêng và của cả nước nói chung trang thiết bị máy móc hiện đại và đã tạo được mối quan hệ đối tác với nhiều khách hàng lớn tại thị trường nhập khẩu.

c) Công ty xuất khẩu thủy sản Quốc Việt

Trong 24 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Cà Mau, nếu Công ty Minh Phú là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, thì Công ty Quốc Việt cũng là đối thủ cạnh tranh rất mạnh của công ty, với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng qua các năm bất chấp sự tác động của khủng hoảng kinh tế đối với thương mại thủy sản của Cà Mau.

Trụ sở chính của Công ty số 444 đường Lý Thường Kiệt, Phường 6 Tp.

Cà Mau. Sản phẩm kinh doanh chính là xuất khẩu tôm Sú, thị trường của Công ty này tương đối rộng lớn gồm các thị trường như Nhật Bản, Australia, EU, Canada, Hàn Quốc và một số quốc gia khác. Là một trong những Công ty xuất khẩu thủy sản lớn của Cà Mau và cũng là đối thủ cạnh tranh mạnh và trực tiếp của Công ty với kim ngạch xuất khẩu tôm hàng năm luôn ở mức cao trên 80 triệu USD. Tuy mới thành lập và đi vào kinh doanh từ năm 1996, Công ty đã xuất khẩu hơn 10 nghìn tấn tôm/năm. Hiện tại Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, cung cấp các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng chất lượng cao nhằm thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Hầu hết các sản phẩm của Quốc Việt đạt tiêu chuẩn quốc tế với các tiêu chí như: HACCP, GMP, SSOP, tiêu chuẩn BRC và ISO 22000. Với nguồn tài chính vững mạnh và ưu thế về nguồn lao động, tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn với cán bộ quản lý có trình độ cao có năng lực quản lý điều hành cho phép Công ty có khả năng cạnh tranh với các Công ty thủy sản khác trong

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn phước đạt – bạc liêu (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)