Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn phước đạt – bạc liêu (Trang 112)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )

4.4.4Sản phẩm thay thế

Hiện tại hơn 100% sản phẩm của Công ty là tôm Sú xuất khẩu sang các nước Nhật, EU, Hàn Quốc, Hồng Kông… Ở những thị trường này trong thời gian qua đã hạn chế nhập hàng thủy sản từ Việt Nam đây là một thách thức rất lớn đối với ngành thủy sản nói chung và Công ty nói riêng. Hiện tại sản phẩm chính xuất khẩu của Công ty là các sản phẩm chế biến từ tôm qua hai mặt

hàng chính là tôm Sú đông lạnh và tôm Vanamei. Mặc dù các mặt hàng này được Công ty đa dạng hóa tuy nhiên đối với sản phẩm từ tôm Sú hiện nay có nguy cơ bị thay thế bởi tôm thẻ chân trắng từ Thái Lan, Trung Quốc. Loại tôm

này có giá rẻ hơn tôm Sú khoảng 2 USD/ kg, trong khi đó chất lượng của hai

loại tôm này là rất khó phân biệt đối với người tiêu dùng các nước nhập khẩu thủy sản. Bên cạnh tôm thẻ chân trắng thì các sản phẩm khác như cá basa, cá tra, cá ngừ, cá diêu hồng, cá hồi, bạch tuộc, nhuyễn thể, … là các sản phẩm được ưa chuộng ở các nước trong khối EU, Mỹ, Nhật trong những năm gần đây với các yếu tố có khả năng cạnh tranh như thị trường ngày càng rộng lớn

sức mua nhiều, giá tương đối rẽ hơn nhiều so với tôm Sú. Điều đó cũng cho

thấy rằng với vị thế của con tôm Sú hiện nay cũng gặp không ít khó khăn khi mà tình hình kinh tế thế giới đang gặp khó khăn trong khi giá cả của những mặt hàng thủy sản khác có giá rẽ hơn tôm Sú rất nhiều thì đó cũng là một bài toán cho việc đa dạng hóa sản phẩm mặt hàng thủy sản là cần thiết.

4.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

4.5.1 Thuận lợi

- Nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu, tự cung tự cấp trên 80% nhu cầu nên Công ty không những đảm bảo việc đủ nguyên liệu, duy trì sản xuất ổn định mà còn hưởng lợi từ lợi nhuận của khâu nuôi nguyên liệu trong giai

đoạn nguyên liệu tăng giá. Công ty luôn mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy

móc và cải tiến công nghệ hiện đại với năng suất trên 18.000 tấn sản phẩm/năm.

- Công ty có hệ thống quản lý chất lượng toàn bộ quá trình hoạt động

sản xuất kinh doanh như ISO 9001, HACCP, HALAL, GMP, SSOP nên tiết

kiệm được thời gian, nguyên liệu, chất lượng sản phẩm cao… tăng hiệu quả. -Nhu cầu thủy sản là nhu cầu thiết yếu và ngày càng gia tăng trên thế giới. Thủy sản đánh bắt ngày càng khan hiếm, do vậy thủy sản nuôi trồng sẽ là nguồn cung chủ lực của thế giới. Do đó, Công ty có được nhiều cơ hội kinh

doanh XK các mặt hàng thủy sản. Công ty là nhà cung cấp uy tín và đáng tin

cậy với thương hiệu đã có chỗ đứng vững trên thị trường. Thị trường của Công ty là thị trường ổn định với những khách hàng gắn bó trung thành với Công ty.

- Tôm là loại một trong những thủy sản ngon, thị trắng, giá cạnh tranh so với các loại thuỷ sản khác và sản lượng ổn định so với các loại tôm đánh bắt. Nhu cầu và thị trường cho các loại này trên thế giới lá rất lớn. Ngoài ra,

tiềm năng khai thác thêm các mặt hàng giá trị gia tăng khác từ thủy sản này cũng như phụ phẩm của nó rất khả thi và hứa hẹn lợi nhuận cao.

- Công ty là nhà cung cấp uy tín và đáng tin cậy với thương hiệu đã có

chỗ đứng vững trên thị trường. Thị trường Công ty là thị trường ổn định với những khách hàng gắn bó trung thành với Công ty.

- Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để sản phẩm của Công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

-“Bản tin hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam” được Vietnam Business Forum

thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cung cấp miễn

phí tới các DN hoạt động XK nhằm hỗ trợ các DN Việt Nam đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, gia tăng XK… Đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin chọn lọc phù hợp với các nhu cầu thực tế của DN XK trong việc tiếp cận thị trường, đây là cơ hội để Công ty phát triển thị trường.

- Về mặt địa lý: Công ty nằm tại KCN Trà Kha, phía sau giáp sông Hậu, phía trước la trục đường chính của KCN, cách thành Phố Bạc Liêu 12 km và cảng Cà Mau 44 km đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả đường bộ, đường thủy. Ngoài ra, đây cũng là vị trí trung tâm vùng nguyên liệu của ĐBSCL.

- Về cơ sở hạ tầng: Công ty đã xây dựng một hệ thống bến nhập nguyên liệu và đường nội bộ rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Các dây chuyền thiết bị được đổi mới, thay thế với công suất và công nghệ cao.

- Về chính sách pháp luật: Ngày càng thông thoáng, tạo điểu kiện thuận cho Công ty làm thủ tục dễ dàng, nhanh chóng. Công ty luôn được sự quan

tâm Bộ ngành có liên quan.

4.5.2 Khó khăn

-Về nguyên liệu đầu vào: Việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta vẫn còn mang tính thời vụ nên tình hình nguyên liệu không ổn định. Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất hàng XK của Công ty được thu mua từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… nên gặp nhiều khó khăn.

-Về thị trường: Sự cạnh tranh giữa các Công ty diễn ra gay gắt như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giảm giá, khuyến mãi… làm cho khâu tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác,

do đội ngũ cán bộ marketing chưa thật sự am hiểu thị trường nước ngoài nên việc thâm nhập vào những thị trường lớn còn hạn chế. Đặc biệt, hiện nay Công ty chưa có thị trường tiêu thụ nội địa.

-Về điều kiện giao thông: Địa thế Công ty đặt tại trung tâm ĐBSCL nhưng phương tiện vận chuyển của Công ty còn thiếu nên Công ty phải thường xuyên đi thuê ngoài. Mặt dù, Công ty có kho cấp đông và kho bảo quản sản phẩm nhưng khi vào mùa vụ hoặc có lượng đặt hàng lớn thì Công ty phải đi thuê ngoài các kho bảo quản dẫn đến chi phí tăng.

-Về phương tiện cất trữ và chuyên chở: Do đặt trưng của ngành nên đòi hỏi kho bãi và phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Nhưng cùng một lúc, sự khó khăn về vốn, phương tiện vận chuyển và kho bảo quản của Công ty còn thiếu nên thường xuyên phải thuê ngoài dẫn đến chi phí thường lên cao.

-Về vốn: Công ty thiếu vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ nguyên liệu, nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ và xây dựng nhà máy sản xuất mới… Phần lớn nguồn vốn lưu động của Công ty là vốn vay ngân hàng nên phải chịu chi phí lãi vay lớn, do không còn gói hỗ trợ lãi suất từ Chính phủ nên lãi suất tăng.

-Hiện nay các sản phẩm của Công ty vẫn còn XK thông qua các nhà NK trung gian và phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, do đó không quảng bá rộng rãi được sản phẩm cũng như thương hiệu của Công ty tại các thị trường NK. Bên cạnh đó, Công ty chưa thể nắm kịp thời sự thay đổi nhu cầu của khách hàng về sản phẩm nên thiếu chủ động trong sản xuất. Khảnăng cạnh tranh của các mặt hàng thủy sản còn yếu, trong khi các yêu cầu về chất

lượng và ATVSTP của nước NK thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi

khắt khe hơn.

-Thị trường của ngành chế biến thủy sản nói chung đang bị thu hẹp do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, giá bán giảm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận Công ty. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường dẫn đến bán phá giá.

-Xuất khẩu thủy sản gặp một số rào cản tại thị trường thế giới như việc WWF của thủy sản vào danh sách đỏ, rủi ro của thuế chống phá giá dẫn đến sự sụt giảm về sản lượng và KNXK của Công ty. Sự thiếu hụt lao động luôn là vấn đề nan giải với ngành thủy sản. Công ty luôn dành nhiều thời gian xây dựng chính sách cải thiện đời sống người lao động và các chế độ khuyến khích, thu hút lao động nhằm giữ chân công nhân.

Công ty chỉ XK dưới dạng nguyên liệu thô và sơ chế nên giá trị chưa cao, mất cân đối cung cầu nguyên liệu, cạnh tranh không lành mạnh, dễ vấp phải rào cản thương mại của các nước NK, sự hiểu biết về luật pháp quốc tế chưa sâu, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, chịu tác động bởi chính sách bảo hộ thị trường nội địa của các nước NK thủy sản, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của Công ty.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG TƯƠNG LAI CỦA CÔNG TY 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÔNG TY

Mục tiêu nâng cao kết quả hoạt động xuất khẩu luôn là hướng phấn đấu của mỗi doanh nghiệp. Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty là một nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Qua quá trình phân tích kết quả hoạt động của Công ty trong giai đoạn 2010-2012 và 06 tháng đầu năm 2013, em thấy được kết quả của Công ty không được khả quan lắm, điều này cho thấy tình hình hoạt động của Công ty không hiệu quả trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để có sự duy trì và gia tăng lợi nhuận trong những năm tới, Công ty cần có những biện pháp để khắc phục những mặt còn hạn chế.

- Tuy nằm trong vùng nguyên liệu nhưng tôm lại thu hoạch theo mùa vụ;

do đó, khi không vào mùa lượng tôm nguyên liệu vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các Công ty thu mua nên việc cạnh tranh tìm kiếm tôm

nguyên liệu cũng gặp rất nhiều khó khăn.

- Thị trường của ngành chế biến thủy sản nói chung đang bị thu hẹp do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.

- Các rào cản kĩ thuật như các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh

thực phẩm…ngày càng khắt khe của các nước nhập khẩu đã gây rất nhiều vấn đề khó khăn đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu.

- Hiện tại Công ty chưa có phòng marketing. Phòng kinh doanh cùng lúc đảm nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh và marketing. Vì chưa có phòng marketing nên còn hạn chế trong việc dự đoán xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới cũng như những thông tin về đối thủ cạnh tranh.

- Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu và với sự bất ổn của thịtrường tiêu thụ cũng như những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm.

- Muốn đạt được lợi nhuận cao, ngoài việc nâng cao doanh thu, công tác phải làm song song là giảm chi phí, nhưng giá vốn hàng bán của Công ty

chiếm tỷ trọng khá cao mà nguyên nhân là do chi phí nguyên liệu ngày càng

tăng.

- Hiện nay trình độ tay nghề của công nhân trong Công ty chưa cao, nên một phần đã dẫn tới trong những năm qua chi phí nhiều nhưng lợi nhuận chưa cao.

Qua quá trình phân tích em xin đưa ra một số giải pháp góp phần cải thiện tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng tốt hơn.

5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

5.2.1 Giải pháp về nguyên liệu

Để hạn chế tình hình thiếu nguồn tôm nguyên liệu và giá nguyên liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngày càng tăng cao Công ty nên:

- Thiết lập thêm cho Công ty nhiều kênh thu mua nguyên liệu ổn định không chỉ trong tỉnh mà mở rộng sang các tỉnh khác như: Cà Mau, Kiên

Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh…

- Liên kết với các hộ nuôi tôm thật thân thiết hơn, ta không nên bỏ họ khi giá cá bị sụt giảm. Hãy quan tâm đến họ nhiều hơn để lúc giá cá tăng cao thì nguồn nguyên liệu cung cấp cho Công ty vẫn đảm bảo.

- Thông qua việc đẩy mạnh hoàn thiện khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào ổn định chất lượng nguồn nguyên liệu cho Công ty. Công ty có thể liên kết với các đại lý lớn thành lập quy trình sản xuất khép kín từ khâu con giống, nuôi trồng đến khâu sản xuất sau đó cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng này cho Công ty chế biến và xuất khẩu.

Theo dự đoán của nhiều Công ty, doanh nghiệp xuất khẩu thì trong thời gian tới, giá nguyên liệu có thể tăng cao, tăng gấp 20-30% so với thời điểm hiện tại. Vì vậy, Công ty cần có kế hoạch để thu mua dự trữ nguyên liệu từ bây giờ thông qua việc ký kết các hợp đồng dài hạn với các đại lý, để có thể đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đồng thời có thể ổn định giá tôm xuất khẩu.

5.2.2 Giải pháp về thị trường

Nghiên cứu thị trường xuất khẩu phải quan tâm các vấn đề:

Dung lượng thị trường nước ngoài, tập quán và thị hiếu của người tiêu

dung về mặt hàng mà mình đang kinh doanh.

Các kênh phân phối và tiêu thụ mặt hàng như thế nào, tình hình cung cầu

về hàng hoá mình đang kinh doanh.

Chiều hướng giá cả hàng hoá đang lên hay đang xuống, có những biến động gì lớn về giá cả hay không và nguyên nhân sự biến đổi là do đâu.

Đặc biệt khi xuất khẩu lô hàng lớn, cũng cần phải chú ý đến cả tình hình

thu mua hàng trong nước có gặp khó khăn hay cạnh tranh lớn gì không và giá

thu mua hàng xuất khẩu ở mức tối đa và tối thiểu ra sao.

Công ty có thể mở văn phòng đại diện, cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở các đơn vị nước nhập khẩu lớn như Nhật, EU, Úc,.. Để tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm cho đầu ra của mình. Cũng thông qua đó, Công ty có thể thâm nhập sâu hơn vào những thị trường ngách có nhiều tiềm năng tăng thị phần xuất khẩu trong khi các đối thủ cạnh tranh chưa làm được. Với chiến lược này đòi hỏi Công ty phải tốn kém chi phí cho công tác marketing rất nhiều nhưng thành công mang lại có thể là rất lớn thông qua việc gia tăng sản lượng xuất khẩu.

5.2.3 Giải pháp về xây dựng chiến lược Marketing

Thông qua tình hình xuất khẩu của Công ty, ta thấy hoạt động marketing của Công ty chưa mạnh, nên thị trường tiêu thụ của Công ty chưa mở rộng, vậy Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing, xúc tiến thương mại…dựa trên chiến lược 4P.

5.2.3.1 Sn phm

Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, chất lượng cao, Công ty phải luôn luôn đổi mới sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Nếu Công ty không quan tâm vấn đề này thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đối thủ cạnh tranh nhảy vào và chiếm lĩnh thị trường.

Mỗi thị trường đều có phong tục, văn hoá riêng và đòi hỏi những tiêu chuẩn chất lượng khác nhau tùy vào sự tiến bộ của mỗi quốc gia.

Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, ngày càng có nhiều rào cản kỹ thuật. Do đó, Công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát kỹ các mặt hàng của Công ty trước khi xuất khẩu.

Hiện nguồn nguyên liệu tôm Sú tại Bạc Liêu không ổn định, giá lại tăng cao. Bên cạnh đó các mặt hàng khác như: Tôm thẻ chân trắng, cá tra, cá rô phi… cũngđang được thế giới ưa chuộng, giá lại rẻ hơn tôm Sú. Do đó, Công

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn phước đạt – bạc liêu (Trang 112)