Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn phước đạt – bạc liêu (Trang 33)

5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tuơng đối và tuyệt đối qua các thời kì để làm rõ tình hình biến động, thấy được sự chênh lệch cũng như tốc độ phát triển của các chỉ tiêu, từ đó nhận định và đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản hiện nay của Công ty.

Phương pháp so sánh: Phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở.

- Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

- Phương pháp tương đối: Là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở thể hiện tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp thay thế mức độảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độảnh hưởng của nhân tố đó.

a) Đặc điểm

- Muốn xác định mức độảnh hưởng của nhân tố nào thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi còn các nhân tố khác được cố định lại.

- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố lượng sắp trước, nhân tố chất sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước nhân tố chất lượng sau.

- Lần lượt đem số thực tế vào thay thế cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích.

b) Cách thực hiện

Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm ba bước sau:

Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Đối tượng phân tích được xác định là ΔQ = Q1 - Q0

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định.

Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm 3 nhân tốảnh hưởng là a, b, c. các nhân tố này tác động tới Q bằng tích số.

Thể hiện bằng phương trình:

- Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 - Kỳ gốc : Q0 = a0 x b0 x c0

Bước 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng cách thay thế. Thay thế lần 1 (cho nhân tố a): a0 b0 c0 bằng a1 b0 c0

Mức độảnh hưởng của nhân tố a sẽ là: Δa = a1 b0 c0 d0 - a0 b0 c0 d0 Thay thế lần 2 (cho nhân tố b): a1 b0 c0bằng a1 b1 c0.

Thay thế lần 3 (cho nhân tố c): a1 b1 c0bằng a1b1 c1.

Mức độảnh hưởng của nhân tố c sẽ là: Δc = a1 b1 c1 - a1 b1 c0 Tổng hợp các nhân tốảnh hưởng.

Δa + Δb + Δc + Δd = a1 b1 c1 d1 - a0 b0 c0 d0  Đúng bằng đối tượng phân tích.

Đối với mục tiêu 2: Dùng phương pháp thống kê - tập hợp kết quả Công ty đạt được để mô tả tình hình xuất khẩu hàng thủy sản của Công ty trong thời gian nghiên cứu, để phân tích các nhân tố ảnh hưởng, mức độ biến độngcũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. Và cũng qua đó, thấy được các thành quả đạt được và các hạn chế cần phải khắc phục trong các kỳ xuất khẩu sắp tới.

Đối với mục tiêu 3: Để giải quyết mục tiêu này sẽ dựa vào việc phân tích và rút ra kết quảở những mục trên đồng thời kết hợp với những kiến thức đã học được trênghế nhà trường cũng như là những kiến thức tiếp thu được trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Phước Đạt - Bạc Liêu nhằm phân tích những thuận lợi và khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp để Công ty phát huy các điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, từ đó đề xuất những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHƯỚC ĐẠT 3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

3.1.1 Giới thiệu về Công ty

 Tên Công ty (tiếng Việt): Công ty TNHH Phước Đạt

 Tên Công ty (tiếng Anh): PHUOCDAT CO., LTD

 Tên giao dịch (tên viết tắt): PDCL

 Địa chỉ: ấp Thị trấn B1, Thị trấn Hòa Bình, Huyện Hòa Bình, Quốc lộ 1A, TP Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.

 Fax: (84.079) 3882213

 Email: datle@gmail.vn

 Giấy CN ĐKKD số: 1900302118 Ngày cấp: 10/05/2005 Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bạc Liêu

 Tên người đại diện pháp lý: Ông Lê Phước Đạt (Giám đốc)

 Hình thức sở hữu vốn: Do các pháp nhân góp vốn. Vốn góp của Công ty được xác định vào thời điểm 10/05/2005 là 190.000.000.000 đồng (một trăm chín mươi tỷ đồng).

Ngành nghề kinh doanh: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và sản phẩm từ thủy sản; nuôi trồng thủy sản; mua bán lương thực, thực phẩm, nông sản sơ chế; kinh doanh bất động sản; kinh doanh dịch vụ vận tải; gieo trồng, sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa hàng nông sản; nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ trong ngành chế biến.

3.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty được thành lập từ năm 2005 được UBND tỉnh Bạc Liêu ký quyết

định thành lập và cấp giấy phép kinh doanh số 1900302118 ngày 10/05/2005.

Lúc mới thành lập quy mô hoạt động chỉ có một phân xưởng và chỉ chuyên sản xuất mặt hàng thủy sản (tôm đông lạnh). Tuy nhiên do vốn lúc đầu còn ít và chưa có được sự tín nhiệm cuả ngân hàng nên dây chuyền sản xuất sản phẩm của Công ty còn thô sơ, kĩ thuật còn kém do đó chỉ cung cấp cho một số khách hàng nhỏ ở nước ngoài.

Do nền kinh tế ngày càng phát triển và Công ty hoạt động ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn, lợi nhuận của Công ty tăng lên hàng năm. Và bắt theo xu hướng phát triển đó Công ty đã mở rộng thêm quy mô sản xuất. Đến nay Công ty đã có ba phân xưởng chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu, mỗi nhà máy đều được trang bị những dây chuyền máy móc hiện đại.

Sản phẩm của Công ty chủ yếu là xuất khẩu nên doanh thu của Công ty chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động xuất khẩu đem lại, chiếm tỷ trọng trên 96% so với doanh thu từ những hoạt động khác. Nhật Bản là thị trường lớn nhất của Công ty. Công ty đã nhiều năm liền dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu

thuỷ sản vào thị trường này (từ năm 2005-2009), mang lại 56,2% doanh thu,

kế tiếp là thị trường Hàn Quốc, chiếm 27,6% doanh thu.

Đạt được thành tích này trong nhiều năm liền, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của các nhân viên trong toàn thể Công ty thì một chiến lược kinh doanh đúng đắn đã tạo nên thế mạnh, góp phần phát triển bền vững cho Công ty. Với một chiến lược kinh doanh hợp lý được xây dựng trên thực lực của Công ty, có thể huy động được đóng góp của tập thể, có định hướng thâm nhập thị trường hợp lý, luôn lấy tiêu chuẩn an toàn thực phẩm làm mục tiêu hàng đầu, Công ty đã và đang tạo lòng tin nơi khách hàng quốc tế thông qua việc nỗ lực đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Đây là giá trị cốt lõi mà Công ty đã đạt được. Cũng chính giá trị cốt lõi này đã giúp Công ty đã và đang có những bước tiến vững chắc trên con đường hội nhập quốc tế.

3.1.3 Mục tiêu, chức năng và phạm vi hoạt động của Công ty

3.1.3.1 Mc tiêu

Công ty đề ra mục tiêu chiến lược là hình thành để góp thêm cho xã hội nguồn thực phẩm an toàn, ngon, bổ, rẻ; tác động kích thích các khâu có liên quan như nuôi, gieo trồng, khai thác, bảo quản sau thu hoạch, dịch vụ, làm tăng việc làm và tăng của cải xã hội. Qua câu khẩu hiệu của Công ty đã thể hiện rõ giá trị cốt lõi này: “Tạo ra sản phẩm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm hàng đầu của mỗi chúng ta”.

3.1.3.2 Chức năng

Công ty TNHH Phước Đạt có chức năng nuôi trồng, chế biến và bảo quản thuỷ sản, phân phối xuất khẩu thuỷ sản và một số nhóm hàng thủy sản, chủ yếu là các sản phẩm tôm đông lạnh, thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đáp ứng ngày càng cao, càng nhiều hơn về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hoá phù hợp với thị trường quốc tế góp phần vào việc phát triển kinh tế nước nhà.

3.1.3.3 Phm vi hoạt động

Phạm vi hoạt động của Công ty là:

 Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thuỷ sản đông lạnh và nông sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa;

 Nhập khẩu các mặt hàng cơ khí, kim khí, hoá chất, dụng cụ dùng trong sản xuất, chế biến thuỷ sản xuất khẩu;

 Dịch vụ vận tải;

 Kinh doanh bất động sản;

Kinh doanh các mặt hàng, ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký phù

hợp với quy định của pháp luật và nghị quyết của Công ty.

3.1.4 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

3.1.4.1 Cơ cấu t chc

Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự công ty Phước Đạt, 2010,6/2013.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Phước Đạt

3.1.4.2 Chức năng và nhiệm v ca các b phn

Công ty được chia ra thành nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng:

a/ Giám đốc Công ty: Ông Lê Phước Đạt

Giám đốc là người đại diện của đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước và ngành nghề công tác quản lý điều hành các hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ quy định.

Giám đố c Phòng t ổ chức Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng HACCP - k ĩ thuật B ộ ph ận s ản xuất B ộ ph ận cơ - điện

Giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất trong đơn vị, định hướng hoạt động của cho Công ty. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ bên trong lẫn bên ngoài Công ty nhằm hoạt động có hiệu quả nhất các hoạt động của Công ty.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về sản phẩm do Công ty sản xuất. Quyết định đầu tư và đổi mới thiết bị và quyết định dự án đầu tư cho Công ty.

b/ Phòng tổ chức:

Phòng tổ chức thực hiện quản lí về lao động, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ quy định của Nhà Nước, tổ chức thực hiện phong trào thi đua của Công ty, tích cực tham gia phong trào của liên đoàn và khu công nghiệp và của thành phố.

Tiến hành tổ chức quản lí, thực hiện trực tiếp công tác quản lí hành chánh quản trị văn phòng, văn thư, tiếp tân, quản lí cơ sở vật chất của Công ty.

c/ Phòng kế toán:

Giúp Giám đốc quản lí, theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của doanh nghiệp về mặt giá trị, sổ sách đồng thời thanh toán tiền cho khách hàng và lương của cán bộ công nhân viên.

Sau mỗi đợt sản xuất sản phẩm thì phòng kế toán tổng hợp các loại chi phí để tính giá thành sản phẩm và đưa ra giá bán để Giám đốc tham khảo.

Lập báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý, cuối năm lập báo cáo tài

chính trình cho Giám đốc đồng thời giúp cho giám đốc đề ra những chính sách

về tài chính phù hợp với tình hình thực tế của Công ty cũng như tình hình kinh tế của nước ta.

d/ Phòng kinh doanh:

Chịu trách nhiệm nghiên cứu xây dựng thực hiện kế hoạch và phương án kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu tiếp nhận thị trường để làm cơ sở cho việc cung ứng và khai thác các nguồn hàng. Đồng thời có nhiêm vụ giao dịch với khách hàng từ đó soạn thảo các thủ tục chuẩn bị kí kết hợp đồng kinh tế, theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng đó.

Thực hiện các hoạt động về xuất nhập khẩu các loại hàng hóa của Công ty, tiến hành xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.

Thực hiện công tác xuất nhập khẩu và quản lí tập trung hồ sơ xuất nhập khẩu của Công ty.

Quản lí điều phối công tác vận chuyển đường bộ và quan hệ với các hãng tàu vận chuyển đường bộ để phục vụ công tác xuất nhập khẩu hàng hóa của Công ty.

Thực hiện công tác tìm kiếm, thu mua nguồn nguyên liệu cho Công ty.

e/ Phòng HACCP-kĩ thuật:

Quản lí tiêu chuẩn về máy móc thiết bị và sản phẩm theo tiêu chuẩn của HACCP. Thông báo kịp thời những tiêu chuẩn mới ban hành và những sửa đổi về tiêu chuẩn của HACCP.

Nghiên cứu phân tích những ưu nhược điểm cuả sản phẩm trong quá trình sản xuất và sử dụng. Qua đó xây dựng và cải tiến các tiêu chuẩn cho phù hợp với các tiêu chuẩn của HACCP. Kiểm tra chất lượng các loại nguyên vật liệu và thành phẩm trước khi nhập khẩu và xuất khẩu.

f/ Bộ phận sản xuất và bộ phận cơ - điện lạnh:

Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất, theo dõi kiểm tra báo cáo với Giám đốc về tình hình sản xuất tại các phân xưởng. Kịp thời giải quyết các vấn đề trong sản xuất.

Chịu trách nhiệm sữa chữa, bảo trì và vận hành máy móc điện cơ tại các phân xưởng, đảm bảo an toàn lao động cho công nhân.

3.1.4.3 Tình hình nhân s

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2012 thì tổng số lao động của Công ty là 1153 người. Trình độ lao động của Công ty được thể hiện qua bảng 3.1:

Bảng 3.1: Trình độ lao động của Công ty TNHH Phước Đạt

Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự Công ty TNHH Phước Đạt, 2010,2012.

Trình độ lao động Số nhân viên Tỷ lệ (%) Đại học 120 10,4 Cao đẳng 70 6,1 Trung học 153 13,3 Thợ bậc 3/7 chứng chỉ nghề 28 2,4 Lao động phổ thông 782 67,8 Tổng 1.153 100

Nguồn: Số liệu khảo sát Công ty, 2010,2012.

Hình 3.2: Trình độ lao động của công ty Phước Đạt

Qua bảng và hình 3.2 trên ta thấy, lao động phổ thông trong Công ty chiếm tỷ lệ rất cao 67,8%, họ chủ yếu là những công nhân làm việc ở các phân xưởng, xử lý nguyên liệu, là bộ phận lao động trực tiếp của Công ty. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả các loại máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại như ngày nay thì Công ty cần phải đào tạo công nhân của mình đạt trình độ chuyên môn hơn. Ngoài ra, trên thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty được hiệu quả thì Công ty cần phải có một đội ngũ công nhân viên phải có trình độ, thành thạo trong công việc và có sự ham học hỏi để tiếp thu kiến thức mới. Hiện nay nước ta đã là thành viên cuả WTO nên áp lực cạnh tranh của Công ty là rất lớn, vì vậy về lao động Công ty cũng nên đưa ra một chính sách thích hợp để có thể giảm bớt chi phí tiền lương, từ đó làm tăng lợi nhuận. Tùy theo từng vị trí công việc mà Công ty nên tuyển dụng nhân viên với những đòi hỏi thích hợp.

Hiện nay, Công ty cũng xây dựng được chế độ khen thưởng hợp lý cho

công nhân viên của Công ty để khuyến khích họ làm việc thật tốt và có trách

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu thủy sản tại công ty trách nhiệm hữu hạn phước đạt – bạc liêu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)