5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )
2.1.3 Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩ u
khẩu
2.1.3.1 Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được xác định bằng công thức:
piqi G
Trong đó
qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ loại i mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật.
pi: Giá bán đơn vị hàng hóa loại i: I = 1,n
n: Số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ.
Doanh thu hoạt động tài chính: Là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp gồm: hoạt động góp vốn liên doanh; hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãi bán ngoại tệ; các hoạt động đầu tư khác.
Thu nhập khác: Là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường;… Lưu Thị Hương (2002, trang 157).
2.1.3.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Trong mỗi thời kỳ khác nhau người ta có những khái niệm khác nhau và từđó có những cách tính khác nhau về lợi nhuận. Ngày nay, lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền đổi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây:
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận thu được từ các hoạt động tài chính: Là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác: Là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng
cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu
trong kỳ. Đơn vị tính là %.
Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh
doanh của Công ty. Lưu Thị Hương (2002, trang 159).
2.1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính hoạt động xuất khẩu
Hiệu quả sử dụng chi phí
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí. Nó giúp nhà quản trị biết được một đồng vốn bỏ ra sẻ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏa năng lực quản lý của doanh nghiệp càng cao:
DT H (XK) =
Trong đó:
CF: Chi phí xuất khẩu
DT: Doanh thu xuất khẩu
Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu: Là chỉ tiêu hiệu quả tương đối nó có thể tính theo hai cách:
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Lợi nhuận xuất khẩu (lợi nhuận sau thuế) Tỷ số lợi nhuận trên chi phí = 100% x
Tổng chi phí hoạt động XK
Tổng số tiền lợi nhuận được phản ánh trên báo cáo thu nhập cho ta biết kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên số lợi nhuận này chưa thể đánh giá đúng dắn chất lượng kinh doanh của đơn vị. Bởi vậy ngoài việc đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, tỷ suất lợi nhuận ta còn cần phải xem xét tổng số lợi nhuận với số vốn được sử dụng để tạo ra số lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận tính theo chi phí phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đơn vị hoạt
động kinh doanh. Lưu Thị Hương (2002, trang 31-35).
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đơn vị doanh thu tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu.
Lợi nhuận xuất khẩu (lợi nhuận sau thuế) Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% x
Tổng doanh thu từ hoạt động XK
Nếu tỷ suất lợi nhuận > 1 thì doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu.
2.1.3.4 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
- Hệ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ảnh khả năng sinh lợi trên doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số lợi nhuận
Lợi nhuận ròng ROS =
Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng được hiểu là lợi nhuận sau thuế.
- Hệ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản được tính bằng công thức sau:
Lợi nhuận ròng ROA =
Tổng tài sản bình quân
- Hệ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với những nhà đầu tư vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu được tính bằng công thức sau:
2.1.3.5 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp.
- Vòng quay tổng tài sản
Số vòng quay vốn chung là hệ số tổng quát về số vòng quay tổng tài sản tức là so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động. Hệ số vòng quay vốn tài sản nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài sản hay nói
cách khác: một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ
số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Lợi nhuận ròng ROE =
Doanh thu thuần Số vòng quay toàn bộ tài sản =
Tổng tài sản
- Vòng quay hàng tồn kho
Còn gọi là số vòng quay hàng tồn kho hay số vòng quay kho là chỉ tiêu diễn tả tốc độ lưu chuyển hàng hóa, nói lên chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh phù hợp trên thị trường.
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Hàng tồn kho đầu năm + hàng tồn kho cuối năm
Hàng tồn kho bình quân =
2
360 Số ngày của một vòng =
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao (số ngày của một vòng quay càng
ngắn) càng tốt, tuy nhiên với số vòng quay quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp.
- Vòng quay tài sản cố định
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản như máy móc, thiết bị nhà xưởng. Tỷ số này cho biết một đồng tài sản cố định sẽ tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu Vòng quay TSCĐ =
- Vòng quay tài sản lưu động
Tỷ số vòng quay của tài sản lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty. Về mặt ý nghĩa thì tỷ số này cho ta biêt được rằng 1 đồng tài sản lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu
Vòng quay TSLĐ =
Bình quân tài sản lưu động ròng
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty. Tỷ số này cho biêt bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hết một khoản phải thu. Lưu Thị Hương (2002, trang 192 - 194).
Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân 1 ngày
Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu thuần / 360 ngày