5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, )
4.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính hoạt động xuất khẩ u
76
Bảng 4.16: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính hoạt động xuất khẩu của Công ty
Nguồn: Từ phòng tài chính kế toán của công ty TNHH Phước Đạt, 2010,2012
Chênh lệch Năm 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
Tổng chi phí Triệu đồng 387.179 457.280 379.362 70.102 18,11 (77.919) (17,04)
Lợi nhuận Triệu đồng 7.272 6.236 6.475 (1.036) (14,2) 241 3,76
Tổng doanh thu Triệu đồng 396.878 465.592 387.996 68.714 17,31 (77.596) (16,67)
Tỷ suất LN trên chi phí % 1,89 1,36 1,71 (0,51) (27,4) 0,34 20,1
4.3.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tổng số tiền lợi nhuận được phản ánh trên các báo cáo thu nhập cho ta biết kết quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên số lợi nhuận này chưa thể đánh giá đúng về hoạt động của Công ty kinh doanh của đơn vị. Bởi vậy ngoài việc đánh tỷ suất lợi nhuận ta cần phải xem xét tổng số lợi nhuận với số chi phí được sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó.
Tỷ suất lợi nhuận tính theo chi phí phản ánh mức lợi nhuận từ một đơn vị Công ty trong lĩnh vực kinh doanh hoạt động xuất khẩu thủy sản nó phản ánh rõ. Qua bảng 4.16 ta thấy, Công ty đã sử dụng chi phí để hoạt động trong kinh doanh chưa mấy hiệu quả qua các năm bỡi vì tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đã giảm ở năm 2011 so với năm 2010 là 27,4% nguyên nhân do lợi nhuận xuất khẩu giảm xuống 1.036 triệu đồng, tương ứng với mức tương đối giảm 14,2% nhưng ở năm 2012 Công ty đã có sự phục hồi và tăng nhẹ tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tăng 20,1% so với năm 2011 do lợi nhuận xuất khẩu tăng nhẹ 241 triệu đồng với tỷ lệ 3,76% so với năm 2011.
4.3.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Đối với tỷ số này phản ánh được mức lợi nhuận thu được từ 1 đơn vị doanh thu tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu. Qua tổng hợp ở bảng 4.16 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 vẫn giảm 26,7% so với năm 2011 chứng tỏ lợi nhuận thu được từ một đơn vị doanh thu giảm đi cùng với doanh
thu và lợi nhuận điều giảm xuống so với năm 2010. Nhưng ở năm 2012 đã có
sự đi lên tăng 19,7% so với năm 2011 mặc dù cả lợi nhuận và doanh thu tiếp tục vẫn giảm so với năm 2010. Nhưng nếu xét về mặt đơn vị thì năm 2012 có lợi nhuận thu được từ một đơn vị doanh thu lớn hơn 2011, Công ty cần cố gắng tăng tổng doanh thu xuất khẩu và tăng lợi nhuận xuất khẩu trong năm tới. Từ đó, Công ty thấy được sự quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả hoạt động xuất khẩu là kinh doanh phải có lãi, tỷ suất lợi nhuận chỉ là một căn cứ đánh giá hiệu quả kinh doanh chứ không phải là căn cứ duy nhất để đưa ra quyết định kinh doanh.
4.3.1.3 Hiệu quả sử dụng chi phí xuất khẩu
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí. Nó giúp nhà quản trị biết được một đồng vốn bỏ ra sẻ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏa năng lực quản lý của doanh nghiệp càng cao.
Bảng 4.17: Các chỉ tiêu để tính toán mức biến động của chi phí theo doanh thu
Nguồn: Tính toán từ các bảng trên của Công ty, 2010,2012.
Hiệu suất sử dụng chi phí trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 đều lớn hơn 1 và hiệu suất này có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể là trong năm 2010, 1 đồng chi phí bỏ ra thì Công ty sẽ thu về được 1,025 đồng doanh thu. Đến năm 2011 khi Công ty bỏ ra 1 đồng chi phí Công ty sẽ thu về
được 1,018 đồng doanh thu. Riêng năm 2012 thì Công ty sẽ nhận được 1,023
đồng doanh thu nếu như Công ty bỏ ra 1 đồng vốn. Qua đó chứng tỏ rằng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn này đã mang lại hiệu quả.
Nhìn chung, các khoản mục chi phí của Công ty do nhiều yếu tố tác động và có sự thay đổi khá phù hợp với thực tế. Công ty đã áp dụng khá nhiều biện pháp nhằm cắt giảm các khoản chi phí không hợp lý để từng bước nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên những giải pháp này vẫn chưa
mang lại những hiệu quả hữu hiệu nhất như mong muốn. Trong thời gian tới Công ty cần có những chính sách quản lý hiệu quả, lập kế hoạch sử dụng nguồn lực hợp lý chi tiết cho từng bộ phận phòng ban theo từng quý để có thể kiểm soát tốt việc sử dụng các nguồn lực chi phí.
Qua kết quả phân tích nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất qua các năm của Công ty, có thể thấy hệ tương đối ổn định với giá trị qua các năm xấp xỉ lớn hơn 1, thì Công ty đang hoạt động đạt hiệu quả trong xuất khẩu của ngành.
4.3.2 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Khi nói đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp người ta sẽ nghĩ ngay đến lợi nhuận mà doanh nghiệp đó đạt được qua các năm như thế nào, nhưng chỉ biết về giá trị lợi nhuận thì chưa đủ để kết luận doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không và mức độ như thế nào, vì vậy các tỷ số về khả năng sinh lợi được thiết lập để giải quyết vấn đề đó. Trên phương diện lý thuyết thì có nhiều dạng chỉ số để đánh giá khả năng sinh lời nhưng do giới hạn về nội dung nên ta chỉ tập chung phân tích một số chỉ tiêu như hệ số lãi
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012
Tổng doanh thu Triệu đồng 396.878 465.592 387.996
Tổng chi phí Triệu đồng 387.179 457.280 379.362
gộp, hệ số lãi ròng trên doanh thu, hệ số lãi ròng trên tổng tài sản và hệ số lãi ròng trên vốn chủ sở hữu.
Bảng 4.18: Tổng hợp các chỉ tiêu sinh lời của Công ty năm 2010-2012
Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính kế toán công ty TNHH Phước Đạt, 2010,2012
Phân tích tình hình tài chính của Công ty ta sử dụng 3 nhóm chỉ số, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính hoạt động xuất khẩu, nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn, cuối cùng, nhóm các tỷ số tài chính nhóm chỉ tiêu sinh lời. Cũng giống như cách trình bày của các nhóm chỉ số tài chính khác nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, được tính toán từ đoạn (nhóm chỉ tiêu sinh lời), mục 2.1.3, chương 2 bằng các số liệu được cho trong bảng 4.18. Và được liệt kê trong bảng 4.18 theo các năm như sau.
4.3.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu thuần được tạo ra trong kỳ. Tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Trong khi năm 2010, 1 đồng doanh thu của Công ty sẽ tạo ra 6,16% đồng lợi nhuận ròng. Đến năm 2011 thì 1 đồng doanh thu chỉ tạo ra 4,21% đồng lợi nhuận ròng, năm 2012 tỷ số này tiếp tục giảm chỉ còn 2,79% đồng lợi nhuận ròng với một đồng doanh thu của Công ty so với chỉ số ngành cũng giảm từ năm 2011-2012 cụ thể là: 4,71% và 3,51%. Dù rằng tỷ số này tương đối thấp và giảm trong giai đoạn này. Tuy nhiên ta có thể khẳng định rằng Công ty đang làm ăn hiệu quả và có lãi.
4.3.2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Nó cho biết một đồng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Một công ty đầu từ
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị
2010 2011 2012
1. Doanh thu thuần Triệu đồng 384.406 450.577 361.409
2. TTS bình quân Triệu đồng 118.017 148.001 232.448
3. VCSH bình quân Triệu đồng 28.099 38.448 50.641
4. LN sau thuế Triệu đồng 7.272 6.234 6.475
ROS (4/1) % 1,87 1,38 1,79
ROA (4/2) % 6,16 4,21 2,79
tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn một Công ty đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được thấp.
Qua thống kê cho thấy, tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản trong năm 2010 là 17,75% từ đó cho thấy khả năng sinh lời trong năm 2010 của công ty là cao. Khi 1 đồng tài sản chỉ tạo ra được có 25,87% đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011 thì 1 đồng tài sản bỏ ra sẽ thu về 16,21% đồng lợi nhuận ròng, sang năm 2012 tỷ lệ này giảm còn 12,79% đồng lợi nhuận ròng/1 đồng tài sản chiều hướng sinh lời giảm của Công ty so với chỉ số ngành cũng giảm từ năm 2011-2012 cụ thể là: 14,85% và 13,51%. Như vậy tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản có khuynh hướng giảm vì lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm mạnh qua 3 năm.
4.3.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giửa lợi nhuận và vốn. Tỷ suất này phản ánh mức sinh lời của vốn. 1 đồng vốn sau khi đưa vào kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này càng cao sẽ cho ta biết công ty sử dụng vốn có hiệu quả vì đã sinh ra lợi nhuận cao.
Năm 2010 khi công ty sử dụng 1 đồng vốn sẽ tạo được 1,87% đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011 tỷ số này tăng lên 1,38% (giảm 0,49% so với năm 2010) và năm 2012 thì 1 đồng vốn Công ty bỏ ra chỉ thu được 1,79% đồng lợi nhuận ròng. Qua đó cho thấy lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần lại năm 2012 so với chỉ số ngành thấp rất nhiều nhưng có khả quan vì đã tăng lại ở năm 2012 còn của ngành mặc dù vẫn sinh lời nhưng giảm từ năm 2011-2012 cụ thể là: 4,1% và 2,51%. Vì vậy, Công ty hoạt động có lãi trong tình hình kinh tế đang khó khăn trong giai đoạn này, tuy nhiên cần có biện pháp tích cực trong tương lai để đưa tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu tăng cao lên nhằm sử dụng vốn chủ sở hũu hiệu quả hơn nữa.
4.3.3 Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
Nhóm chỉ tiêu này giúp ta đánh giá thực trạng về tài sản của Công ty đã được đầu tư đúng mức và hợp lý chưa.
4.3.3.1 Vòng quay tài sản cố định
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Qua số liệu thống kê cho thấy tỷ số này năm 2010 là 5,15. Nghĩa là 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được 5,15 đồng doanh thu và tỷ số này tăng lên 5,41 trong năm 2011. Nhưng đến năm 2012 tỷ số này là 5,31 giảm 0,1 đồng so với năm 2011 thì năm 2012 với 1 đồng tài sản cố định công ty tạo ra chỉ còn 5,31 đồng doanh
thu giảm 0,1 đồng so với năm 2011. Tuy trong giai đoạn này có sự biến động trong vòng quay tài sản cố định nhưng tình hình sử dụng tài sản cố định của
Công ty cũng khả quan.
Bảng 4.19: Tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị
2010 2011 2012
1. DT thuần Triệu đồng 384.406 450.577 361.409
2. TSLĐ bình quân Triệu đồng 118.997 146.493 229.446 3. TSCĐ bình quân Triệu đồng 74.619 83.358 68.177
4. TTS bình quân Triệu đồng 118.017 148.001 232.448
5. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 346.232 408.073 338.219
6. Giá trị HTK bình quân Triệu đồng 68.470 83.163 122.496
7. KPT bình quân Triệu đồng 47.181 54.134 92.941
8. DT bình quân/ngày Triệu đồng 1.068 1.252 1.004
Vòng quay TSLĐ (1/2) Vòng 3,23 3,08 1,58
Vòng quay TSCĐ (1/3) Vòng 5,15 5,41 5,31
Vòng quay TTS (1/4) Vòng 3,26 3,04 1,55
Vòng quay HTK (5/6) Vòng 5,06 4,91 2,76
Kỳ thu tiền BQ (7/8) Ngày 44 43 92
Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính kế toán của công ty TNHH Phước Đạt, 2010,2012.
4.3.3.2 Vòng quay tài sản lưu động
Tỷ số vòng quay tài sản lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Về ý nghĩa tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Thống kê bảng 4.19 cho thấy, vòng quay tài sản lưu động liên tục giảm trong giai đoạn này. Qua đó cho thấy quản lý tài sản lưu động của Công ty chưa hiệu quả lắm. Cụ thể, năm 2010 thì 1 đồng tài sản lưu động tạo ra 3,23 đồng doanh thu. Năm 2011 thì 1 đồng tài sản lưu động tạo ra có 3,08 đồng
doanh thu, giảm 0,14 đồng doanh thu so với năm 2010. Sang năm 2012 tỷ số
này tiếp tục giảm khi thống kê cho thấy 1 đồng tài sản lưu động tạo ra chỉ có 1,58 đồng doanh thu, giảm 1,50 đồng so với năm 2011. Cần có biện pháp
4.3.3.3 Vòng quay tổng tài sản
Tỷ số vòng quay tổng tài sản cho biết một đồng tài sản đầu tư vào sau
một quá trình kinh doanh mang về được bao nhiêu đồng doanh thu thuần chỉ
tiêu này cao cho thấy rằng doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả. Năm 2010 có một đồng tài sản tạo ra được 3,26 đồng doanh thu sang năm 2011 thì một đồng tài sản chỉ tạo ra được 3,04 đồng doanh thu (giảm 0,22 đồng so với năm 2010) do tổng tài sản tăng lên với tốc độ 4,85% trong khi doanh thu thuần chỉ tăng với tốc độ 2,05%. Đến năm 2012 thì lại giảm một đồng tài sản tạo ra 1,55
đồng doanh thu (giảm 1,49 đồng so với năm 2011) nguyên nhân mặc dù tổng
tài sản năm 2012 cũng tăng nhưng doanh thu thuần trong năm 2012 giảm
mạnh nên vòng quay tổng tài sản 2012 giảm. Nhìn chung vòng quay tổng tài
sản giảm trong giai đoạn này. Để khắc phục tình trạng này thì Công ty cần có chiến lược tăng vốn ổn định tránh trường hợp tăng vốn ào ạt và có biện pháp để tăng doanh thu thuần song song là luôn đảm bảo tăng doanh thu luôn cao hơn so với tốc độ tăng vốn.
4.3.3.4 Vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số này phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của 1 Công ty. Thống
kê cho thấy vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 5,06 vòng, năm 2011 là 4,91
vòng, năm 2012 là 2,76 vòng. Qua sự giảm liên tục của tỷ số vòng quay hàng tồn kho ta thấy rằng việc quản lý hàng tồn kho của Công ty chưa hiệu quả cùng đó là sựảnh hưởng của nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản của Công ty trên thị trường đang giảm.
4.3.3.5 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của
Công ty. Kỳ thu tiền bình quân năm 2010 là 44 ngày, sang năm 2011 thì con
số này là 43 ngày, nhưng đến năm 2012 thì tăng lên 92 ngày tăng lên 49 ngày
so với năm 2011. Sự tăng của kỳ thu tiền bình quân được đánh giá là không tốt vì nó chứng tỏ rằng Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn và khả năng thu hồi của Công ty đang chậm dần. Có thể nói khả năng quản lý khoản phải thu là chưa tốt trong giai đoạn này. Qua đó Công ty đã cần có những hướng giải quyết tích cực để làm giảm tỷ số này.
Đánh giá chung
Thông qua việc phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả ta nhận thấy rằng
tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang có phần nào khó khăn do sự
ảnh hưởng chung của ngành. Điều này được thể hiện thông qua các tỷ suất lợi nhuận, tỷ số về khả năng sinh lời và chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty đều chưa tốt lắm. Nhưng trong giai đoạn này Công ty chủ động giảm công suất, duy trì hoạt động ở mức độ phù hợp khi nhận ra tình hình kinh tế