5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Hoạch định và lập kế hoạch vốn đầu tư công
* Về công tác hoach định
Qua nghiên cứu các văn bản của tỉnh và huyện, thị thuộc tỉnh cho thấy, việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu được tham mưu tổ chức thực hiện có chất lượng và theo đúng quy định tại các Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ, Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030; Quyết định 2153/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên, ban hành quy định về tổ chức, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các quy hoạch kinh tế - xã hội cấp huyện, quy hoạch ngành và sản phẩm chủ yếu đã được lập, bổ sung, điều chỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể và điều kiện thực tiễn của tỉnh. Các Đề án quy hoạch đã được triển khai thực hiện và phát huy vai trò tích cực trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bảng 3.5: Công tác Hoạch định và quản lý Quy hoạch vốn đầu tư tỉnh Thái Nguyên (2017 - 2019)
Nội dung ĐVT Năm
2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số Nguồn vốn bố trí thực hiện các Quy hoạch Tỷ đồng 9,2 10,5 12 31,7
Số dự án Quy hoạch được tổ
chức thẩm định Dự án 29 32 35 96
Số dự án Quy hoạch được phê
duyệt Dự án 23 27 28 78
Số dự án Quy hoạch phải thực
hiện điều chỉnh, bổ sung Dự án 5 7 5 17
Số tiền thực hiện điều chỉnh Bổ sung quy hoạch
Tỷ
đồng 5,0 7,2 10 22,2
(Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên)
Trong giai đoạn 2016 - 2019, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch của các ngành, các địa phương. UBND tỉnh xác định quy hoạch là khâu then chốt, có tính chất đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tránh tình trạng như trước đây, xây dựng trước, quy hoạch sau thì giai đoạn này quy hoạch cần đi trước một bước. Do vậy, công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch trên địa bàn luôn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo sát sao trong việc tổ chức thực hiện. HĐND tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh vốn đầu tư công từ nguồn NSNN cũng như NSĐP như: Nghị quyết số 06/NQ- HĐND ngày 18/5/2017 về kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và 3 năm 2018 - 2020 tỉnh Thái Nguyên; số 31/NQ- HĐND ngày 08/12/2017 về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; số 19/NQ- HĐND ngày 08/12/2018 về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách nhà nước - vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Thái Nguyên.
Các dự án quy hoạch được thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội, trong đó có cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, cân đối giữa đầu tư phát triển; thường xuyên tổ chức việc rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đã được phê duyệt cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tuân thủ theo Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính Phủ. Theo đó, giai đoạn 2017 - 2019, công tác hoạch định cũng như quy hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn cũng được cải thiện rõ nét, số dự án quy hoạch được thẩm định tăng lên, tỷ lệ dự án được phê duyệt cũng tăng, tuy nhiên, năm 2019 tỷ lệ này cũng giảm hơn so với năm 2018, điều đó cho thấy việc thẩm định các dự án đầu tư công đã nghiêm túc hơn, không vì cơ chế xin - cho mà công tác thẩm định được xem nhẹ, mặc dù vậy thì số tiền điều chỉnh bổ sung vẫn tăng lên, điều này càng khẳng định công tác quản lý đã có sự cải thiện.
Mặc dù công tác quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như các Sở, ban ngành quan tâm, các giải pháp thực hiện quy hoạch đô thị của tỉnh cũng đã được triển khai thực hiện và có những cải thiện quan trọng, nhưng nhìn nhận một cách khách quan và toàn diện thì công tác quy hoạch và lập quy hoạch trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại:
- Do số lượng quy hoạch nhiều nhưng nguồn vốn thực hiện còn hạn chế dẫn đến việc bố trí vốn thực hiện quy hoạch dàn trải, kéo dài, chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được các mục tiêu đã xác định trong quy hoạch.
-Việc công bố quy hoạch thực hiện chưa được hiệu quả, nhất là quy hoạch các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
-Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tổ chức lập và triển khai thực hiện quy hoạch còn chồng chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
-Một số địa phương, đơn vị chưa nắm chắc và kịp thời hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng như quy định của UBND tỉnh, nên còn lúng túng
khi tổ chức thẩm định quy hoạch, chưa tuân thủ đầy đủ các bước trong tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, công bố công khai quy hoạch. Mặt khác, bộ máy tổ chức, cán bộ ở địa phương chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý quy hoạch trên địa bàn.
-Công tác kiểm tra, thanh tra giám sát, đánh giá thực hiện theo quy hoạch đã duyệt còn nhiều hạn chế.
* Về công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công
Những năm qua, công tác triển khai thực hiện lập kế hoạch đầu tư phát triển cũng như việc phân bổ vốn đầu tư của tỉnh được trong bối cảnh Chính phủ tiếp tục thực hiện chủ trương thắt chặt đầu tư công; tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ. Do vậy, các kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của tỉnh thực hiện trong bối cảnh rất khó khăn về nguồn vốn nhưng nhu cầu đầu tư cho phát triển thì ngày càng tăng. Trước những khó khăn thách thức đó, với sự tham mưu của Sở Kế hoạch và đầu tư, UBND tỉnh tìm giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ trong toàn tỉnh: Phân bổ kế hoạch vốn ngay khi Trung ương giao để kịp thời triển khai thực hiện; thường xuyên tổ chức kiểm tra, trực tiếp làm việc với các ngành, chủ đầu tư, nhất là chủ đầu tư một số công trình trọng điểm, dự án lớn để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện; duy trì thường xuyên chế độ giao ban xây dựng cơ bản hàng quý nhằm kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân của các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh; chủ động cân đối các nguồn lực, bổ sung hoặc tạm ứng từ nguồn vốn ngân sách địa phương cho một số dự án quan trọng, cấp thiết của tỉnh để hoàn thành đúng tiến độ và mục tiêu; kịp thời điều chỉnh kế hoạch vốn đã giao của một số dự án khó có thể triển khai thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn với phương châm không để vốn được cấp lại bị thu hồi do không giải ngân kịp trong năm tài chính.
Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công được giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh, các quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công. Trong quá trình lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công từ NSNN, Sở Kế hoạch và Đầu tư luôn tuân thủ quy định đó là: (i) Ưu tiên đầu tư đảm bảo thực hiện tốt các Nghị quyết, các chương trình đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương; (ii) Kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án, chỉ được đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt, chỉ được quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối của từng cấp ngân sách; (iii) Tất cả các dự án đã được quyết định đầu tư thực hiện theo mức vốn kế hoạch được giao, ưu tiên các hạng mục quan trọng để phát huy tốt hiệu quả vốn đầu tư, không để nợ đọng XDCB; tự cân đối các nguồn vốn để xử lý nợ đọng XDCB thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền; (vi) Việc cấp phát và ứng chi vốn cho các dự án đầu tư trong kế hoạch phải theo khối lượng công trình đã thực hiện. Đối với dự án chưa có khối lượng thực hiện, chỉ được tạm ứng không quá 30% tổng mức kế hoạch vốn được giao hàng năm. Việc cấp phát và ứng chi tiếp chỉ thực hiện sau khi thanh toán khối lượng đã hoàn thành; (v) Bảo đảm tính công khai, minh bạch, xã hội hoá trong đầu tư phát triển. Thực hiện giải phóng mặt bằng theo phương châm lấy đất đổi đất, vận động nhân dân hiến đất. (vi) Ưu tiên các ngành kinh tế trọng điểm, có tính lan tỏa, các lĩnh vực có khả năng hoàn vốn trực tiếp và các lĩnh vực chỉ được đầu tư chủ yếu từ nguồn lực đầu tư công.
Hàng năm, trước khi triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công từ NSNN, Sở Kế hoạch và Đầu tư đều tham mưu UBND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh tiến hành rà soát kết quả thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong năm, căn cứ mục tiêu phát triển, nhu cầu thực tiễn của địa phương và hướng dẫn của Trung ương để thống nhất nguyên tắc bố trí vốn cho các dự
án xây dựng cơ bản, đảm bảo tập trung ưu tiên cho các công trình trọng điểm, các công trình dân sinh cấp thiết. Đồng thời, ưu tiên bố trí vốn để hoàn thành các công trình chuyển tiếp, các công trình chưa thật sư cần thiết, cấp bách sẽ được giãn tiến độ, hạn chế đầu tư khởi công mới khi chưa hoàn thành các công trình chuyển tiếp. Quá trình tham mưu phân bổ vốn đầu tư công thực hiện bởi sở Kế hoạch và Đầu tư luôn đảm bảo theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Tập trung vốn cho các dự án hoàn thành và đã bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 31/12 hàng năm nhưng chưa bố trí đủ vốn;
- Ưu tiên cho các dự án hoàn thành trong năm và các dự án có vốn đối ứng;
- Tập trung vốn cho các dự án chuyển tiếp theo tiến độ thực hiện;
- Nếu còn có vốn sau khi đã thực hiện bố trí vốn cho các dự án theo thứ tự ưu tiên nêu trên thì mới bố trí vốn cho dự án khởi công mới theo nhu cầu thực tế của địa phương.
Bảng 3.6: Tình hình lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư công tỉnh Thái Nguyên (2017 - 2019)
Nội dung
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng (dự án) Vốn (triệu đồng) Số lượng (dự án) Vốn (triệu đồng) Số lượng (dự án) Vốn (triệu đồng)
Dự án khởi công mới 73 38.189 78 78.193 85 87.763
Dự án chuyển tiếp 62 88.851 68 81.478 73 92.560
Dự án sẽ hoàn thành 65 62.356 72 70.625 57 58.530
Dự án đã hoàn thành 52 91.263 37 52.718 39 63.277
Tổng số 252 280.659 255 283.014 254 302.103
(Nguồn: Báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên năm 2017 - 2019)
Việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công chỉ được thực hiện đối với các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ chủ trương đến
phê duyệt dự án; tập trung bố trí vốn đầu tư để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình, dự án trọng điểm; ưu tiên tập trung nguồn lực để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công, chú ý không để phát sinh thêm nợ đọng xây dựng cơ bản. Bố trí vốn cho các công trình theo hướng tập trung vốn để hoàn thành cơ bản, dứt điểm, không bố trí vốn dàn trải, kéo dài làm chậm tiến độ hoàn thành các dự án để đưa vào khai thác, sử dụng, làm giảm hiệu quả đầu tư. Đối với việc khởi công các công trình mới phải được lãnh đạo tỉnh đồng ý bằng văn bản mới được triển khai thực hiện; sau khi hoàn thành công tác quản lý quy hoạch, phê duyệt dự án luôn căn cứ vào khả năng nguồn vốn cân đối cho dự án mới được triển khai đấu thầu, tổ chức thi công.