5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Công tác thẩm định, phê duyệt vốn đầu tư công
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003 và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, công tác thẩm định dự án bao gồm bước thẩm định thiết kế cơ sở do Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định, sau đó gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở về Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan được UBND tỉnh giao là cơ quan chủ trì thẩm định dự án. Ở cấp huyện thì phòng Kinh tế hạ tầng là cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở và Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chủ trì thẩm định dự án.
Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2014 và Nghị định số 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP sửa đổi một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định mới về công tác thẩm định dự án đầu tư. Theo đó, công tác thẩm định dự án đầu tư trải qua hai bước thẩm định cơ bản là:(1) Thẩm định chủ trương đầu tư dự án do hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thẩm định trình HĐND tỉnh/HĐND cấp huyện hoặc UBND tỉnh/UBND cấp huyện phê
duyệt chủ trương đầu tư theo quy định; Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư; (2) Thẩm định dự án đầu tư do Sở Xây dựng hoặc Sở có Xây dựng chuyên ngành thẩm định, tổng hợp trình UBNDtỉnh.
Công tác thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư tại tỉnh nhìn chung đã chấp hành tốt các quy định về quản lý đầu tư, đáp ứng kịp thời các yêu cầu về QLNN. Các dự án được quyết định đầu tư đều căn cứ vào quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch chi tiết xây dựng và các sản phẩm trọng yếu. Trên cơ sở hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các chế độ chính sách hiện hành, kết hợp với việc tăng cường công tác kiểm tra thực tế, quá trình thẩm định đã phát hiện kịp thời những sai lệch về khối lượng, cắt giảm hạng mục đầu tư không đúng mục tiêu. Qua đó, đề xuất giải pháp khắc phục, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, tăng hiệu quả vốn đầu tư, tiết kiệm ngân sách.
Tuy nhiên, công tác thẩm định vốn đầu tư giai đoạn 2017 - 2019 cũng còn một số bất cập như: Trong quá trình thẩm định, việc loại bỏ dự án ít hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội chưa được triệt để, những trường hợp đó thường được cơ quan thẩm định yêu cầu chủ đầu tư điều tra, khảo sát, tính toán bổ sung để có căn cứ thuyết phục hơn về hiệu quả chứ không đủ cơ sở để loại bỏ dự án. Hầu hết các dự án đầu tư công hiện nay do tư vấn lập và chủ đầu tư trình nêngần như không nắm được phương pháp tính toán chi phí lợi ích, nhất là tính toán giá trị hiện tại ròng (NPV) và chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội rất chung, người thẩm định không chắc về chuyên môn sẽ khó có cơ sở để loại bỏ.
Công tác thẩm định chủ trương đầu tư: Dựa vào Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Cơ quan thường trực chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư là Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, ban ngành, địa phương và các chủ đầu tư kịp thời tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo nghiêm túc và đúng quy định. Đồng thời, tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư, phối hợp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho các dự án để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Đối với các dự án sử dụng Ngân sách Trung ương đều có ý kiến thẩm định nguồn vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước khi quyết định chủ trương đầu tư. Nội dung chủ trương đầu tư xác định rõ mục tiêu, quy mô đầu tư, thời gian thực hiện, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định. Kết quả công tác thẩm định các dự án đầu tư công được thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Tình hình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư công tỉnh Thái Nguyên (2017 - 2019)
Nội dung ĐVT Năm
2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số Số dự án được giao lập đề
xuất chủ trương đầu tư Dự án 72 75 87 234
Số dự án được thẩm định, trình phê duyệt chủ trương đầu tư
Dự án 67 70 73 210
Số dự án được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư
Dự án 65 68 70 203
Tổng mức đầu tư dự kiến Tỷ đồng 67.000 88.100 92.003 247.103
(Nguồn: Báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên năm 2017-2019)
Bảng 3.7 cho thấy, giai đoạn 2017 - 2019, cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh đã tiến hành thẩm định, trình quyết định chủ trương đầu tư 210 hồ sơ dự án của tất cả các nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó 203 dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt với tổng vốn đầu tư là 247.103 tỷ đồng, chiếm 99,5% điều này cho thấy, cơ quan có thẩm quyền trước khi phê duyệt cũng được rà soát lại để đảm bảo phê duyệt những dự án có hiệu quả hơn.