5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Công tác cấp và thu hồi giấy phép các dựán đầu tư công
Ngày 18/20/2013, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND, Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy phép chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tại Điều 2, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các đơn vị, địa phương, nhà đầu tư và các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện theo quy định. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1761/2007/QĐ-UBND ngày 04/9/2007 của UBND tỉnh ban hành Quy định cấp Giấy chứng nhận đầu tư; điều chỉnh, đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, Quyết định số 32 quy định rõ quy trình thủ tục cấp phép và thu hồi giấy phép đối với từng loại dự án cụ thể, cơ quan tham mưu căn cứ quyết định đó để thực thi đảm bảo chính xác, hiệu quả.
Kết quả thẩm định các dự án đầu tư để cấp phép và thu hồi giấy phép đầu tư được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8 cho thấy, trong 3 năm qua số lượng dự án được thẩm định là 275 dự án, số dự án được phê duyệt và cấp phép là 192 dự án chiếm 70% tổng số dự án đã thẩm định, điều này cho thấy công tác thẩm định đã khá chặt chẽ và đi vào nề nếp. Trong đó, năm 2017 số dự án đã thẩm định là 100 và có 73 dự án được phê duyệt, năm 2018 có 85 dự án đươc thẩm định, số dự án được phê duyệt là 53 dự án chiếm 62,4%, qua đó cũng cho thấy việc thẩm định càng chặt chẽ, thì đơn vị lập dự án càng phải làm cẩn trọng hơn trước khi trình thẩm định. Vì vậy, năm 2019 số dự án được thẩm định là 90 và số dự án được phê duyệt là 66 dự án chiếm 73,3%. Xét về mặt tỷ lệ có tăng hơn so với năm 2017, nhưng số dự án trình thẩm định giảm hơn, chứng tỏ việc tổ chức thẩm định và phê duyệt ngày càng được làm tốt hơn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
Việc thu hồi giấy phép đầu tư cũng được thực hiện chặt chẽ đối với các dự án sau khi thẩm định lại nếu thấy không khả thi cũng được thu hồi, hoăc những dự án đã triển khai nhưng chậm tiến độ hoặc thi công không đúng với các hạng mục đã được thẩm định cũng bị thu hồi giấy phép để đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư công.
Bảng 3.8. Tình hình thẩm định các dự án đầu tư công tỉnh Thái Nguyên (2017 - 2019) Năm Số dự án đã thẩm định Số dự án được cấp phép Số dự án đã thu hồi giấy phép
Số lượng Số lượng % Số lượng %
2017 100 73 73,0 7 0,07
2018 85 53 62,4 5 0,06
2019 90 66 73,3 2 0,03
Tổng 275 192 72,0 14 0,06
(Nguồn: Báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên năm 2017-2019)
3.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư
Nghị định số 113/2NĐ-CP, ngày 15/12/2009 của Chính phủ, về giám sát, đánh giá đầu tư; theo đó, quy định về nội dung giám sát, đánh giá và việc tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư và hoạt động đầu tư trực tiếp sử dụng tất cả các nguồn vốn. Để thống nhất thực hiện trên toàn quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành các thông tư về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư, về điều kiện năng lực của tổ chức và cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư… đó được coi như hành lang pháp lý quan trọng trong chỉ đạo điều hành của tỉnh trong quá trình giám sát đánh giá dự án đầu tư công. Dựa vào hành lang pháp lý đó, những sai sót trong quá trình đầu tư đã được phát hiện, kiến nghị điều chỉnh và kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Khi Luật Đầu tư công ra đời và Nghị định số 84/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2015 (thay thế Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009) đã quy định cụ thể về nội dung đánh giá, giám sát đầu tư đối với chủ trương đầu tư, Chương trình đầu tư; bổ sung hướng dẫn chi tiết hơn về công tác giám sát đầu tư của cộng đồng, trong đó mở rộng quyền đánh giá, giám sát đầu tư với cộng đồng; quy định điều kiện để cá nhân tư vấn đánh giá dự án đầu tư; chế độ báo cáo và đánh giá giám sát đầu tư; sửa đổi, bổ sung các chế tài trong việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. Nhờ vậy, công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong thời gian qua được thực hiện tương đối nghiêm túc và có chất lượng hơn.
Nhìn chung, các quy định của pháp luật về giám sát và đánh giá đầu tư tương đối sát với thực tế thực hiện các dự án đầu tư. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí và bộ máy chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp còn hạn chế, nên việc thực hiện chưa được thường xuyên, liên tục, dẫn đến hiệu quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa cao; Các chế tài xử phạt chưa phù hợp với thực tiễn, đẫn đến hiện tượng lách luật mà cơ quan có thẩm quyền cũng rất khó xử lý một cách triệt để; Các mẫu báo cáo giám sát, đánh giá quá nhiều, tốn rất nhiều thời gian cho việc lập và tổng hợp các mẫu biểu báo cáo.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN được UBND tỉnh quan tâm, giai đoạn 2017 - 2019, UBND tỉnh đã rất tích cực chỉ đạo các đơn vị tham mưu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.9: Tình hình kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư tỉnh Thái Nguyên (2017 - 2019)
TT Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
I Chuẩn bị đầu tư
a Số dự án có kế hoạch lập BCNCKT 129 179 160
b Số dự án được thẩm định 126 164 149
c Số dự án có quyết định đầu tư 116 164 129
II Thực hiện đầu tư
1 Số dự án thực hiện đầu tư 549 615 553
a Số dự án chuyển tiếp 282 315 294
b Số dự án khởi công mới 267 300 259
2 Số dự án đã báo cáo GSĐGĐT theo quy định 484 615 533
3 Số dự án đã thực hiện kiểm tra 255 251 267
4 Số dự án đã thực hiện đánh giá 163 229 255
5 Số dự án chậm tiến độ 31 20 12
6 Số dự án phải điều chỉnh 20 29 22
a Số dự án phải điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư 3 10 8
b Số dự án phải điều chỉnh vốn đầu tư 6 7 4
c Số dự án phải điều chỉnh tiến độ đầu tư 8 10 3
d Số dự án phải điều chỉnh do các nguyên nhân khác 3 2 5
7 Số dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do khác nhau 2 3 2
III Kết thúc đầu tư, bàn giao đưa vào sử dụng
1 Số dự án kết thúc đầu tư 235 262 235
2 Tình hình khai thác vận hành
a Số dự án đã đưa vào vận hành 100 123 135
b Số dự án được đánh giá tác động 75 84 86
- Công tác chuẩn bị đầu tư cũng được quan tâm hơn, thể hiện ở chỗ số dự án được thẩm định hàng năm tăng, số dự án có quyết định đầu tư cũng tăng, điều này cho thấy công tác chuẩn bị tốt sẽ là những dấu hiệu tốt để tiếp tục thực hiện đầu tư.
- Thực hiện đầu tư là khâu bắt đầu cho những hoạt động cụ thể của đầu tư, số dự án được thực hiện đầu tư hàng năm tương đối lớn, số dự án có báo cáo giám sát đánh giá đầu tư cũng chiếm tỷ lệ cao, chứng tỏ các chủ dự án, các nhà đầu tư cũng đã chú trọng đến khâu giám sát và đánh giá đầu tư. Số dự án chậm tiến độ cũng như dự án phải điều chỉnh tiến độ chiếm tỷ lệ không lớn, qua đó cho thấy công tác quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư công trên địa bàn có những bước tiến bộ.
- Kết thúc đầu tư, bàn giao và đưa vào sử dụng cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trên 200 dự án hàng năm, trong đó số dự án đưa vào vận hành sử dụng chiếm tỷ trọng xấp xỉ 50%, nhiều dự án được đánh giá tác động tốt đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.3. Kết quả đánh giá về công tác quản lý vốn đầu tư công từ các đối tượng điều tra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên