Bài học kinh nghiệm vận dụng cho quản lý đầu tư công tại tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm vận dụng cho quản lý đầu tư công tại tỉnh

Nguyên

Một là, cần có chiến lược và quy hoạch đầu tư toàn diện. Tất cả các dự án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt mới được xúc tiến đầu tư. Các ngành, địa phương căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã được duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư. Nhằm quản lý hiệu quả đầu tư công thì cần phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, vùng; quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực, rõ nét và có hiệu quả. Phải xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút đầu tư nhất là thu hút ĐTNN, có danh sách các dự án thu hút đầu tư cụ thể gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, có chiến lược xúc tiến đầu tư, hàng năm tỉnh bỏ ra một khoản kinh phí cho công tác xúc tiến đầu tư để tìm kiếm các nhà đầu tư lớn. Trong công tác vận động, thu hút đầu tư lấy xây dựng hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc là ưu tiên hàng đầu, coi đó là nhiệm vụ tiên quyết thực hiện có hiệu quả công tác thu hút đầu tư.

Hai là, tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để quản lý có hiệu quả vốn đầu tư công, cũng như việc tạo lâp chính sách “nhà nước và nhân dân cùng làm” như bài học từ Đà Nẵng. Để làm tốt được vấn đề này, các nhà quản lý cấp tỉnh cần phải xây dựng được cơ chế phối hợp chăt chẽ, giao rõ nhiệm vụ cho từng đơn vị, sở, ngành để tránh chồng chéo hoặc tình trạng “cha chung không ai khóc”

Ba là, chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư công, ngoài vốn NSNN, có thể huy động thêm nguồn vốn tín dụng, vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN trong điều kiện vốn NSNN còn nhiều khó khăn (kinh nghiệm của Vĩnh Phúc) để có thể hạn chế được sự thiếu hụt và chậm trễ vốn cho các dự án, công trình đầu tư.

Bốn là, chú trọng giám sát, kiểm tra, đánh giá đầu tư đảm bảo đầu tư đúng mục đích, đúng dự án, đúng quy định và có hiệu quả. Việc kiểm tra, đánh giá hoàn thành dự án được thực hiện thông qua chính sách hậu kiểm, các dự án đầu tư đều phải được kiểm toán để phát hiện những nhân tố mang tính hệ thống ảnh hưởng tới chi phí và chất lượng của dự án. Kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai, để có mặt bằng sạch, nhằm thu hút các dự án có khả năng đưa vào khai thác, đồng thời, xử lý nghiêm những nhà đầu tư không tuân thủ theo Luật Đầu tư, Luật Môi trường.

Năm là, ngoài việc chấp hành các quy định của nhà nước về đầu tư, tỉnhThái Nguyên cần linh hoạt tạo ra các cơ chế, chính sách về đầu tư để tăng cường sự ưu đãi và trợ giúp nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc ban hành, thực hiện các chính sách đảm bảo minh bạch và bình đẳng với mọi nhà đầu tư, mọi loại hình doanh nghiệp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Có như vậy mới tạo ra được môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu luận văn nhằm trả lời các câu hỏi:

(1) Thực trạng quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa như thế nào?

(2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

(3) Giải pháp nào để công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới có hiệu quả?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các thông tin được thu thập từ:

- Các tài liệu thống kê đã công bố về vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019.

- Các tài liệu thống kê công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 qua các phương tiện, mục tiêu, phương pháp, công cụ, đối tượng, quy trình.

- Các nguồn thông tin về kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ Cục Thống kê, Sở tài chính; Sở tài nguyên môi trường; Sở Lao động thương binh và Xã hội; Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2017 - 2019.

- Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về quản lý vốn đầu tư công, hiệu quả quản lý vốn đầu tư công;

2.1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu thứ cấp được điều tra bằng bảng hỏi, nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn trong thời gian qua.

Tác giả lựa chọn khảo sát tại các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh cũng như thành phố. Đây là các đơn vị liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Các bước trong quá trình quản lý được thực hiện tại đó nên việc khảo sát sẽ mang lại những đánh giá chính xác, đầy đủ và hiệu quả nhất cho luận văn. Bên cạnh đó tác giả khảo sát có chọn lọc số lượng mẫu. Tại mỗi đơn vị, tác giả tiến hành khảo sát những cá nhân ra quyết định hoặc phụ trách trực tiếp hoạt động quản lý dự án. Đối tượng khảo sát là cán bộ tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, BQLDA cấp tỉnh; cán bộ các huyện, thành phố, thị xã; các đơn vị quản lý, sử dụng công trình, dự án và các doanh nghiệp. Tổng số mẫu điều tra là 90. Trong đó: Cán bộ tại các sở và địa phương có liên quan là 30; Các đơn vị sử dụng và quản lý công trình: 30; Các doanh nghiệp là 30:

* Phương pháp chọn mẫu điều tra:

Đối với các cán bộ sở và kho bạc, chọn ngẫu nhiên có chủ đích theo những nội dung cần thu thập:

- Sở Xây dựng chọn cán bộ thuộc các phòng: Phòng Quy hoạch kiến trúc; Phòng Quản lý xây dựng; Phòng phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật; Phòng giám định xây dựng; Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng; đại diện Ban giám đốc.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phó giám đốc; Phòng tổng hợp - Quy hoạch; Phòng đấu thầu thẩm định, giám sát đầu tư; Thanh tra sở; Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư; đại diện Ban giám đốc.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phòng quản lý đất đai; Phòng tài chính đất và bồi thường giải phóng mặt bằng; Chi cục bảo vệ môi trường; Văn phòng đăng ký đất đai; Quỹ bảo vệ môi trường; Trung tâm phát triển quỹ đất, đại diện Ban giám đốc.

- Kho bạc nhà nước tỉnh: Phó giám đốc và các phòng trực thuộc.

- Sở Tài chính: Phó giám đốc, Phòng quản lý giá và doanh nghiệp, Phòng quản lý Ngân sách.

- Các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thái Nguyên.

- Các chủ đầu tư dự án: Chọn ngẫu nhiên theo danh sách từng loại dự án theo 12 hạng mục đầu tư công.

* Nội dung phiếu điều tra

Để đánh giá quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra. Nội dung của phiếu điều tra gồm 2 phần:

- Phần I: Thông tin cá nhân của người được điều tra như: tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, trình độ văn hóa, đơn vị công tác…

- Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ vấn đề cần giải quyết. Một số câu hỏi được thiết kế theo thang hỏi Likert với 5 mức độ: 1-Rất kém, 2-Kém , 3-Bình thường; 4-Tốt; 5-Rất tốt.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin sau khi thu thập, được phân tổ và tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Excel, nhằm tổng hợp tính toán các số liệu đảm bảo tính chính xác, kịp thời phục vụ cho nghiên cứu và phân tích.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình đầu tư công trên địa bàn tỉnh qua các năm.

Số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn số liệu thống kê bao gồm số liệu từ các tài liệu, báo cáo của tỉnh, các Sở, ban, ngành và niên giám thống kê tỉnh qua các năm.

công tác quản lý vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sử dụng công thức tính điểm trung bình trong thanh đo Likert:

Điểm trung bình:

: Điểm trung bình (1≤ X ≤5); Xi: Điểm ở mức độ thứi

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá

Thang đo Phạm vi Múc độ 5 4,20 - 5,0 Tốt 4 3,40 - 4,19 Khá 3 2,60 - 3,39 Trung bình 2 1,80 - 2,59 Yếu 1 1,0 - 1,79 Kém 2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo vùng sinh thái, theo cơ cấu kinh tế) để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực, khoa học, chính xác hiện tượng, nội dung kinh tế.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong các nghiên cứu kinh tế - xã hội, trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp này nhằm xác định mức biến động của các nguồn vốn đầu công tư qua các năm 2017, 2018, 2019. Từ đó phát hiện xu hướng biến động, qua đó đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư công giai đoạn 2017- 2019. So sánh trên cả hai phương diện, số tương đối và số tuyệt đối.

2.2.3.3. Phương pháp đồthị và biểu đồ

Phương pháp đồ thị được sử dụng để mô phỏng thông tin bằng các đồ thị hoặc biểu đồ khi không muốn thể hiện con số, giúp người đọc dễ dàng thấy được biến động của hiện tượng khi không cần quan tâm đến các con số thống

k i i i n X K X n    X

kê.

2.2.3.4. Phương pháp phân tích thống kê

Luận văn sử dụng cả 2 phương pháp là thống kê mô tả, thống kê so sánh. Các công cụ chủ yếu trong phương pháp này là vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, lượng tăng (giảm), tốc độ tăng (giảm), dãy số theo thời gian để phân tích các chỉ tiêu nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Cơ cấu kinh tế theo ngành. - Nguồn nhân lực.

- Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật

2.3.2. Các chỉ tiêu phân tích tình hình đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên

- Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2019. - Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành và theo lĩnh vực

- Tốc độ tăng trưởng đầu tư.

2.3.3. Các chỉ tiêu phân tíchcông tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

1/ Quy hoạch và xây dựng kế hoạch đầu tư công. 2/ Tổ chức thực hiện đầu tư/xúc tiến đầu tư. 3/ Tình hình cấp và thu hồi giấy phép.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, là trung tâm của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 trong cả nước, là trung tâm y tế vùng với hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh chất lượng. Không chỉ biết đến thương hiệu nổi tiếng như chè và gang thép, Thái Nguyên còn được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp, các hồ nước lớn, hàng loạt di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, lễ hội và có các điểm du lịch hấp dẫn.

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.526,64 km2 với 9 đơn vị hành chính (02 thành phố, 01 thị xã và 6 huyện) và 180 xã, phường, thị trấn; dân số trên 1,2 triệu người, phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km.

Nhằm thu hút đầu tư, Thái Nguyên đã tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông đã được nâng cấp tốt hơn, Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên đi vào hoạt động giúp rút ngắn thời gian đi lại giữa hai địa phương xuống còn khoảng một giờ đồng hồ. Cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn đã hoàn thiện đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới. Hệ thống giao thông Thái Nguyên có đủ đường sắt, đường thủy, đường bộ và đặc biệt là đường hàng không với vị trí gần sân bay Nội Bài. Hệ thống cấp điện, cấp nước cũng đã được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đảm bảo đủ phục vụ cho nhân dân và cung cấp cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên: a. Tài nguyên đất đai:

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 352.664 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau: Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, đất đồi chiếm 31,4% và đất ruộng chiếm 12,4%. Trong tổng quỹ đất 352.664 ha, đất đã sử dụng chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên và đất chưa sử dụng chiếm 30,78% diện tích tự nhiên. Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

b. Tài nguyên nước:

Thái Nguyên có con sông Cầu là con sông chính, chia Thái Nguyên ra thành hai nửa theo chiều Bắc Nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú Bình, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai. Ngoài ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sông Đáy.

Thái Nguyên không có nhiều hồ, nhưng nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu m³ - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)